‘Mở cửa từ từ’ chỉ là bước đầu
Khi các cá nhân, doanh nghiệp quen với hoạt động và vận hành trong bối cảnh tồn tại SARS-CoV-2, diện mạo xã hội bình thường mới sẽ dần hình thành.
Nhộn nhịp xe cộ trên đường Ba Tháng Hai ( quận 10), ghi nhận chiều 30-9 – Ảnh: CHÂU TUẤN
TP.HCM đang nới dần giãn cách để thích ứng an toàn với dịch COVID-19, từng bước phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội với hai mục tiêu phải hướng tới là phòng chống dịch đảm bảo sức khỏe, sinh mạng người dân và từng bước khôi phục, phát triển kinh tế – xã hội an toàn, hiệu quả.
Quá trình theo đuổi và cân bằng hai mục tiêu này sẽ đối diện nhiều rủi ro. Rõ nhất là khi mở cửa, số ca nhiễm có thể tăng, dù tiêm đủ vắc xin. Không kiểm soát được lây nhiễm và lường được khả năng chữa trị của hệ thống y tế, có siết chặt lại e cũng không kịp. Bởi số ca trở nặng, thậm chí tử vong sẽ tăng sau 2-3 tuần khi số ca bệnh tăng, điều này xảy ra sẽ tác động đến tâm lý xã hội.
Để hạn chế thấp nhất tình huống xấu, phải chủ động quản lý rủi ro ở cả ba cấp: cá nhân, tổ chức và toàn xã hội.
Ở cấp độ cá nhân (người dân, hộ gia đình) nếu có chuẩn bị và nhận thức đúng sẽ giảm bớt sợ hãi, tâm lý bất an khi mình hay gia đình bị nhiễm, hay nghi nhiễm. Vì vậy, cần tiếp tục cung cấp thông tin chính xác, minh bạch, kịp thời về tình hình và giải pháp chống dịch.
Người dân khi tiếp nhận thông tin nên nghiền ngẫm, thấm sâu để có thói quen tự bảo vệ bản thân mọi lúc mọi nơi khi sống chung SARS-CoV-2.
Với tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, hộ kinh doanh… nên dựa vào hướng dẫn từ chính quyền TP, chủ động tổ chức lại quy trình, cách vận hành sản xuất kinh doanh để không phải rơi vào cảnh đóng cửa hay đứt gãy kinh doanh nếu có ca nhiễm.
Các bộ chỉ số an toàn do TP đề xuất là “khung tĩnh”, thực tế và thực tiễn của từng doanh nghiệp là “hoa tiêu động”, có thế mới tạo nên sự linh hoạt trong ứng xử đa dạng như xử lý ca nhiễm xét nghiệm… thích nghi với tình hình mới.
Ở cấp độ xã hội, rủi ro về y tế, dịch tễ và kinh tế – xã hội liên kết mật thiết với nhau, đòi hỏi chính quyền phải có trung tâm kiểm soát và phục hồi kinh tế. Phải dựng được bức tranh tổng thể thực hiện các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống dịch (tiêm chủng, xét nghiệm, cấp độ dịch, chăm sóc F0…), và tiến độ phục hồi kinh tế ở giai đoạn “mở từ từ” dựa trên các tiêu chí và hướng dẫn của Chính phủ và bộ chuyên ngành. Có thế mới tạo thành hệ thống dữ liệu để phân tích, đánh giá và hoạch định các kịch bản mở cửa kế tiếp.
Video đang HOT
Khi triển khai trong thực tiễn, ba cấp độ quản lý rủi ro này tương tác mật thiết với nhau. Dựa vào các dữ liệu công dân, Nhà nước đưa ra các kế hoạch hướng dẫn để doanh nghiệp và người dân có thể tự quản lý rủi ro để thích nghi. Ngược lại, doanh nghiệp và người dân cung cấp các mô hình thích ứng an toàn với dịch bệnh, góp phần làm rõ, phản biện và hoàn chỉnh các chính sách chưa phù hợp.
Khi các “tế bào” là cá nhân, doanh nghiệp quen với hoạt động và vận hành trong bối cảnh tồn tại SARS-CoV-2, diện mạo xã hội “bình thường mới” sẽ dần hình thành.
Các “tế bào” này phải gắn kết, chia sẻ thông tin và nguồn lực, bọc lót cho nhau để tạo ra nhiều tầng nấc “phòng thủ” hữu hiệu và tạo “tâm thế” vững chãi trước những làn sóng dịch bệnh mới có thể xảy ra. Mở cửa từ từ, tất cả chỉ là bắt đầu, chắc chắn phải dò dẫm, từng bước thử nghiệm, đánh giá lợi – hại, được – mất để điều chỉnh phù hợp.
Hà Nội nhộn nhịp ngày đầu không cần giấy đi đường
Hầu khắp các tuyến đường ở Hà Nội đều đông đúc, nhộn nhịp xe cộ trong sáng 21-9, ngày đầu tiên không kiểm tra giấy đi đường sau 2 tháng áp dụng.
Đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) nhộn nhịp xe cộ sáng 21-9
Từ 6h sáng 21-9, Hà Nội không áp dụng quy định phân vùng, không kiểm soát giấy đi đường đối với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp di chuyển trong nội đô. Ngoài ra, toàn Hà Nội sẽ áp dụng theo chỉ thị 15.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online trong sáng đầu tiên Hà Nội áp dụng chỉ thị mới về phòng dịch, tại hầu hết các tuyến đường nội đô thủ đô đông đúc xe cộ, một số thời điểm có ùn ứ cục bộ.
Cầu vượt Mai Dịch (Cầu Giấy) hướng về đường Phạm Hùng (Nam Từ Liêm) đông đúc
Tại tuyến đường ngã tư cầu vượt Mai Dịch - Hồ Tùng Mậu - Phạm Hùng - Xuân Thủy (Cầu Giấy), ngay từ đầu giờ cao điểm buổi sáng, lượng xe đã đông đúc, trái ngược với cảnh vắng vẻ trong thời điểm Hà Nội giãn cách theo chỉ thị 16.
Đặc biệt, lượng xe cộ từ ngoại thành Hà Nội từ khu vực Hoài Đức, Đông Anh đổ về nội đô rất lớn.
Không kiểm tra giấy đi đường, nhiều loại xe đã có mặt trở lại
Tại khu vực đường Hoàng Đạo Thúy (Thanh Xuân) - Trần Duy Hưng (Cầu Giấy), lưu lượng xe cũng rất nhộn nhịp.
Ngay từ sớm, lực lượng cảnh sát giao thông đã có mặt để phân luồng, tránh xảy ra tình trạng ùn tắc cục bộ.
Sau 2 tháng áp dụng, sáng 21-9, Hà Nội chính thức ngưng kiểm tra giấy đi đường
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , một cán bộ thuộc Đội cảnh sát giao thông số 6 (Công an Hà Nội) cho biết mấy ngày gần đây phương tiện bắt đầu đông đúc trở lại, nên lực lượng công an phải luôn có mặt tại các điểm giao quan trọng để điều tiết, phân luồng.
"Mấy ngày hôm nay tại tuyến đường Trần Duy Hưng đã bắt đầu đông đúc phương tiện, tuy nhiên chưa xảy ra tình trạng ùn tắc nghiêm trọng. Có lẽ khi nào học sinh trở lại trường, tất cả các hoạt động được mở lại thì mới có tình trạng trên" - vị cán bộ trên nói.
Công an điều tiết giao thông tại ngã ba Trần Duy Hưng - Hoàng Đạo Thúy
Đông đúc người và xe di chuyển trên đường Láng hướng về Trường Chinh
Tại đường Láng (Đống Đa), ghi nhận trong sáng cùng ngày, lượng xe cộ cũng đông đúc, tại các nhịp dừng đèn đỏ, xe cộ đổ dồn dày đặc hơn.
Tại 2 tuyến đường Lê Văn Lương và Nguyễn Trãi (Thanh Xuân), xe cộ qua lại đông hẳn, tuy nhiên vẫn chưa xảy ra tình trạng ùn tắc.
"Sau 2 tháng giãn cách, bây giờ tôi mới bước chân ra khỏi nhà, trừ những hôm phải đi mua hàng thiết yếu. Thật sự cảm giác rất là vui, hứng khởi, đường phố cũng bắt đầu nhộn nhịp rồi, mong Hà Nội kiểm soát tốt dịch bệnh để đưa cuộc sống trở lại bình thường" - anh Nguyễn Anh Tuấn (35 tuổi, Đống Đa) chia sẻ.
Đường phố Hà Nội đã "bình thường mới"
Khu vực đường vành đai 3 cũng đông xe
Nhiều người dân Hà Nội hào hứng vì TP nới lỏng giãn cách, bãi bỏ giấy đi đường
Chỉ có một F0 trong cộng đồng tại Hà Nội ngày 20/9 Vào 6h sáng 21/9, Hà Nội sẽ kết thúc đợt giãn cách thứ 4. Thành phố sẽ điều chỉnh, nới lỏng một số hoạt động nhưng ưu tiên hàng đầu là công tác đảm bảo sức khỏe cho nhân dân Không kiểm soát giấy đi đường, bỏ phân vùng từ 6h ngày 21/9 16h chiều 20/9, Thành ủy Hà Nội và UBND TP...