Mở đợt kiểm tra chất lượng dược liệu tại Hà Nội
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết đã có văn bản yêu cầu Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội triển khai lấy mẫu kiểm tra chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền lưu hành trên thị trường.
Sở Y tế Hà Nội sẽ mở đợt kiểm tra chất lượng dược liệu trên thị trường và trong các cơ sở điều trị – ẢNH: NGỌC THẮNG
Đặc biệt, tập trung lấy mẫu với các dược liệu, vị thuốc có nguy cơ cao không đảm bảo chất lượng, lưu ý các dược liệu: sinh địa, ngưu tất, trạch tả, đan sâm, tần giao, hà thủ ô đỏ, thiên ma, phòng phong, khương hoạt, hoàng kỳ. Đây là các vị thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị.
Video đang HOT
Các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh dược liệu, vị thuốc và thuốc cổ truyền cần chủ động kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên liệu làm thuốc trước khi đưa vào sản xuất; chất lượng thuốc trước khi đưa ra lưu hành trên thị trường.
Đối với các cơ sở khám chữa bệnh có sử dụng dược liệu, vị thuốc và thuốc y học cổ truyền trên địa bàn Hà Nội, Sở Y tế yêu cầu chú trọng kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, kiểm soát chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền khi xuất nhập và sử dụng.
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cũng đã yêu cầu phòng y tế các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh việc kiểm tra hoạt động của các phòng chẩn trị y học cổ truyền, cơ sở bán lẻ dược liệu, vị thuốc cổ truyền, chú trọng kiểm tra nguồn gốc dược liệu, vị thuốc, thuốc cổ truyền, xử lý theo quy định của pháp luật nếu có sai phạm.
Bên cạnh đó, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội sẽ tiến hành kiểm tra việc đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ dược liệu, vị thuốc cổ truyền tại các cơ sở trên địa bàn thành phố. Đợt kiểm tra này bắt đầu ngay từ tháng 5 này.
Yêu cầu xử lý nghiêm các vụ ngộ độc đồ ăn chay
Trước tình trạng hàng loạt vụ ngộ độc đồ ăn chay gây chết người trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) yêu cầu các địa phương giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chay trong tất cả các khâu; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Theo Bộ NN&PTNT, thời gian gần đây, do nhu cầu sử dụng đồ ăn chạy của người dân tăng cao, khiến nguồn cung loại thực phẩm này tăng nhanh, khó kiểm soát về chất lượng. Thực tế cho thấy, như vụ ngộ độc Pate Minh Chay năm 2020, sản phẩm chay tháng 3/2021 tại Bình Dương,... đã làm dấy lên lo ngại về chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm của các đơn vị kinh doanh thực phẩm chay trong nước.
Trước tình hình trên, Bộ NN&PTNT yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị quản lý liên quan phổ biến quy định pháp luật, hướng dẫn, tập huấn cho người sản xuất, kinh doanh thực phẩm chay.
Cụ thể, các đơn vị sản xuất, kinh doanh đồ ăn chay không được dùng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến nằm ngoài danh mục sản xuất kinh doanh của Bộ Y tế. Trong quá trình sản xuất, phải đảm bảo tốt điều kiện vệ sinh công nghiệp, vệ sinh công nhân.
Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu các địa phương tuyên truyền phổ biến cho người tiêu dùng lưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm nói chung và thực phẩm chay nói riêng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chỉ mua sản phẩm được bảo quản đúng như trên nhãn dán nhà sản xuất về nhiệt độ, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng...
Đặc biệt, Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chay từ khâu nguyên liệu, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển và bày bán sản phẩm; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
"Các trường hợp phát hiện vi phạm cần thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết không mua, tiêu thụ sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm", Bộ NN&PTNT nêu rõ.
Đấu tranh với hàng giả trên nền tảng số và thương mại truyền thống Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT cho biết, kể từ ngày 1/4/2021 đến hết tháng 12/2025, lực lượng QLTT sẽ tập trung triển khai việc đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả thương mại truyền thống và trên nền tảng...