Mở cửa đường mòn dẫn đến ‘thành phố bị mất của người Inca’
Con đường mòn ở Peru đi qua những hẻm núi cheo leo, thảo nguyên bao la và di tích khảo cổ còn sót lại của nền văn minh Inca chuẩn bị đón khách du lịch quốc tế.
Các tour du lịch trên đường mòn Inca đã được mở bán trong ngày 25/6. Du khách có thể đến tham quan, trải nghiệm chuyến đi bộ đường dài 4 ngày 3 đêm từ 15/7.
Áp dụng quy định mới trong mùa dịch, mỗi ngày, các công ty du lịch chỉ được phép bán 250 vé tham quan đường mòn Inca, thay vì con số 500 như trước đây.
Theo Lonely Planet , du khách tham gia chuyến đi bộ đường dài cần nắm bắt một số thay đổi do đại dịch bao gồm giảm số lượng người, kiểm tra nhiệt độ thường xuyên, vệ sinh lều, thiết bị, tuân thủ khoảng cách giữa lều với lều, người với người và luôn đeo khẩu trang.
Video đang HOT
Con đường mòn Inca dẫn đến tàn tích Machu Picchu nổi tiếng.
Được xem là một trong năm tuyến đường mòn đi bộ đường dài nhất thế giới, cung Inca 43 km là điểm đến thu hút du khách thích mạo hiểm. Con đường dẫn qua các điểm đến nổi tiếng như Runcuracay, Sayacmarca, Phuyupatamarca, Winay Wayna và Machu Picchu – kỳ quan của thế giới cổ đại.
Cung đường có độ khó trung bình, bất kỳ du khách nào cũng có thể chinh phục. Người tham gia sẽ trải nghiệm những vùng khí hậu khác nhau khi đi từ chân núi tới độ cao 4.200 m.
Ngoài chứng nhận tiêm chủng Covid-19, khách du lịch cần xuất trình kết quả xét nghiệm PCR âm tính, được thực hiện trong vòng 72 giờ trước khi lên chuyến bay đến Peru. Trẻ em dưới 12 tuổi có thể xuất trình giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp thay cho xét nghiệm âm tính.
Theo The New York Times , Peru có tỉ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới. Biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt được áp dụng khắp đất nước. Ở tỉnh Urubamba (nơi có Machu Picchu), người dân không được ra ngoài từ 22h đến 4h sáng hôm sau. Giờ giới nghiêm tại thủ đô Lima bắt đầu từ 23h đến 4h sáng hôm sau.
Thánh địa Machu Picchu mở cửa trở lại cho khách tham quan
Thành cổ Machu Picchu của người Inca - viên ngọc quý trong số các danh thắng ở Peru - đã được mở cửa trở lại vào ngày 1/11 sau gần 8 tháng đóng cửa do ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Thánh địa Machu Picchu tại Peru. Ảnh: AFP/ TTXVN
Mặc dù vậy, vì lý do an toàn, chỉ có 675 du khách được vào thăm di tích này mỗi ngày - khoảng 30% công suất hoạt động trước khi dịch bệnh bùng phát. Du khách cũng được yêu cầu đảm bảo giãn cách xã hội khi tới thánh địa Machu Picchu.
Quyết định mở cửa trở lại thành cổ Machu Picchu được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại Peru đang có chiều hướng giảm. Việc đóng cửa khu di tích này nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh đã ảnh hưởng nặng nề đến hàng chục nghìn người đang sống phụ thuộc vào dịch vụ du lịch tại Peru, đặc biệt là người dân thuộc khu vực miền núi Cusco - nơi có thành đá cổ Machu Picchu.
Một lượng lớn các khách sạn, nhà hàng và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đã phá sản sau khi Chính phủ Peru ban bố các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt kéo dài 100 ngày, kết thúc vào tháng 7 vừa qua.
Trước đại dịch, tại thị trấn Ollantaytambo gần Machu Picchu có tới 80 khách sạn lớn nhỏ. Tuy nhiên, theo ông Joaquin Randall - người đứng đầu hiệp hội nhà hàng và khách sạn tại địa phương này - có tới 50% trong số đó đã phá sản. Ông cho biết: "Các khách sạn chính thống có nộp thuế kinh doanh, có thể nhận được tiền hỗ trợ từ chính phủ". Mặc dù vậy, tại khu vực này vẫn còn rất nhiều khách sạn bình dân, chủ yếu phục vụ khách du lịch ba lô.
Machu Picchu là di sản cổ xưa nhất của đế chế Inca - từng cai trị một vùng rộng lớn phía Tây Nam Mỹ cách đây 100 năm, trước cuộc chinh phạt của người Tây Ban Nha vào thế kỷ 16. Tàn tích khu định cư của người Inca đã được nhà thám hiểm người Mỹ Hiram Bingham phát hiện vào năm 1911. Machu Picchu được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1983 và được cộng đồng quốc tế bình chọn là một trong 7 kỳ quan thế giới trong năm 2007. Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, "Thành phố đã mất của người Inca" đón khoảng 3.000 - 5.000 lượt khách tham quan mỗi ngày.
Những người kiếm bộn tiền nhờ đi quanh thành phố Chỉ với một video ngắn quay lại cảnh quảng trường Thời đại vắng vẻ trong đêm giao thừa, Kenneth Chin thu về 2.000 USD. Kenneth Chin sống ở New York. Đầu tháng 1, anh đã nghỉ công việc kế toán để tập trung cho việc đi dạo quanh các khu phố như quảng trường Thời đại, khu Jackson Heights (thuộc quận Queens) hay...