Mở điều hòa ô tô có mùi, phải làm sao?
Xe ô tô mỗi khi bật điều hòa thấy có mùi lạ khó chịu còn không bật thì không thấy mùi. Xin hỏi cách khắc phục thế nào?
Ảnh minh họa
Hỏi:
Xe ô tô của tôi dạo gần đây mỗi khi bật điều hòa thấy có mùi lạ khó chịu. Còn không bật thì không thấy mùi. Xin hỏi, xử lý ra sao?
Nguyễn Hữu Tuấn (Nam Từ Liêm, Hà Nội)
Trả lời:
Video đang HOT
Trên ô tô, để đảm bảo không khí trong lành, ngăn cản bụi bẩn hay dị vật từ bên ngoài lọt vào bên trong khoang cabin theo đường lấy gió, các mẫu xe đều được trang bị lọc gió điều hòa. Khi lọc gió này quá bẩn do quá trình sử dụng lâu ngày không được vệ sinh hoặc thay thế có thể gây ra mùi khó chịu bên trong xe mỗi khi bật điều hòa.
Để xử lý, đầu tiên nên tháo lọc gió điều hòa để kiểm tra và vệ sinh. Việc tháo bộ phận này trên nhiều dòng xe tương đối đơn giản và chủ xe hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà.
Vị trí lọc gió điều hòa thường nằm phía sau cốp để đổ bên phía ghế phụ phía trước. Sau khi tháo được lọc gió ra thì gõ nhẹ xuống sàn để bụi và cát kích thước lớn rơi ra. Tiếp đến dùng máy xịt không khí (hoặc máy hút bụi) làm bong các lớp bụi bẩn bám vào lọc gió. Tuyệt đối không sử dụng nước khi làm sạch lọc gió bởi sẽ làm hỏng lọc gió và khi đó chắc chắn sẽ phải thay mới.
Khi hoàn tất các bước trên, tiến hành lắp lại lọc gió vào vị trí cũ. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh lắp lọc gió ngược chiều và phải lắp thật chặt. Cuối cùng là khởi động máy, đệm ga lớn và dùng tay kiểm tra cổ góp xem có không khí hút vào hay không, phòng trường hợp bị nghẹt.
Trong trường hợp đã vệ sinh một cách cẩn thận mà vẫn còn mùi cần tiến hành thay lọc gió mới. Theo khuyến cáo, trong điều kiện bình thường, lọc gió điều hòa nên được thay thế khoảng 2 năm/lần. Tuy nhiên, nếu thường xuyên di chuyển ở đô thị, nơi nhiều khói bụi thì có thể sẽ phải thay thế sớm hơn.
Kinh nghiệm giúp tài xế không phát sinh chi phí khi bảo dưỡng xe
Bảo dưỡng xe là công việc cần thực hiện theo hướng dẫn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô nhằm duy trì trạng thái vận hành bình thường của ôtô.
Làm gì để không phát sinh chi phí khi bảo dưỡng xe? Ảnh minh họa: Khánh Linh
Kiểm tra lịch bảo dưỡng xe
Trước khi đưa ôtô đi bảo dưỡng, tài xế nên xem lại lịch bảo dưỡng xe của hãng, đối chiếu số km đã đi thông qua bảng đồng hồ cũng như các giấy tờ liên quan đến thời hạn bảo hành.
Thông thường, các xe mới sẽ được nhà sản xuất cam kết bảo hành trong vòng 1-2 năm. Theo đó, nếu đưa xe đi bảo dưỡng trong thời gian này, bạn sẽ hưởng được một số quyền lợi quy định về bảo hành, bảo dưỡng xe.
Vệ sinh, kiểm tra xe trước khi đi bảo dưỡng
Trước khi đi bảo dưỡng, bạn nên vệ sinh, kiểm tra xe. Những bộ phận trên xe như đèn xe, lốp, mâm, dầu nhớt... bạn cũng có thể kiểm tra trước.
Ví dụ, bạn nên kiểm tra bộ mâm (vành), nếu phát hiện chi tiết này bị gỉ sét bạn nên thay thế. Bên cạnh đó, mâm xe bị cong, vênh... khi chạy, xe có hiện tượng giật và thiếu sự êm ái. Chi phí thay thế bộ phận này khá đắt. Do đó, nếu độ cong, vênh không quá lớn, bạn nên chọn giải pháp ép lại mâm.
Quan sát thợ bảo dưỡng xe
Khi đưa xe tới đại lý bảo dưỡng ôtô, xe máy, bạn không nên "phó mặc" tài sản của mình cho thợ sửa xe. Khi thợ sửa xe đề nghị thay thế một số bộ phận, bạn nên dành thời gian kiểm tra lại bộ phận đó đã đến thời điểm được nhà sản xuất khuyến cáo hay chưa?
Theo đó, có một số bộ phận thường được thợ sửa xe khuyên nên thay như xích xe hay dây cua roa, bugi, bình ắc quy...
Hãy lưu giữ hóa đơn, giấy bảo hành
Xe sau khi được bảo dưỡng, các chi tiết, phụ tùng thay thế sẽ được đại lý xuất hóa đơn, phiếu bảo hành.
Trong trường hợp không may xe gặp sự cố ở các bộ phận vừa thay thế, nếu không có các hóa đơn thanh toán hay giấy bảo hành phụ tùng, bạn sẽ phải tốn thêm chi phí để khắc phục. Vì vậy, hãy giữ lại hóa đơn và giấy bảo hành.
Bảo dưỡng khác bảo hành như thế nào? Bảo hành và bảo dưỡng ô tô là hai khái niệm khác nhau và không ít người sử dụng xe ở Việt Nam vẫn đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Bảo dưỡng khác bảo hành như thế nào? Theo Khoản 6 và Khoản 7, Nghị định 116/2017/NĐ-CP ban hành 17/10/2017, bảo hành và bảo dưỡng được quy định rõ ràng như...