Mở cửa trở lại sau cách ly xã hội, hàng loạt thương hiệu lớn khuyến mãi đến 50%
Tất cả các gian hàng gồm thời trang, phụ kiện, gia dụng và ẩm thực… tại hệ thống trung tâm thương mại Vincom tại Hà Nội, TP HCM và hầu hết các tỉnh đã hoạt động trở lại từ ngày 23-4, kèm theo đó là “khuyến mãi khủng” tới 50%.
Cụ thể, hàng loạt thương hiệu lớn như GAP, Super Dry, CC Double O, Banana Republic, Jelly Bunny, OVS, Cotton:On, Giordano, Canifa, Boo, John Henry; Furla, Geox, LYN, Parfois, Adidas, Lining, Shooz, Vascara… đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá từ 30-50%, mua 1 tặng 1 tại Robins Department Store…
Các nhà hàng Coco Ichibanya, Loteria đưa ra nhiều combo ưu đãi món ăn hấp dẫn.
Đại diện Tập đoàn Vingroup (sở hữu chuỗi trung tâm thương mại Vincom) cho hay bước đầu, toàn bộ Vincom mở cửa trở lại sẽ hoạt động theo khung giờ từ 11:00-21:00 các ngày trong tuần và 10:00-21:00 vào ngày cuối tuần.
Riêng siêu thị VinMart vẫn tiếp tục mở cửa hoạt động từ 8:00-22:00 với nguồn cung cấp hàng hóa ổn định, bình ổn giá để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
Để bảo đảm an toàn phòng chống dịch Covid-19, các trung tâm thương mại Vincom trên toàn quốc tiếp tục duy trì các hoạt động vệ sinh các bề mặt tiếp xúc công cộng bằng dung dịch khử trùng 2 giờ/lần trong suốt thời gian hoạt động. Đồng thời, toàn bộ nhân viên và khách hàng sẽ được yêu cầu kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng nước dung dịch diệt khuẩn khi làm việc và trải nghiệm tại đây.
Tất cả khách hàng bắt buộc đeo khẩu trang và đo thân nhiệt khi vào Vincom
Các khu vực cửa vào trung tâm thương mại và thang cuốn được đánh dấu vị trí đứng với khoảng cách tối thiểu theo quy định cho khách hàng. Các gian hàng mua sắm, ẩm thực cũng tăng cường các biện pháp đảm bảo vệ sinh, rửa tay khô và khoảng cách an toàn, tạo thành 2 lớp bảo vệ khách hàng.
Tất cả các khách vào Vincom bắt buộc phải mang khẩu trang theo quy định của nhà nước.
Siêu thị kỳ vọng sức mua sớm phục hồi
Video đang HOT
Các siêu thị trên địa bàn TP HCM vẫn ghi nhận lượng khách mua sắm tương đương những ngày trước. Theo các siêu thị, đến trưa 23-4, TP HCM mới chính thức có quyết định chấm dứt giãn cách xã hội, người tiêu dùng và các hàng quán mới thật sự “thở phào nhẹ nhõm”. Trong thời gian giãn cách xã hội, mặc dù siêu thị, chợ vẫn mở cửa hoạt động bình thường nhưng nhìn chung sức mua giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019. “Nhu cầu mua hàng gần đây có sự dịch chuyển, khách mua thực phẩm sử dụng trong vài ngày hoặc 1 tuần để giảm thiểu tần suất ra ngoài, hoặc mua hàng qua các kênh từ xa như điện thoại hoặc website tăng đáng kể” – bà Huỳnh Thị Phương Châu, đại diện siêu thị MM Mega Market, cho biết.
Một số DN bán lẻ dự đoán sau hơn 20 ngày hạn chế ra đường, tâm lý người tiêu dùng sẽ “muốn đi đâu đó, mua sắm gì đó và ăn uống với ai đó”. Hàng hóa trong các siêu thị đang rất dồi dào; siêu thị đang bắt đầu đợt khuyến mãi lớn nhân lễ 30-4 và Quốc tế lao động 1-5 nên nhiều mặt hàng có giá bán rất tốt, kỳ vọng sẽ kích thích được khách hàng rút hầu bao. Hy vọng sau khi xóa dãn cách, sức mua sẽ cải thiện dần và sẽ tăng mạnh vào cuối tuần này” – ông Đỗ Quốc Huy, Giám đốc Marketing Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op), nói.
Tận dụng thời cơ kiểm soát dịch bệnh để phát triển sản xuất kinh doanh
Bộ Công Thương đã yêu cầu các doanh nghiệp phải xây dựng lại quy trình sản xuất kinh doanh, làm việc, đi lại, bảo đảm khoảng cách an toàn... trong thời điểm dịch bệnh hiện nay.
Quang cảnh cuộc họp. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Sáng 20/4, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã họp, thảo luận về các biện pháp "chung sống" với dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho người dân nhưng vẫn phát triển được kinh tế-xã hội.
Kiểm soát tình hình nhưng không được chủ quan
Thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho thấy: Trong tuần qua (13-19/4), cả nước chỉ ghi nhận thêm 8 trường hợp mắc mới, trong khi đó có 59 bệnh nhân đã khỏi bệnh. Số mắc mới trong tuần cao nhất được ghi nhận vào ngày 13/4 với 5 trường hợp.
Ba ngày sau đó, mỗi ngày chỉ ghi nhận thêm một trường hợp và liên tiếp 3 ngày từ 17-19/4 không ghi nhận trường hợp mắc mới.
Điều đó cho thấy, tình hình dịch hiện nay tại Việt Nam đang được kiểm soát tốt và cho thấy hiệu quả của việc thực hiện cách ly xã hội trong những tuần vừa qua.
Tuy nhiên, cần tiếp tục giám sát chặt chẽ các ổ dịch mới phát hiện như tại Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội); rà soát, theo dõi các trường hợp tiếp xúc gần với các ca mắc mới gần đây. Bên cạnh đó, dịch COVID-19 đã lây lan ra cộng đồng, do vậy vẫn tiềm ẩn các nguy cơ lây nhiễm, có thể bùng phát thành ổ dịch bất cứ lúc nào.
Điều này đòi hỏi các cơ quan y tế, chính quyền địa phương và mỗi người dân cần tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tích cực, nâng cao ý thức phòng bệnh của mỗi người dân, không được phép chủ quan, lơ là.
Thời gian tới, việc nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội cần phải được tiến hành phù hợp với từng địa phương, theo từng bước, theo mức độ đánh giá nguy cơ của từng địa bàn nhằm thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế và kiểm soát dịch hiệu quả nhất.
Đối với trường hợp bệnh nhân thứ 188 tái dương tính sau khi ra viện, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: Bệnh nhân sau 2 lần xét nghiệm âm tính đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) đưa về cách ly tại nhà tại Thường Tín, Hà Nội.
Trong thời gian đang cách ly tại nhà, bệnh nhân này có biểu hiện ho, khó thở. CDC Hà Nội đã lấy mẫu xét nghiệm và kết quả ngày 17/4 dương tính với virus SARS-CoV-2. Ngay lập tức, bệnh nhân đã được nhập viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2) vào ngày 18/4. Bệnh nhân đã được xét nghiệm lại tại bệnh viện vào lúc 13 giờ cùng ngày.
Xét nghiệm nhanh COVID-19 cho các tiểu thương kinh doanh tại chợ Ngã Tư Sở. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Sáng 19/4, kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real- time PRC của bệnh nhân đã cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Ngày 20/4, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm tiếp.
Theo lãnh đạo Bộ Y tế, hiện nay, các cơ sở y tế thực hiện biện pháp cao nhất trong phân luồng, tổ chức khu vực riêng biệt tiếp đón người đến khám, chữa bệnh, trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho nhân viên y tế, coi tất cả người đến khám đều có nguy cơ lây nhiễm... tiến hành sàng lọc, xét nghiệm, đặc biệt là những người có triệu chứng ho, sốt, cúm.
Bộ Y tế đã lập hai đoàn thanh tra để kiểm tra, giám sát tất cả bệnh viện thuộc Bộ; phối hợp với các sở y tế để giám sát các cơ sở y tế địa phương, chấn chỉnh ngay những trường hợp không tuân thủ đầy đủ.
Các thành viên Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục rà soát chặt chẽ tất cả quy định liên quan đến tiếp nhận người đến khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế. Chính quyền địa phương căn cứ vào hướng dẫn của ngành Y tế có quy định bổ sung. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm nếu xảy ra lây nhiễm trong cơ sở y tế.
Bảo đảm an toàn khi đi lại, du lịch, sản xuất kinh doanh
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho rằng: Việc duy trì hoạt động của các doanh nghiệp lớn thời gian qua là kinh nghiệm tốt để các doanh nghiệp khác tham khảo nhằm tổ chức sản xuất lại trong thời gian tới. Bộ Công Thương đã yêu cầu các doanh nghiệp phải xây dựng lại quy trình sản xuất kinh doanh, làm việc, đi lại, bảo đảm khoảng cách an toàn... trong thời điểm dịch bệnh hiện nay.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn dự phòng COVID-19 trong cơ sở sản xuất; xây dựng bảng điểm về phòng, chống dịch bệnh trong nhà máy, xí nghiệp...
Dù vậy, để bảo đảm các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ biện pháp phòng, chống dịch bệnh, Bộ Công Thương cần tổ chức các đoàn kiểm tra, hướng dẫn các địa phương kiểm tra, giám sát đơn vị sản xuất trên địa bàn.
Nhiều thành viên Ban Chỉ đạo nêu, thực tế cho thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ, lao động tự do, người bán rong... sẽ gặp rất nhiều khó khăn để có thể bảo đảm hoạt động, làm việc trở lại.
Vì vậy, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị Bộ Công Thương cần có văn bản chỉ đạo quyết liệt, sâu sát hơn; cụ thể đối với loại hình nhà máy, công xưởng hướng dẫn từ lúc công nhân đi vào, giao nhận ca, ăn uống, đến khi tan ca, đưa đón...
Các địa phương chịu trách nhiệm chính trong hướng dẫn, kiểm ra, giám sát việc thực hiện các quy định an toàn, phòng, chống dịch đối với nhóm các cửa hàng, siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng nhỏ lẻ (sửa xe máy, cắt tóc), lao động tự do, bán hàng rong... trên địa bàn. Trách nhiệm của chính quyền các tỉnh, thành phố rất lớn, tùy vào điều kiện thực tế tại địa phương để có các quy định, hướng dẫn cụ thể, đầy đủ, không được bỏ sót, bỏ lọt.
Thảo luận về nội dung đi lại an toàn, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn khẳng định, Bộ sẽ rà lại các hướng dẫn trước đây về bảo đảm an toàn trong hàng không, xe khách liên tỉnh, xe taxi... cập nhật thêm các biện pháp phòng, chống mới theo hướng dẫn chung của ngành Y tế, các tỉnh sẽ có hướng dẫn trực tiếp.
Các ý kiến cho rằng việc kiểm soát, đảm đảm hoạt động đi lại an toàn ngoài những biện pháp thông thường như kiểm tra trực tiếp cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin giám sát sự tuân thủ quy định phòng chống dịch trên các phương tiện giao thông (lái xe phải đeo khẩu trang, đúng số lượng hành khách, khử khuẩn phương tiện sau khi khách xuống xe). Hành khách có thể phản ánh việc tuân thủ quy định phòng dịch trên phương tiện giao thông thông qua phần mềm ứng dụng.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy thông tin, các hướng dẫn về du lịch an toàn dành cho khách du lịch, hướng dẫn viên, công ty lữ hành, vận tải du lịch, khách sạn, điểm đến, cơ sở dịch vụ... sẽ được tiếp tục bổ sung thêm các biện pháp mới theo hướng dẫn chung của ngành Y tế.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Không chỉ đi lại an toàn, đi học an toàn, làm việc an toàn, du lịch an toàn, khách sạn an toàn... đều có thể ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin.
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị lãnh đạo các Bộ phụ trách lĩnh vực sớm ban hành các hướng dẫn để địa phương căn cứ vào đó thực hiện, tùy vào điều kiện cụ thể có thể có quy định bổ sung, thống nhất từ trên xuống. Theo đó, cần có sự điều chỉnh trong chỉ đạo để thích ứng với diễn biến mới của dịch bệnh.
Mục tiêu là phải chung sống tuyệt đối an toàn, nhất định không được chủ quan nhưng cũng tận dụng thời cơ kiểm soát được dịch bệnh để phát triển sản xuất, kinh doanh./.
Phúc Hằng
Giá vàng đã biến động thế nào trong 15 ngày cách ly xã hội? Thị trường vàng trong khoảng thời gian 15 ngày cả nước thực hiện cách ly toàn xã hội tăng giảm thất thường, có ngày mức chênh lệch lên tới 700.000 đồng/lượng so với phiên giao dịch liền trước. Trong 2 tuần cả nước thực hiện cách ly toàn xã hội (từ 01-15/4), giá vàng trong nước biến động liên tục dựa theo diễn...