Mộ đom đóm: Nước mắt không ngừng rơi
Như một lưỡi dao lam ngọt sắc lẹm cứa vào tim, là một thử thách về kìm nén cảm xúc.
Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ xem lại bộ phim này lần thứ 2 vì nó quá đau đớn và nước mắt không ngừng rơi.
Một vài nhà phê bình phim trong đó phải kể tới Roger Ebert coi Mộ Đom đóm là một trong những bộ phim phản chiến mạnh mẽ nhất. Nhà nghiên cứu lịch sử hoạt hình Ernest Rister đã so sánh bộ phim này với tác phẩm của đạo diễn Steven Spielberg, bộ phim Bản danh sách của Schindler và nhận xét: ‘Đây là bộ phim hoạt hình nhân văn nhất mà tôi được xem. Còn với cách nhìn của người Nhật, bộ phim được đánh giá như một câu chuyện ngụ ngôn về lòng tự trọng hơn là về tinh thần phản chiến.
Mộ đom đóm là một trải nghiệm cảm xúc mạnh mẽ đến mức nó buộc phải suy nghĩ lại về hoạt hình. Kể từ những ngày đầu tiên, hầu hết các bộ phim hoạt hình đều là ‘phim hoạt hình’ dành cho trẻ em và gia đình với nội dung không quá phức tạp, không đề cập sâu sắc những vấn đề nhân sinh, xã hội.
Các bộ phim như ‘Vua sư tử’, ‘Công chúa Mononoke’ và ‘Người khổng lồ sắt’ đã đề cập đến các chủ đề nghiêm túc hơn, vĩ mô hơn, vượt xa tầm nhìn con trẻ. Hay tiến xa hơn phim ‘Câu chuyện đồ chơi’ và tác phẩm kinh điển như ‘Bambi’ tạo nên những khoảnh khắc khiến khán giả rơi nước mắt.
Nhưng những bộ phim này tồn tại trong giới hạn an toàn; họ truyền cảm hứng cho những giọt nước mắt, nhưng không đau buồn. Mộ đom đóm là bộ phim kịch tính mạnh mẽ được chuyển thể thành hoạt hình, và tôi biết nhà phê bình Ernest Rister ngụ ý khi so sánh nó với ‘Danh sách của Schindler’. Đây là bộ phim hoạt hình nhân văn sâu sắc nhất mà tôi đã từng thấy.
Mộ đom đóm gánh nặng nhiều câu chuyện: câu chuyện về tình anh em ruột thịt, về sự sống còn, cuộc đấu tranh chống lại mặt xấu xa của bản chất con người. Và hơn nữa đó là lời nhắc nhở rằng những nạn nhân lớn nhất của bất kỳ cuộc chiến nào đa phần lại là những số phận con người không bao giờ được nhắc tới, bị bỏ rơi, bị lãng quên một cách nghiệt ngã.
Video đang HOT
Takahata đã kiên quyết bác bỏ quan điểm cho rằng Mộ đom đóm mang thông điệp phản chiến. Nhưng những bi kịch của bộ phim là kết quả trực tiếp của Thế chiến thứ hai đã nói lên nhiều hơn thế. Bộ phim không đặt câu hỏi về ‘tính đúng đắn’ hay ‘tính sai trái’ của cuộc chiến tranh nhưng nó cho thấy tính sát thương mạnh mẽ về tâm hồn và thể xác của những đứa trẻ không có tiếng nói, không được bảo vệ, và chỉ có những lằn ranh mong manh về cơ hội được tồn tại. Người ta khó có thể biện minh về bất kì một cuộc chiến nào, vì một sự thật khủng khiếp hiện hữu đó chính là sự tàn phá.
Lấy bối cảnh chủ yếu ở một ngôi làng nhỏ vùng nông thôn, Mộ đom đóm mang đến một trí nhớ trừu tượng khéo léo. Nguồn tư liệu của bộ phim là cuốn tiểu thuyết cùng tên của Akiyuki Noraka, tập trung vào những hồi tưởng của tác giả về cái chết của em gái mình vì suy dinh dưỡng sau vụ đánh bom ở Kobe năm 1945.
Được đặt trong bối cảnh giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới 2 ở Nhật Bản, bộ phim kể lại câu chuyện chua xót nhưng cảm động về tình anh em của hai đứa trẻ mồ côi người anh trai tên là Seita và em gái là Setsuko. Hai anh em mất mẹ sau cuộc thả bom dữ dội của không quân Mỹ vào thành phố Kobe trong khi cha của hai đứa đang chiến đấu cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản.
Câu chuyện được trình bày dưới dạng hồi tưởng, bắt đầu với cái chết của người kể chuyện, nhân vật chính, Seita (Tsutomu Tatsumi lồng tiếng), chết đói với chiếc quần rách nát trong ga tàu. Sau khi linh hồn rời khỏi cơ thể, Seita được đoàn tụ với em gái bốn tuổi của mình, Setsuko (Ayano Shiraishi lồng tiếng).
Một hộp đựng kẹo được vứt vô thức ra bãi cỏ và đàn đom đóm sáng rực bay lên. Theo lối duy tâm của người phương Đông, hình ảnh đó như hiện thân của nhân vật thanh thản về cõi cực lạc, tất cả đau thương khép lại bằng cái chết ám ảnh, không ai gọi được tên. Và những gì sau đó khán giả chứng kiến là hồi tưởng tinh thần của cậu bé.
Cậu bé Seita và em gái Setsuko đi lang thang ở thế giới bên kia cùng nhau là một kiểu đánh cược về trí tưởng tượng nhưng nó thật sự trở nên ấm áp hơn.
Mộ đom đóm là câu chuyện chiến tranh khốc liệt như bất kỳ bộ phim người thật nào và nó khiến nhiều người xem rơi nước mắt. Ít phim hoạt hình ‘dám’ mô tả hiện thực khắc nghiệt trong đôi mắt một cậu bé nhìn thấy xác chết bị bỏng, đầy giòi của mẹ mình bị cáng đi, nhưng đó chỉ là khởi đầu cho những tổn thương của họ.
Không cha mẹ và không nhà cửa, hai đứa trẻ buộc phải lang thang ở vùng nông thôn, bị bao vây bởi nạn đói, các cuộc ném bom của Mỹ và sự thờ ơ đến nhói lòng của người lớn. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả đau khổ và tuyệt vọng. Vì bên cạnh đó, hai anh em vẫn có được những khoảnh khắc kỳ diệu của vẻ đẹp tự nhiên và sự vui thích của trẻ con – nhưng chính điều này chỉ làm cho bi kịch càng thêm đau đớn.
Trong một đêm khi bọn trẻ bắt đom đóm và sử dụng chúng để chiếu sáng hang động. Đến ngày hôm sau, Seita thấy em gái của mình đang cẩn thận chôn những con côn trùng đã chết – như cách cô bé tưởng tượng mẹ đã được chôn cất. Bi kịch chiến tranh kéo dài, nỗi kinh hoàng và suy thoái vô tận bao trùm lên cả những thứ nhỏ nhoi nhất, dường như mọi thứ đều trở nên u buồn..
Có một cảnh khác đau đớn đến nghiệt ngã khi người em gái chuẩn bị ‘bữa tối’ cho anh trai mình bằng cách dùng bùn để làm ‘cơm nắm’ và các món ngon tưởng tượng khác.
Việc liên tưởng tới các chuỗi sự kiện trong sự im lặng đến nao người khi hai anh em tìm thấy một xác chết trên bãi biển và ngay sau đó nhiều máy bay ném bom xuất hiện ở phía xa trên bầu trời. Dẫu bạn có cố gắng quay đi nhưng nước mắt của bạn sẽ không ngừng rơi.
Chiến tranh quá tàn nhẫn với con người, đặc biệt là con trẻ khi chúng chỉ có thể đối mặt với hiện thực bằng ánh mắt ngây thơ đến xé lòng. Còn cách nào khác không, còn lựa chọn nào khác không? Câu trả lời là sự thờ ơ và sự lãng quên trong thinh lặng. Cuộc sống vẫn tiếp tục, những thùng bom napalm vẫn liên tục dội xuống các thành phố của Nhật Bản, tạo ra những cơn bão lửa. Trong giây lát chúng phát nổ, phun lửa xung quanh. Nếu nhìn từ xa, thứ ánh sáng ấy trở nên rực rỡ nhưng lại chứa sự tàn phá tàn khốc. Trong khu dân cư Nhật Bản, những ngôi nhà gỗ và giấy mỏng manh bốc cháy.
Có khoảnh khắc cậu bé Seita dùng giẻ rửa mặt bẫy một bong bóng khí, nhấn chìm nó rồi thả nó vào khuôn mặt vui mừng của em gái Setsuko – và đó là lúc tôi biết mình đang xem một thứ gì đó đặc biệt. Đúng, đó là phim hoạt hình và lũ trẻ soi rọi hiện thực bằng đôi mắt như đĩa. Và có lẽ vì vậy, Mộ đom đóm vượt xa mọi tầm kiểm soát về cảm xúc và tri nhận để trở thành bộ phim chiến tranh vĩ đại nhất từng được thực hiện.
Suốt độ dài của bộ phim là viễn cảnh Seita và Setsuko phải vật lộn để tồn tại giữa một bên là nạn đói và một bên là sự thờ ơ đến nhẫn tâm của những người xung quanh. Cụ thể là người dì ích kỷ, máu lạnh của 2 đứa trẻ, người luôn phàn nàn rằng họ không làm việc gì cả nhưng vẫn được chăm sóc chu đáo trong khi thực phẩm ngày càng khan hiếm.
Sau khoảng thời gian 2 anh em sống trong sự mắng chửi, phân biệt đối xử, bị gò bó, tù túng, Seita phải đối diện với một lựa chọn đó là hoặc ở lại với người dì ích kỷ, làm việc và đối diện với sự thật, hoặc là chạy trốn, để có được sự tự do mặc dù khó khăn, thiếu thốn nhưng 2 anh em cậu sẽ làm được những điều mình thích.
Cuối cùng, Seita và Setsuko quyết định rời khỏi nhà người dì, chuyển đến một căn hầm trú bom bị bỏ hoang. Sự thiếu thốn thức ăn đã buộc Seita phải ăn cắp đồ, thức ăn và bị đánh đập.
Setsuko bị ốm nặng, Seita vội đưa cô bé đến bệnh viện và được bác sĩ thông báo rằng cô bé bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng cộng thêm chứng tiêu chảy. Trong sự lo lắng đến tột cùng, Seita đến ngân hàng rút toàn bộ số tiền còn lại trong tài khoản của mẹ cậu để mua thức ăn. Tuy nhiên, ngay khi rời ngân hàng, Seita rất sốc và tuyệt vọng khi nghe tin Nhật Bản đã đầu hàng vô điều kiện quân đồng minh, và người cha cũng tử nạn trên biển.
Cậu trở về cùng với nhiều thức ăn, nhưng Setsuko đã chết. Seita hỏa táng thi hài của cô bé, tro cốt được đựng hộp kẹo trái cây và mang nó cùng với bức ảnh của người cha, cho đến khi cậu cũng qua đời tại nhà ga Sannomiya.
Bộ phim kết thúc với cảnh Seita và Setsuko ngồi bên nhau vui vẻ với những con đom đóm xung quanh, và hai anh em nhìn xuống thành phố Kobe đã phát triển và hiện đại sau chiến tranh với giấc ngủ mãi mãi của Setsuko. Sau ánh sáng hào nhoáng của thành phố là khung cảnh chỉ có đom đóm và 2 linh hồn nhỏ bé lang thang mang đến một cái nhìn nghiệt ngã về hậu quả chiến tranh. Và còn bao nhiêu linh hồn vô danh quẩn quanh trong những ánh sáng lờ mờ ấy nữa?
Dù đã hơn 30 năm trôi qua kể từ ngày công chiếu bộ phim, đến nay, Mộ đom đóm vẫn là một trong những bộ phim hoạt hình gây sửng sốt và xúc động nhất về cuộc sống trẻ thơ trong một thế giới vô cảm.
Nhạc phim 'Bản danh sách của Schindler' được hâm mộ
Phần âm nhạc John Williams sáng tác cho "Schindler's List" (1993) đứng đầu danh sách nhạc nền trong phim hay nhất ở một cuộc bầu chọn tại nước Anh.
Yahoo! Movie đưa tin phần âm nhạc từng đoạt giải Oscar của Schindler's List (1993) đứng đầu danh sách bình chọn những phần nhạc nền trong phim hay nhất do Radio Times và kênh Classic FM phối hợp thực hiện. Cuộc bình chọn thu hút 21.000 khán thính giả tham gia.
Nhà soạn nhạc John Williams chia sẻ: "Tôi muốn bày tỏ sự biết ơn tới các thính giả của Classic FM vì đã lựa chọn tác phẩm của mình trong Schindler's List. Tôi vô cùng may mắn khi được góp sức vào bộ phim và hãnh diện khi biết rằng có nhiều khán giả trên thế giới vẫn tiếp tục thưởng thức tác phẩm sau gần 30 năm".
Bộ phim là tác phẩm đen trắng với câu chuyện diễn ra vào thời kỳ phát xít Đức bành trướng tại châu Âu. Ảnh: Universal Pictures.
Andrew Collins, người dẫn chương trình của Classic FM, bổ sung: "Chúng tôi đã tìm ra tác phẩm nhạc phim được các bạn yêu thích nhất. Williams từng nghi ngờ khả năng tác phẩm của ông ấy sẽ được giải. Ông ấy đã nhầm".
Nghệ sĩ vĩ cầm Itzhak Perlman là người đã trình diễn bản nhạc chủ đề đầy ám ảnh của John Williams. Năm 1994, Schindler's List đã giúp Williams chiến thắng tại hạng mục Nhạc nền trong phim xuất sắc ở lần lượt Oscar, BAFTA và Grammy.
Vị trí á quân trên bảng xếp hạng thuộc về nhạc phim Lord of the Rings do Howard Shore sáng tác. Đứng thứ ba là Gladiator do Hans Zimmer thực hiện. Vị trí thứ 4 và thứ 5 lần lượt thuộc về nhạc phim Out of Africa và Dances with Wolves của nhà soạn nhạc John Barry.
Hậu trường 20 năm trước của 'Harry Potter và hòn đá phù thủy' Năm nay, phần đầu tiên của loạt phim điện ảnh "Harry Potter" tròn 20 tuổi. Đằng sau tác phẩm là nhiều câu chuyện hậu trường thú vị. Steven Spielberg từng ngồi ghế đạo diễn: Trong một phỏng vấn năm 2012 với Digital Spy , đạo diễn kỳ cựu Steven Spielberg tiết lộ ông đã dành khoảng nửa năm để phát triển dự án...