Mở dịch vụ ‘đưa cá chép lên trời’, nhiều người ở Nam Định ‘ẵm’ tiề.n triệu
Nhờ việc bắc cầu tạm ven sông, ‘mở’ dịch vụ thả cá chép trong ngày lễ ông Công ông Táo, nhiều người ở Nam Định kiếm được tiề.n triệu.
Tết ông Công ông Táo là nét văn hóa truyền thống của người Việt. Theo quan niệm dân gian, vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ lên thiên đình báo cáo những sự việc xảy ra trong một năm qua ở địa phận mình cai quản.
Với ý nghĩa là phương tiện đưa ông Công ông Táo về trời, cá chép không chỉ cần khỏe mạnh, đẹp mà còn phải được thả đúng nơi, đúng cách. Nắm bắt điều này, nhiều người dân ở Nam Định bắc cầu tạm bằng tre ở ven sông, nhận thả cá giúp.
Theo ghi nhận của PV, hôm nay (22/1, tức 23 tháng Chạp) dọc ven sông Đào, dưới chân đê Trần Nhân Tông (TP Nam Định), một số điểm có cầu tạm đi ra để thả cá được niêm yết giá 10.000 đồng/lượt; cũng có điểm không quy định mức giá cụ thể mà người dân đưa tiề.n tùy tâm.
Dịch vụ này thu hút khá đông khách hàng.
Anh N.V.T (trú tại TP Nam Định) chia sẻ, anh bắc cầu tre ven sông từ ngày 21 tháng Chạp nhưng từ sáng nay đến trưa mới có đông người ra thả cá. Mỗi người xuống thả cá đều được anh hướng dẫn để gọn túi nilon trên bờ, không vứt xuống sông, tránh làm ảnh hưởng tới môi trường.
Với những người cao tuổ.i hoặc đang vội, anh T. sẽ giúp thả cá xuống sông.
“Ở đây mọi người đưa bao nhiêu tùy tâm, coi như công tôi dựng cầu giúp họ xuống thả cá không bị lún cát và thả cá được ra vùng nước sạch hơn. Đến chiều, khi hết người thả cá tôi sẽ dỡ cầu và dọn dẹp sạch túi nilon cũng như rác ở xung quanh rồi mới về”, anh T. cho hay.
Với ý nghĩa là phương tiện đưa ông Công ông Táo về trời, sau khi cúng, cá chép được mang đi thả ở sông, hồ có nước sạch, yên tĩnh.
Chị Nguyễn Thanh Thư (TP Nam Định) chia sẻ: “Tôi chọn điểm có cầu ra mép sông để khi thả xuống cá không bị tổn thương và tránh bị mắc kẹt vào rác ven bờ. Mọi người xuống thả thường gửi người dựng cầu 5.000-10.000 đồng. Họ mất công dựng cầu, thu gom rác, túi nilon, vả lại 1 năm mới thả cá 1 lần nên tôi và nhiều người cũng hoan hỉ”.
Video đang HOT
Cách đó không xa, một điểm thả cá khác được niêm yết giá 10.000 đồng/lượt.
Rất đông người dân xuống những điểm thả cá có thu phí.
Đứng bếp chính thay mẹ, 10X làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đủ 4 bát 8 đĩa
Yêu ẩm thực từ nhỏ, Minh Châu (21 tuổ.i) năm nay đứng bếp chính, hoàn thành mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đẹp mắt gồm 4 bát, 8 đĩa.
Văn khấn ông Công ông Táo 2025 được nhiều nhà tin dùngVăn khấn ông Công ông Táo 2025 giúp các gia đình thực hiện nghi lễ cúng tiễn Táo quân đầy đủ, chi tiết.
7h sáng, cả gia đình chị Tô Thị Hương Giang (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đều đã dậy, sẵn sàng chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo năm nay.
Chị Giang cho biết, năm nào gia đình chị cũng chuẩn bị mâm cỗ cúng khá đầy đủ. Bắt đầu từ ngày ông Công ông Táo đến Rằm tháng Giêng, nhà chị sẽ có 5 mâm cúng, gồm có: Ông Công ông Táo, tất niên, mùng 1, hóa vàng và Rằm tháng Giêng.
Từ khi các con còn nhỏ, chị đã coi trọng những ngày lễ Tết truyền thống và luôn chuẩn bị mâm cúng thật cẩn thận để tạo thành một cái nếp, giúp các con hiểu hơn về văn hóa, truyền thống dân tộc.
Chính vì thế, bây giờ tất cả các con chị đều hào hứng làm cỗ cúng và rất thích ăn cỗ nhà làm.
Chị Giang có 3 cô con gái: Cô cả đang học năm thứ 3 đại học, cô thứ học lớp 12, cô út học lớp 8. "Cô cả đặc biệt thích nấu nướng từ khi con còn học cấp 2. Những năm học phổ thông, con đã hí hoáy làm bánh và học dần các món ăn từ mẹ.
Từ mấy năm nay, con gái cả là người đứng bếp chính nấu các mâm cỗ cúng cũng như các bữa cơm gia đình. Tôi chỉ đứng bếp phụ, nhiều thứ phải hỏi ý kiến bếp trưởng" - chị Giang hài hước chia sẻ.
Chị Giang và con gái cả vào bếp chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo
Trước ngày làm cỗ, Minh Châu - con gái cả của chị Giang - cũng là người đi chợ mua sắm nguyên liệu. Một số món chị Giang sẽ hỗ trợ con sơ chế từ hôm trước.
"Măng khô mình mua về sẽ ngâm trước 3 ngày, sáng ngâm chiều đi làm về vớt ra. Bóng bì ngâm, làm sạch từ tối hôm trước. Xôi đồ lần 1 từ tối hôm trước, hôm nay đồ lại lần 2. Nem rán cả nhà cuốn sẵn 200 chiếc để ăn cả Tết và ngày thường", chị kể.
Bà mẹ 3 con cũng chia sẻ, cô con gái cả không những biết nấu nhiều món mà còn bày biện đẹp hơn mẹ nên chị rất tin tưởng giao cho con làm.
Anh Phí Công Quý, chồng chị Giang cho biết, thời bố mẹ anh, gia đình sống ở phố cổ nên các cụ rất coi trọng phong tục, cỗ bàn, cúng kiếng. Cụ anh trước từng làm cai bếp. Bác anh từng đi nấu cỗ thuê. Mẹ anh từng làm cấp dưỡng cho nhà máy.
"Vì thế, trong nhà tôi luôn có một cái nếp rất tự nhiên, truyền từ đời này sang đời khác. Ngày xưa khi con cái còn bé, hai vợ chồng tự làm. Khi các con lớn hơn, chúng tôi dạy con về ý nghĩa các phong tục và cách bày biện mâm cỗ sao cho hài hòa.
Vì thế, bây giờ, các con lớn, có thể giúp bố mẹ nhiều. Các cháu cũng làm những việc này một cách tự nguyện, vui vẻ và thuần thục".
Cả nhà cùng xắn tay chuẩn bị cho mâm cỗ cúng
Hôm nay, cô con gái thứ 2 bận đi chụp ảnh kỷ yếu cuối cấp với các bạn nên cả nhà 4 người chia nhau các việc. Chị cả Minh Châu đứng bếp chính. Mẹ và con gái út đứng phụ, trong khi bố phụ trách thái các món bày ra đĩa.
Thực đơn đã được chị Giang và Minh Châu lên từ trước, in và dán lên tủ lạnh để cả nhà cùng biết, tránh nhầm, sót.
Thực đơn mâm cỗ cúng năm nay gồm 4 bát, 8 đĩa: Gà luộc, nem rán, thịt xá xíu nướng, tôm chiên giòn, lòng gà xào dứa, giò lụa, chả quế, giò xào, canh bóng, canh măng, canh miến và chim câu nhồi mọc hầm hạt sen.
Ngoài ra, mâm cỗ cúng còn có xôi gấc, bánh chưng, cơm trắng, trái cây, bánh kẹo, mứt, trà, rượu trắng, trầu cau...
Mâm cúng hoa quả, tiề.n vàng... đã được chị Giang chuẩn bị từ trước
Chị Giang chia sẻ: "Bọn trẻ con nhà tôi đều thích Tết chứ không sợ. Vì cả nhà cùng nhau làm nên sẽ đỡ vất vả hơn. Cả nhà ai cũng thích ăn ngon nữa nên rất hào hứng vào bếp".
Chị nói, thực ra nhà chị ăn uống rất đa dạng - cả món truyền thống lẫn các món Tây, Âu, Á đủ cả. Nhưng ngày Tết, cả nhà luôn ưu tiên cho các món truyền thống.
Để ngày Tết bớt vất vả, cả nhà hay sơ chế, nấu trước một số món để đến bữa chỉ việc nấu, làm nóng và bày biện. "Ví dụ như mâm cúng mùng 1, chúng tôi chỉ mất khoảng 1 tiếng là đã lên mâm".
Nhiều gia đình trẻ ngày nay thường ngại làm những mâm cúng cầu kì, hay mua sẵn, đặt sẵn hoặc cúng đơn giản. Theo chị Giang, thực ra cái đó tùy vào điều kiện, mong muốn của mỗi gia đình, không nhất thiết phải cứ cầu kì mới là đúng, là đủ.
"Với gia đình tôi, do mọi người đều thích không khí cùng làm, cùng ăn nên không ai thấy mệt hay phiền gì cả.
Tôi cũng muốn khi đến các ngày lễ Tết truyền thống, gia đình có không khí ấm cúng, sum vầy để nhà trở thành nơi các con đi đâu cũng muốn quay về. Hơn nữa, nếu qua mâm cúng mà các con hiểu và yêu thêm văn hóa, truyền thống của dân tộc thì thật đáng quý" - chị Giang chia sẻ.
Minh Châu bắt đầu bằng việc sơ chế một số nguyên liệu
Xôi gấc đã được đồ lần 1 từ tối hôm trước. Nếp được chị Giang chọn là loại nếp Tú Lệ
Chị cả Minh Châu đứng bếp chính
Con gái út làm nhiệm vụ lau bộ bát đĩa dành riêng cho mâm cúng
Minh Châu làm món chim bồ câu hầm hạt sen
Gia đình không thả cá chép nên sẽ đóng xôi khuôn cá chép
Ông bố kiêm luôn nhiệm vụ bóc bánh chưng, chặt thịt gà, thái giò, thịt xá xíu...
Minh Châu bày biện các món trước khi lên mâm
Anh Quý sắp xếp lại mâm cúng trước khi làm lễ
Mâm cúng gồm 4 bát, 8 đĩa được chuẩn bị trong buổi sáng là thành quả của cả gia đình
10h30, anh Quý bắt đầu thắp hương, làm lễ cúng ông Công ông Táo
Hết tuần hương, cả gia đình chuyển đồ cúng sang bộ bát đĩa khác để cùng nhau thụ lộc
Cảnh khó tin trong hồ nước mặn ở Quảng Ninh ngày ông Công ông Táo Nhiều người dân tại TP Hạ Long, Quảng Ninh sau khi cúng ông Công ông Táo xong đã đem cá chép thả xuống hồ nước mặn để phóng sinh. Sáng 22/1, ghi nhận tại hồ điều hòa Yết Kiêu, TP Hạ Long, Quảng Ninh, nhiều gia đình sau khi cúng ông Công ông Táo đã mang cá chép đỏ ra đây phóng sinh....