Mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ spin-off: Bài cuối – Đề xuất cơ chế thử nghiệm, thực hiện thí điểm chính sách phát triển
Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khu vực trường đại học, viện nghiên cứu, để huy động được đội ngũ trí thức, khoa học của các trường, viện nghiên cứu tham gia đổi mới, sáng tạo bằng kinh nghiệm thực tiễn nghiên cứu phát triển mô hình spin-off…
Việt Nam cần rà soát, bổ sung các quy định pháp luật, các hướng dẫn thực hiện cho loại hình doanh nghiệp spin-off.
Đồng thời, thử nghiệm cơ chế giao quyền sử dụng kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ theo hướng cho phép áp dụng cơ chế đặc thù. Bên cạnh đó, cần thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách thuận lợi cho mô hình spin-off theo hướng cho phép các nhà khoa học được tham gia vào Ban quản lý điều hành doanh nghiệp spin-off để làm chủ công nghệ và đổi mới sáng tạo công nghệ, tạo sản phẩm mới chất lượng và hiệu quả; giao quyền cho các cơ sở nghiên cứu, trường đại học quyết định khai thác, sử dụng các sản phẩm đề tài nghiên cứu từ nguồn ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm về nguồn kinh phí thu được cho việc tái đầu tư nghiên cứu.
Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử, thiết bị thắp sáng trong xe ô tô, xe máy tại Công ty TNHH Điện Việt Nam Stanley (vốn đầu tư của Nhật Bản) tại Hà Nội. Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN
Hoàn thiện hành lang pháp lý
Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho rằng: Cần xem xét bổ sung khái niệm tài sản trí tuệ trong Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm cả các đối tượng sở hữu trí tuệ tuy không có thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ nhưng có khả năng mang lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu. Khái niệm tài sản trí tuệ đã được sử dụng trong Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC ngày 17/12/2014 của liên bộ Khoa học và Công nghệ, Tài chính quy định việc định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước. Đồng thời, cần quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ về việc trao tài sản trí tuệ tạo ra bằng ngân sách nhà nước cho đơn vị chủ trì (viện, trường) làm chủ sở hữu và viện, trường có quyền sở hữu tài sản trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; Xây dựng chế độ quản lý đặc thù đối với tài sản trí tuệ như một ngoại lệ trong quản lý, sử dụng tài sản công. Trên cơ sở các quy định đặc thù, cần sửa đổi Nghị định 70/2018/NĐ-CP hướng dẫn áp dụng Điều 105 Luật quản lý tài sản công theo hướng tạo điều kiện thuận lợi trong thủ tục giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước cho viện, trường, doanh nghiệp khai thác.
Cũng theo ông Phạm Hồng Quất, cần có quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ cho phép viên chức tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo công lập được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp khoa học và công nghệ để thúc đẩy thương mại hóa tài sản trí tuệ tạo ra từ cơ sở nghiên cứu, đào tạo đó. Quy định này sẽ là căn cứ để áp dụng ngoại lệ quy định tại Khoản 3 Điều 14 Luật Viên chức, theo đó quy định cấm viên chức tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp sẽ không áp dụng trong trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Video đang HOT
Liên quan đến việc hoàn thiện hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển mô hình doanh nghiệp spin-off tại Việt Nam, tại buổi tham gia góp ý về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022, đại biểu Nguyễn Thị Lan (Đoàn Đại biểu quốc hội Hà Nội) đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm rà soát, bổ sung các quy định pháp luật, các hướng dẫn thực hiện cho loại hình doanh nghiệp spin-off nhằm thúc đẩy, huy động được đội ngũ trí thức, khoa học của các trường, viện nghiên cứu tham gia đổi mới sáng tạo, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khu vực trường đại học, viện nghiên cứu.
Đề xuất cơ chế thử nghiệm, thực hiện thí điểm chính sách
Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khu vực trường đại học, viện nghiên cứu, để huy động được đội ngũ trí thức, khoa học của các trường, viện nghiên cứu tham gia đổi mới, sáng tạo bằng kinh nghiệm thực tiễn nghiên cứu phát triển mô hình spin-off và tham khảo các mô hình spin-off của các nước trên thế giới, đại biểu Nguyễn Thị Lan kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cho thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách thuận lợi cho mô hình spin-off, trong đó cho phép các nhà khoa học được tham gia vào Ban quản lý điều hành doanh nghiệp spin-off để làm chủ công nghệ và đổi mới sáng tạo công nghệ, tạo sản phẩm mới chất lượng và hiệu quả; giao quyền cho các cơ sở nghiên cứu, trường đại học quyết định khai thác, sử dụng các sản phẩm đề tài nghiên cứu từ nguồn ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm về nguồn kinh phí thu được cho việc tái đầu tư cho nghiên cứu. Mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ spin-off đã rất thành công ở nhiều nước trên thế giới và đã tạo ra doanh thu khá lớn, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội và lan tỏa tinh thần và kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên thanh niên.
Hiện Việt Nam có 237 trường đại học, 16.500 tiến sĩ, 574 giáo sư và 4.113 phó giáo sư, hàng năm đào tạo khoảng 1.500 tiến sĩ, với 36.000 thạc sĩ, gần 1,5 triệu sinh viên đại học và khoảng vài nghìn đề tài nghiên cứu khoa học các cấp được triển khai từ các trường đại học. Vì vậy, hàng năm rất nhiều đề tài được thực hiện cùng nhiều quy trình công nghệ, sản phẩm khoa học có tiềm năng ứng dụng vào thực tiễn, nhưng chỉ một số khiêm tốn được chuyển giao hay thương mại hóa để tạo ra giá trị gia tăng cao, phục vụ quốc kế dân sinh, gây lãng phí nguồn lực của xã hội. Để có thể phát huy tiềm năng lợi thế to lớn về trí tuệ, khoa học công nghệ… cần thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách thuận lợi để phát triển mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ spin-off tại Việt Nam
Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ cũng cho rằng: Việt Nam cần thực hiện cơ chế thử nghiệm để thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ; nghiên cứu ban hành cơ chế thử nghiệm phát triển mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ spin-off tại cơ sở nghiên cứu, đào tạo: Thử nghiệm cơ chế giao quyền sử dụng kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ theo cơ chế đặc thù trên cơ sở quy định tại các Điều 41, 42, 43 Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và các điều 39], 40, 41, 42 Nghị định 08/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ; miễn trừ trách nhiệm phân chia lợi nhuận cho Nhà nước: không áp dụng quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 76/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 và quy định liên quan đến điều kiện giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tại điều 27, 28 của Nghị định 70/2018/NĐ-CP (yêu cầu phải định giá, thanh toán tiền hoàn trả, phân chia lợi nhuận với chủ sở hữu nhà nước).
Đặc biệt, nhà nước cần sử dụng tài sản trí tuệ tạo ra bằng ngân sách nhà nước như một phương tiện sản xuất quan trọng trong bối cảnh hiện nay để nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, tạo ra thu nhập để tái đầu tư cho nguồn nhân lực của viện nghiên cứu, trường đại học, đồng thời đóng góp một phần trở về cho ngân sách nhà nước.cần có góc nhìn thực tế để bản thân uy tín cá nhân của cán bộ lãnh đạo, quản lý viện nghiên cứu, trường đại học là một dạng tài sản trí tuệ, tài sản bảo đảm dưới dạng tín chấp đối với các đối tác liên doanh, liên kết với viện nghiên cứu, trường đại học để tài sản trí tuệ, nguồn nhân lực trình độ cao được khai phóng và sử dụng hiệu quả, phục vụ nhu cầu thị trường.
Nới lỏng giãn cách giúp chỉ số sản xuất công nghiệp dần 'hồi sinh'
Theo Tổng cục Thống kê, các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng góp phần khiến hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khôi phục trong trạng thái bình thường mới, đưa chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) tháng 10/2021 ước tăng 6,9% so với tháng trước.
Trong 10 tháng năm 2021, IPP tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử, thiết bị thắp sáng trong xe ô tô, xe máy tại Công ty TNHH Điện Việt Nam Stanley tại Hà Nội. Ảnh: Danh Lam/TTXVN.
Nếu tính theo địa phương, IPP 10 tháng năm 2021 của 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 11 địa phương tăng cao. Ninh Thuận là tỉnh đứng đầu với chỉ số IIP 10 tháng tăng 29,7%, xếp thứ 2 là Đắk Lắk với mức tăng 25,7%. TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đều không nằm trong nhóm tăng cao này.
"Nếu việc kiểm soát dịch bệnh tiếp tục khả quan; các doanh nghiệp ở khu vực miền Bắc, miền Trung tăng tốc sản xuất, sản xuất công nghiệp trong quý IV/2021 sẽ tăng trưởng cao hơn quý III/202 và dự kiến IPP năm 2021 tăng khoảng 6 % so với năm 2020. Con số này mặc dù thấp hơn chỉ tiêu ngành Công Thương đặt ra ban đầu (IIP tăng 8 - 9%) nhưng cũng đã cho thấy sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Trung ương và địa phương trong việc kiểm soát dịch bệnh, khôi phục sản xuất", đại diện Bộ Công Thương cho biết.
Cụ thể: Trong mức tăng chung của IPP 10 tháng năm nay, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,5%, đóng góp 3,99 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,1%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,4%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 7%, làm giảm 1,1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 19,2%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 13,3%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 8,7%; sản xuất đồ uống giảm 5,8%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 5,4%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 10 tháng năm nay tăng cao so với cùng kỳ năm trước như linh kiện điện thoại tăng 38,8%; thép cán tăng 37,3%; xăng dầu các loại tăng 15,5%; khí hóa lỏng LPG tăng 14,1%; ô tô tăng 12,4%; sắt, thép thô tăng 11,4%; sữa bột tăng 9,6%; thức ăn cho gia súc tăng 9,5%; giày, dép da tăng 8,5%. Ngoài ra, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/10/2021 tăng 7,7% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 7,9% so với cùng thời điểm năm 2020.
Do chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19, các địa phương có khu công nghiệp lớn phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài khiến giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý III/2021 giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, tính chung 9 tháng năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp vẫn đang duy trì đà tăng 4,45% so với cùng kỳ năm 2020.
Sau gần 5 tháng thực hiện giãn cách xã hội, đến nay tình hình dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh cơ bản đã được kiểm soát. Từ ngày 1/10, TP Hồ Chí Minh bắt đầu vào giai đoạn bình thường mới, vừa thực hiện đồng thời công tác phòng, chống dịch vừa từng bước phục hồi kinh tế. IPP của TP Hồ Chí Minh ttháng 10/2021 đã có sự khởi sắc và cải thiện do cơ bản kiểm soát được dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, do thời gian giãn cách kéo dài, đặt biệt chuỗi cung ứng nguyên liệu bị đứt gãy và tình trạng thiếu hụt lao động khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tái phục hồi sản xuất.
Theo ý kiến một số chuyên gia kinh tế, kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục khởi sắc nhờ chiến lược tiêm chủng vaccine COVID-19 thực hiện đồng loạt trên toàn thế giới, thương mại hàng hóa toàn cầu đang hồi phục. Các nền kinh tế lớn của thế giới là Mỹ và EU mở cửa trở lại, thị trường tiêu dùng được phục hồi mạnh mẽ. Vì vậy, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: Điện tử, dệt may, da giày, chế biến nông sản, thủy sản... được dự báo sẽ tăng mạnh trở lại.
Do đó, việc khôi phục sản xuất, tận dụng cơ hội thị trường hiện nay có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam trong việc giành được các đơn hàng lớn, giữ được bạn hàng cho những năm tiếp theo. Theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp cần thích nghi với trạng thái "bình thường mới", nối lại chuỗi sản xuất bên cạnh chú trọng kiểm soát dịch bệnh. Phía Bộ Công Thương sẽ tiếp tục bám sát tình hình sản xuất công nghiệp để hướng dẫn các Sở Công Thương, các khu, cụm công nghiệp xây dựng kế hoạch khôi phục sản xuất kinh doanh theo từng cấp độ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 phức tạp.
Việc thúc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, bám sát tiến độ để sớm đưa vào vận hành các công trình dự án trọng điểm có vai trò quan trọng trong lĩnh vực điện, dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo... góp phần gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp; đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ và một số vật liệu cơ bản từng bước chủ động nguồn linh kiện, nguyên phụ liệu đầu vào trong nước, giảm dần tỷ lệ nhập khẩu.
Theo PGS TS Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh, ngành Công Thương, cần phối hợp với các địa phương để tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, kết nối giao thông thuận lợi nhất, giảm bớt sự đứt gãy của chuỗi cung ứng, đứt gãy nguồn lao động..."Các bộ, ngành cần đẩy nhanh các giải pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp sản xuất cũng như nắm bắt cơ hội xuất khẩu; có các chính sách thúc đẩy cầu hàng hóa tăng, từ đó tạo cơ hội để doanh nghiệp hồi phục trong những tháng cuối năm này", ông Trần Hoàng Ngân phân tích.
ĐH Quốc gia HN và Ban Kinh tế TƯ đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học Ngày 19/10/2021, Ban Kinh tế Trung ương do Phó Trưởng ban Nguyễn Thành Phong dẫn đầu đã có buổi làm việc với ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) về các cơ hội hợp tác giữa hai đơn vị trong thời gian tới. Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong và Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân đồng chủ trì buổi làm...