Mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ spin-off: Bài 1 – Thực trạng tại Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế
Mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ khởi nguồn từ viện nghiên cứu, trường đại học ( spin-off) được đánh giá là vừa cho phép nhà sáng chế giữ được tài sản trí tuệ, làm giàu từ tài sản trí tuệ đã khá phổ biến ở các nước phát triển.
Mô hình spin-off còn giúp các cơ sở nghiên cứu cũng như nhà nước hưởng lợi ích lâu dài nhưng hiện nay chưa được phát triển tại Việt Nam. Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu 2 bài viết phân tích về lợi ích của mô hình spin-off cũng như những khó khăn, vướng mắc về việc mô hình này chưa phát triển tại Việt Nam.
Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Youngbag ViiNa khu Công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Ảnh minh họa: TTXVN
Bài 1 – Thực trạng tại Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế
Hiện có nhiều cách định nghĩa khác nhau về mô hình doanh nghiệp spin-off, hiểu một cách chung nhất thì spin-off là một pháp nhân độc lập được thành lập bởi một tổ chức mẹ để khai thác tài sản trí tuệ. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ spin-off được khởi nguồn từ các cơ sở nghiên cứu và đào tạo và là tổ chức hoạt động vì lợi nhuận và độc lập với các trường đại học, được sinh ra bởi thành viên của trường đại học, viện nghiên cứu hoặc trường đại học, viện nghiên cứu có cổ phần trong mô hình doanh nghiệp spin-off. Mô hình công ty, doanh nghiệp spin-off được hình thành từ đầu thế kỷ XIX ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh… sau đó lan ra châu Âu, Nhật Bản… Mô hình này được đánh giá là giải pháp thích hợp cho phép nhà sáng chế vừa giữ được tài sản trí tuệ, vừa thu được lợi nhuận kinh tế, đồng thời cơ sở nghiên cứu và nhà nước cũng được hưởng lợi ích lâu dài.
Thực trạng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, quy định pháp lý về việc chuyển giao kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ được hình thành thông qua triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước đã được ban hành, quan tâm thông qua: Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017; cùng các nghị định và thông tư hướng dẫn như: Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước, Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ; Thông tư số 63/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định 70/2018/NĐ-CP; Thông tư số 10/2019/TT-BTC ngày 20/2/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước; Thông tư số 02/2020/TT-BKHCN ngày 10/8/2020 hướng dẫn thi hành Khoản 1 Điều 41 Nghị định số 70/2018/NĐ-CP…
Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết: Hành lang pháp lý để hình thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ spin-off đã có nhưng thực tiễn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: Đối với việc định giá kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ để thực hiện các thủ tục giao quyền sở hữu, quyền sử dụng thì Luật Quản lý sử dụng tài sản công quy định: tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, mọi tài sản công đều phải được nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng và các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác theo quy định. Nghị định 70/2018/NĐ-CP lại quy định: tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (ở đây là các cơ sở nghiên cứu, đào tạo) phải thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền (cơ quan phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ) thẩm định, trình người có thẩm quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước xem xét quyết định và sau khi có quyết định giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả thì đơn vị chủ trì mới có thể xúc tiến đàm phán hợp tác, liên kết với doanh nghiệp hoặc tổ chức khác tham gia đầu tư thương mại hóa. Bên cạnh đó, việc định giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tài sản trí tuệ là công việc rất phức tạp vì kết quả nghiên cứu bao gồm cả tài sản hữu hình, vô hình, tài sản trí tuệ và liên quan đến nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau, đặc biệt là những sản phẩm mới, công nghệ mới.
Video đang HOT
Về phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tại Khoản 3 Điều 28 Nghị định số 70/2018/NĐ-CP quy định việc phân chia lợi nhuận thu được cho nhà nước khi nhận giao quyền sử dụng để nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ, ứng dụng, thương mại hóa kết quả được thực hiện từ khi tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao có lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn nhà nước đã đóng góp vào nhiệm vụ. Điều này có nghĩa là mức hỗ trợ càng cao thì phần lợi nhuận tương ứng phải trả cho Nhà nước càng lớn. Quy định như vậy không tạo động lực cho tổ chức chủ trì là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và nhà khoa học trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Ngoài ra, trong thực tế, quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn và mang tính rủi ro cao mà yêu cầu hoàn trả cho Nhà nước theo tỷ lệ đóng góp kinh phí cho việc tạo ra kết quả đó thì sẽ không khuyến khích nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ để tạo ra doanh thu, lợi nhuận hoặc góp vốn bằng tài sản trí tuệ để thành lập doanh nghiệp spin-off, spin-out cùng doanh nghiệp và khu vực tư nhân.
Kinh nghiệm quốc tế
Tại Vương quốc Anh, từ năm 2003-2018, khoảng 3.000 công ty spin-off dựa trên tài sản trí tuệ đã được thành lập bởi các trường đại học của Vương quốc Anh. Nghiên cứu năm 2018 của Công ty Anderson Law cho thấy, 9/10 công ty spin-off tồn tại trên 5 năm (cao hơn so với các công ty khởi nghiệp thông thường). Spin-off nổi tiếng nhất tại Anh là ARM Holdings – Công ty thiết kế vi xử lý cho điện thoại thông minh do Đại học Cambridge thành lập và được Công ty Softbank (Nhật Bản) mua lại với giá 24 tỷ bảng Anh vào năm 2018.
Nguyên tắc chung là tài sản trí tuệ thuộc về tổ chức nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng hoàn toàn rõ ràng ai là người sở hữu mà các nhà đầu tư cần phải làm việc với các trường đại học để thỏa thuận điều đó – quyền tự do hợp đồng cho phép sự linh hoạt. Do đó, mỗi trường sẽ có quy trình và quy định riêng để xác định quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ cũng như phân phối quyền sở hữu (cổ phần) trong các công ty, doanh nghiệp spin-off như: Đại học Warwick chiếm 1/3 số cổ phần trong công ty spin-off và để lại 1/3 cho nhà nghiên cứu/sáng chế (nhà sáng lập), 1/3 cho các nhà đầu tư bên ngoài; Đại học Leeds, tỷ lệ chia là 60/40; Đại học Oxford chiếm 50% khi công ty spin-off được thành lập, các nhà nghiên cứu, sáng chế (nhà sáng lập) chiếm 50% còn lại…
Điển hình, quy trình tạo ra một công ty spin-off tại Đại học Oxford rất nghiêm ngặt để đảm bảo rằng chỉ những công nghệ vững chắc nhất, có định hướng thương mại mới được sản xuất trong một công ty từ trường đại học và quá trình này thường bắt đầu với một công ty tư vấn và Văn phòng dịch vụ nghiên cứu của trường để thảo luận về việc nộp bằng sáng chế và xác định quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ. Đại học Oxford không cho phép chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ, nhưng được phép chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho công ty spin-off và spin-off phải hoạt động trong các cơ sở bên ngoài trường đại học.
Tại Hoa Kỳ, từ năm 1980 đã ban hành Đạo luật Bayh-Dole, trao quyền sở hữu tài sản trí tuệ tạo ra từ ngân sách nhà nước cho viện nghiên cứu, trường đại học để liên kết với doanh nghiệp đầu tư thương mại hóa, giúp mô hình spin-off phát triển nhanh chóng. Trong vòng 20 năm từ năm 1980-1999, các công ty spin-off đã đóng góp 33,5 tỷ USD cho nền kinh tế và tạo ra 280.000 việc làm. Mỗi năm có hơn 200 công ty spin-off được đăng ký thành lập trên tổng số hơn 132 trường đại học ở Hoa Kỳ.
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học Stanford là hai cơ sở đại học hàng đầu ở Hoa Kỳ, nổi tiếng với việc cho ra đời khoản 20-30 công ty spin-off/năm để phát triển công nghệ dựa trên nghiên cứu của trường. Hệ sinh thái đầu tư xung quanh MIT và Stanford luôn tồn tại hàng chục công ty đầu tư mạo hiểm đầu tư để tìm kiếm cơ hội mới. Các đối tác thường có chuyên môn về các lĩnh vực công nghệ sẵn sàng đầu tư và giúp “gắn kết công ty với nhau”. Đối với sở hữu cổ phần trong công ty spin-off, MIT và Stanford thường yêu cầu khoảng 5% vốn chủ sở hữu của người sáng lập thông qua khoản đầu tư từ 1-5 triệu USD (cộng với tiền và phí bản quyền về sở hữu trí tuệ).
Còn tại Trung Quốc, từ năm 1990, nhiều trường đại học đã chủ động thúc đẩy thành lập các doanh nghiệp khoa học và công nghệ thuộc sở hữu của trường đại học (University run enterprise – URE). Các doanh nghiệp tập hợp tất cả các quá trình từ nghiên cứu, triển khai cho đến thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong cùng một tổ chức, điều này thu hẹp khoảng cách về tư duy và thiết lập nên các giao dịch khoa học và công nghệ để thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ giữa trường đại học và khu vực công nghiệp.
Mục tiêu dài hạn của Trung Quốc là các hoạt động thương mại hóa được điều phối theo cơ chế thị trường. Do đó, ngoài mô hình URE, mô hình doanh nghiệp spin-off xuất phát từ tinh thần kinh thương của các nhà khoa học cũng được coi là phương thức chuyển giao công nghệ hiệu quả. Từ năm 2000, Trung Quốc cho phép các nhà khoa học trong trường đại học được thành lập các doanh nghiệp spin-off. Bên cạnh khung chính sách pháp luật của nhà nước, cơ chế quản lý và cách nhìn nhận từ phía các trường đại học đối với các doanh nghiệp spin-off đã thay đổi, đặc biệt sự thay đổi về tư duy cải thiện hệ thống bằng sáng chế, việc cấp bằng sáng chế đã trở thành một thước đo để đo lường và khen thưởng hiệu quả hoạt động của trường đại học và nhà nghiên cứu.
Tổ chức công đoàn tiếp sức người lao động vượt qua khó khăn
Đối với người lao động, việc phải trở về quê giữa tâm dịch là điều mà không ai mong muốn.
Trong hoàn cảnh đó, sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ và các tổ chức công đoàn đã phần nào tiếp thêm nghị lực để người lao động vượt qua khó khăn.
Các công dân trở về từ các tỉnh phía Nam nhận các nhu yếu phẩm hỗ trợ. Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN
Từng là công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn TEMA HCM Việt Nam chuyên sản xuất linh kiện điện tử, khi dịch bùng phát ở TP Hồ Chí Minh và sau đó lan sang các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, công việc của anh Nguyễn Đình Hiếu (quê ở xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ, Nghệ An) bị ảnh hưởng nghiêm trọng và sau đó anh phải nghỉ việc. Lăn lộn trong khu nhà trọ được gần 1 tháng, anh Hiếu cùng vợ chưa cưới quyết định đi xe máy về quê. Quãng đường hơn 1.000 km với nhiều vất vả nhưng may mắn anh Hiếu và vợ chưa cưới an toàn về đến quê nhà.
Trải qua 14 ngày trong khu cách ly tập trung hay khi về cách ly tại nhà anh Hiếu luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền, các tổ chức đoàn thể. Đặc biệt, biết anh Hiếu là đoàn viên công đoàn, Liên đoàn Lao động huyện Tân Kỳ đã liên lạc để hướng dẫn anh hoàn thiện hồ sơ nhận hỗ trợ. Anh Hiếu cũng là một trong 22 lao động đầu tiên ở xa về của huyện được nhận tiền hỗ trợ với mức hỗ trợ 500.000 đồng. Đây là gói hỗ trợ đoàn viên là người lao động (tại các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn) phải nghỉ việc từ 14 ngày trở lên, không có lương và thu nhập, để cách ly y tế, hoặc đang cư trú trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mặc dù mức hỗ trợ không nhiều nhưng thực sự là nguồn động viên tinh thần to lớn đối với anh Hiếu. Cùng với mức hỗ trợ này, được sự tư vấn của cán bộ công đoàn, anh Hiếu đang tìm hiểu và có mong muốn được vào làm việc trong doanh nghiệp đang tuyển lao động phù hợp với tay nghề, chuyên môn ngay tại tỉnh để sớm ổn định cuộc sống.
Tân Kỳ là một trong những địa phương đầu tiên của tỉnh Nghệ An hoàn thành việc chi trả hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Qua quá trình triển khai, ông Trần Kiên Cường-Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Tân Kỳ cho biết, từ đầu đợt dịch đến nay, toàn huyện có hơn 1.000 lao động trở về và chủ yếu đều cách ly tập trung tại xã. Đây là khó khăn cho huyện trong công tác rà soát, tập hợp và phân loại đối tượng bởi cán bộ công đoàn mỏng nhưng địa bàn lại rộng. Để sớm hoàn thành việc rà soát, Liên đoàn Lao động huyện đã chia nhóm và đến làm việc trực tiếp với tất cả các xã. Những trường hợp đủ điều kiện sẽ được tổng hợp gửi về tỉnh để sớm chi trả chế độ.
Đến tháng 11, thị xã Cửa Lò đã hoàn thành việc rà soát đợt 2 danh sách người lao động trở về từ các vùng dịch. Theo đó, trong số hơn 3.000 công dân đang cách ly thì có khoảng 750 lao động đang làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp có tổ chức công đoàn. Tuy vậy, qua rà soát, số trường hợp đủ điều kiện được nhận chế độ chỉ có hơn 100 người.
Công tác rà soát của thị xã Cửa Lò có những khó khăn riêng bởi Cửa Lò là nơi cách ly tập trung cho toàn bộ công dân trên địa bàn tỉnh tại nhiều khu cách ly khác nhau. Để triển khai hiệu quả, Liên đoàn Lao động thị xã đã sử dụng ứng dụng quét mã QR và in mã QR để nhờ nhân viên dán đến từng phòng của công dân đang thực hiện cách ly tập trung. Thông qua các hướng dẫn cụ thể, từng lao động nằm trong đối tượng được thụ hưởng hỗ trợ sẽ khai báo các thông tin cá nhân. Trong quá trình thực hiện, Liên đoàn Lao động thị xã cung cấp số điện thoại của toàn bộ nhân viên trong liên đoàn để người lao động có thể chủ động liên lạc và được giải đáp thắc mắc.
Ông Nguyễn Hữu Thành-Chủ tịch Liên đoàn Lao động thị xã Cửa Lò cho biết, việc thống kê và rà soát danh sách có những khó khăn, đặc thù riêng bởi trong số lao động trở về có rất nhiều lao động là người dân tộc thiểu số, có thể họ không thông thạo tiếng Kinh. Lại có những trường hợp là đoàn viên công đoàn ở các doanh nghiệp hoặc các khu công nghiệp nhưng không thuộc đối tượng được thụ hưởng nên chúng tôi cũng phải giải thích để công nhân hiểu rõ chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động.
Để giúp người lao động sớm ổn định cuộc sống khi trở lại quê nhà, Liên đoàn Lao động thị xã Cửa Lò đã giới thiệu cho người lao động trên 16.000 việc làm tại 27 doanh nghiệp trong toàn tỉnh. Việc giới thiệu được triển khai ngay tại các khu cách ly thông qua các pa-nô, áp-phích giúp người lao động tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất và khi có nhu cầu, Liên đoàn Lao động thị xã sẽ hỗ trợ kết nối lao động với các doanh nghiệp.
Thực tế, gói hỗ trợ theo Quyết định 3022/QĐ -TLĐ ngày 9/8/2021 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về chi hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong đợt bùng phát lần thứ 4, từ ngày 27/4/ 2021 đã được Liên đoàn Lao động 21 huyện, thành, thị của tỉnh Nghệ An triển khai. Đến nay đã có 175 người được chi trả và tiếp tục sẽ có gần 600 lao động khác sẽ được nhận tiền hỗ trợ trong đợt tới.
Theo bà Hoàng Thị Thu Hương-Trưởng ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An, các cấp công đoàn đã phát hơn 4.000 phiếu khảo sát cho người lao động và đến nay đã thu về hơn 2.000 phiếu đăng ký được hỗ trợ. Tuy nhiên, trong số này chỉ có gần 600 phiếu đủ điều kiện. Các cấp công đoàn sẽ sớm hoàn thiện các thủ tục để chuyển tiền về cho người lao động.
Trong hoàn cảnh hiện nay khi số lượng lao động trở về ngày càng đông và đa phần vẫn đang ở trong các khu cách ly tập trung thì việc kết nối để hỗ trợ cho người lao động sẽ có những khó khăn nhất định. Những nỗ lực của công đoàn các cấp để kịp thời chi trả cho người lao động đang gặp khó khăn sữ giúp lao động có thêm kinh phí sinh hoạt. Từ hoạt động thiết thực này, người lao động sẽ nhận thấy rõ hơn vai trò của tổ chức công đoàn. Dù ở đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, công đoàn vẫn là lực lượng tiên phong, sát cánh, đồng hành và sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người lao động.
Bộ Công Thương khuyến khích doanh nghiệp châu Âu đầu tư xanh vào Việt Nam Trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc và dự Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Vương quốc Anh từ ngày 31/10-2/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ngày 1/11 đã tham dự và phát biểu tại...