Mô hình Chính quyền cảng gây tranh luận
Từng bị hoài nghi khi dự thảo bộ luật được cho ý kiến ở Thường vụ quốc hội lẫn kỳ họp trước, song tại phiên thảo luận tại hội trường ngày 11/11, nhiều đại biểu tái đề xuất cần có mô hình chính quyền cảng.
Trình bày báo cáo giải trình tiếp thu Bộ luật Hàng hải (sửa đổi), Chủ nhiệm ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho hay mô hình Chính quyền cảng tại dự thảo lần đầu trình Quốc hội hồi tháng 6 đã được thay bằng Ban quản lý khai thác cảng vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều
Theo ông Lý, để phù hợp với thực tiễn, dự thảo Bộ luật lần này vẫn quy định theo hướng chỉ áp dụng mô hình này ở một số cảng biển (mới) ở khu vực theo quy định của Chính phủ. Bên cạnh đó, tên gọi Chính quyền cảng được thay bởi Ban quản lý khai thác cảng để không gây nhầm với cấp chính quyền ở địa phương.
Theo đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum), do đây là vấn đề rất mới nên chỉ cần quy định là “Ban quản lý khai thác cảng” chứ không gọi Chính quyền cảng là phù hợp.
Đồng ý với việc cần có Ban quản lý khai thác cảng, song Phó chủ nhiệm ủy ban Kinh tế – Nguyễn Văn Phúc cho rằng luật cần quy định về nguyên tắc khu vực nào thì được áp dụng mô hình này chứ không nên để cho Chính phủ quy định về sau.
Cơ quan thẩm tra cho rằng cần có Ban quản lý khai thác cảng. Ảnh: H.C
Video đang HOT
Vẫn theo ông Phúc, việc quy định Ban quản lý khai thác cảng biển là doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh Chính phủ đang đẩy mạnh cổ phần hóa là điều cần bàn kỹ. “Tới đây khi chúng ta cần huy động các nguồn lực để đầu tư, liệu có cổ phần hóa Ban quản lý khai thác cảng không hay nó là công ích rồi ta không cổ phần hóa, đã cổ phần hóa thì không gọi doanh nghiệp nhà nước nữa”, ông Phúc nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng) nhận xét rằng việc chế định chức năng nhiệm vụ của Ban này như dự thảo luật thì phải gọi đúng tên là Chính quyền cảng. “Quy định về tên gọi như thế là chúng ta câu nệ về con chữ lẫn e ngại việc chính quyền cảng và chính quyền địa phương trùng nhau mà không nhìn vào bản chất và hiệu quả kinh tế của Chính quyền cảng đem lại”, ông Kiên quả quyết.
Vị đại biểu là Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh: Nếu đối chiếu với chức năng và nhiệm vụ thì mô hình trên không hẳn là một ban quản lý cảng, nên đề nghị Quốc hội cho dùng đúng từ chính quyền cảng cho phù hợp.
Dẫn ví dụ từ cụm cảng Hải Phòng với số tiền đầu tư lên đến 28.000 tỷ đồng, ông Kiên lo ngại nếu không quy định rõ thì sẽ không có một cơ quan quản lý tốt. “Điều này sẽ dẫn tới tình trạng giống như ở cảng Thị Vải – Cái Mép. Chúng ta đầu tư một cầu cảng dài 600m, nếu cho tàu Panamax dài 360m vào thì thừa 240m. Nhưng tiếp nhận thêm một tàu nữa thì lại thiếu. Cuối cùng về bản chất vẫn là lãng phí của các doanh nghiệp”, ông cảnh báo.
Tuy nhiên, chuyên gia Trần Du Lịch cho rằng, dùng từ ngữ gì đi nữa thì thực chất đây là một loại định chế lưỡng tính. “Tức là nó vừa có hoạt động của cơ quan công quyền nhưng vừa là doanh nghiệp”, ông Lịch phân tích.
Từ đó, vị đại biểu TP HCM kiến nghị phải có chế định lưỡng tính tức là phần nhà nước ủy quyền thì thực hiện chức năng nhà nước và phần kia hoạt động như doanh nghiệp, tương tự như mô hình Ban quản lý các khu công nghiệp và công ty đầu tư hạ tầng.
Tuy nhiên, ông Phan Trung Lý thừa nhận, đây là vấn đề mới với Việt Nam nên nếu áp dụng mô hình Chính quyền cảng ngay sẽ gặp nhiều vướng mắc, chẳng hạn như việc trao một số thẩm quyền về quản lý nhà nước tại khu vực cảng cho “Chính quyền cảng” nhưng chính quyền cảng lại là doanh nghiệp…
Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng nhìn nhận việc sử dụng cụm từ “Chính quyền cảng” sẽ gây nhầm lẫn với quy định về Chính quyền địa phương trong Hiến pháp nên Bộ luật lần này chỉ mới áp dụng một số điểm của mô hình chính quyền cảng thông qua việc cho phép thành lập Ban quản lý và khai thác cảng tại một số khu vực cảng biển sẽ được đầu tư mới.
“Điều này nhằm khắc phục những hạn chế trong việc đầu tư, khai thác manh mún, thiếu hiệu quả như tại một số cảng biển thời gian qua, tăng cường hiệu quả của hoạt động quản lý, khai thác cảng biển”, ông Lý nói.
Dự án Bộ luật Hàng hải (sửa đổi) được trình ra Quốc hội lần đầu vào kỳ họp giữa năm nay. Dự kiến Quốc hội sẽ bấm nút thông qua dự luât vào ngày 25/11.
Chí Hiếu
Theo VNE
Tăng trưởng kinh tế Bà Rịa-Vũng Tàu chưa tương xứng với tiềm năng
Phát biểu khai mạc tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2015-2020, ông Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư cho rằng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về du lịch, thương mại, dịch vụ của tỉnh.
Khách quốc tế đến Bà Rịa-Vũng Tàu bằng tàu biển - Ảnh: N.L
5 năm qua, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức nhưng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đạt được những thành quả quan trọng. Có 56/71 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V đề ra. Kinh tế phát triển đúng định hướng, hệ thống cảng biển được đầu tư mạnh mẽ, thu hút nhiều dự án chất lượng cao... Tuy nhiên trong thời gian qua, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn còn 15/71 chỉ tiêu chủ yếu đạt thấp so với nghị quyết. Phát triển cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng, du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Nhiều dự án chậm triển khai nhưng chưa được thu hồi, công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu, môi trường đầu tư chậm được cải thiện...
Phát biểu chỉ đạo đại hội, ông Ngô Văn Dụ hoan nghênh, chúc mừng các kết quả quan trọng mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đạt được trong nhiệm kỳ qua. Theo ông Dụ, Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía nam, có vị trí quan trọng trong khu vực miền Đông Nam bộ, nhưng hiệu quả và chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, vẫn còn 15/71 chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội chưa đạt hoặc đạt thấp so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm; tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về du lịch, thương mại, dịch vụ của tỉnh. Chất lượng một số quy hoạch còn thấp, chưa đồng bộ. Công nghiệp tuy đã phát triển nhưng chưa xác định được sản phẩm công nghiệp chủ lực để thu hút, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ. Môi trường đầu tư chưa được cải thiện nhiều, thu hút vốn đầu tư nước ngoài có biểu hiện chững lại, còn nhiều dự án đầu tư triển khai chậm, vốn thực hiện thấp. Công tác quản lý đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản ở một số nơi thiếu chặt chẽ, gây thất thoát; ô nhiễm môi trường chậm được khắc phục. Hạ tầng giao thông kết nối chưa đồng bộ, khai thác công suất hệ thống cảng biển còn thấp. Chưa phát huy mạnh, hiệu quả, bền vững thế mạnh về du lịch, dịch vụ. Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn ít; thiếu sự liên kết giữa các khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Ông Ngô Văn Dụ cũng lưu ý tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tập trung rà soát, quy hoạch lại không gian du lịch hợp lý, xác định rõ đẳng cấp du lịch của tỉnh để phát triển du lịch sinh thái, tâm linh. Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cần xây dựng TP.Vũng Tàu là đô thị loại 1, là trung tâm du lịch, dịch vụ và hàng hải, phát triển cảng và khai thác dịch vụ dầu khí của cả nước; phát triển Côn Đảo thành khu du lịch quốc gia hiện đại, đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế, gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh, khu vực phòng thủ vững chắc, tạo tiềm lực bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo.
"Tỉnh cần hỗ trợ ngư dân đóng mới, nâng cấp tàu cá, tăng thêm tàu dịch vụ hậu cần, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, gắn với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta...", ông Dụ lưu ý.
Nguyễn Long
Theo Thanhnien
Khánh thành cảng du thuyền nhân tạo lớn nhất Việt Nam Cang tau khach quôc tê Tuân Châu đươc Tô chưc Ky luc Viêt Nam xac lâp la cang du thuyên nhân tao lơn nhât Viêt Nam hiên nay, vưa đươc khanh thanh vao sang nay 7/10. Tinh Quang Ninh chon công trinh Cang tau khach quôc tê Tuân Châu là một trong những công trình gắn biển chào mừng Đại hội Đảng bộ...