Mở cửa đón NATO, Hungary vẫn mua 30 trực thăng của Nga
Ngày 22-1-2016, Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (CAWAT) của Nga cho biết, Hungary có kế hoạch sẽ mua khoảng 30 chiếc máy bay trực thăng của Nga khi mà nước này vừa cho phép NATO xây dựng một trung tâm chỉ huy trên lãnh thổ của mình.
“Vào tháng 2 tới, Thủ tướng Hungary Viktor Orban có kế hoạch sẽ tổ chức các cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong đó, hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về việc bàn giao tới 30 chiếc máy bay trực thăng của Nga cho không quân Hungary”, phát ngôn viên CAWAT cho biết.
Vị phát ngôn viên trên còn cho biết thêm rằng, giá trị của hợp đồng tiềm năng này ước tính lên đến khoảng 142 tỷ forin Hungary (khoảng 490 triệu USD).
Đại diện của CAWAT chỉ rõ rằng, trong tương lai quy mô của hợp đồng giữa hai nước có thể được mở rộng, bởi vì Hungary đang nỗ lực thay thế phi đội máy bay trực thăng Mi-8/Mi-17, trong đó, một số chiếc đã được biên chế hoạt động từ năm 1969.
Máy bay trực thăng tấn công Mi-24 của Nga
Hồi đầu tháng 10-2015, chính phủ Hungary cho biết, họ sẽ cho phép NATO thiết lập một trung tâm chỉ huy, thuộc một phần trong chiến lược triển khai một lực lượng phản ứng nhanh của khối quân sự này tại châu Âu.
Trung tâm chỉ huy tại Hungary được cho là sẽ bao gồm khoảng 40 sỹ quan Hungary và dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động ngay trong năm nay. Tuy nhiên, sau đó, vào khoảng cuối tháng 10-2015, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho rằng, việc NATO tăng cường sự hiện diện quân sự tại nước này sẽ không ảnh hưởng tới mối quan hệ với Nga.
Video đang HOT
“Việc này sẽ không ảnh hưởng đến sự hợp tác thực tế của chúng tôi với Nga. Chúng tôi luôn sẵn sàng hợp tác với Nga dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng luật pháp quốc tế”, ông Szijjarto khẳng định.
Các trung tâm tương tự cũng đã được thiết lập tại các quốc gia Trung và Đông Âu là Romania và Ba Lan và 3 quốc gia Baltic là Latvia, Lithuania và Estonia.
Theo_An ninh thủ đô
DN Mỹ ồ ạt rời Trung Quốc: Cơ hội cho Việt Nam
Cứ 4 doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại đây, lại có một đã chuyển đi một phần hoặc có kế hoạch rời Trung Quốc.
Thông tin cho biết, xu hướng chuyển dịch trên đã diễn ra từ 3 năm trước, một số bộ phận đã rời khỏi Trung Quốc, một số khác đang có sự cân nhắc. Nguyên nhân chủ yếu được cho là giá nhân công tăng và khoảng 10% được cho là do vướng mắc về chính sách.
Ảnh minh họa
Nhiều phân tích cho biết, Trung Quốc đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các đối thủ châu Á về giá nhân công. Trung Quốc cũng thực hiện hàng loạt cuộc điều tra độc quyền trên diện rộng nhắm vào các công ty nước ngoài. Một số đã phải trả nhiều khoản phạt khổng lồ cho giới chức sở tại.
"Một số chính sách đang được cân nhắc, hoặc đã có hiệu lực, đang khiến Trung Quốc đi sai đường", Lester Ross - Phó chủ tịch Phòng thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho biết.
Chính những yếu tố trên khiến các doanh nghiệp Mỹ cảm thấy mình không được chào đón ở đây và có xu hướng dịch chuyển tới các nước khác.
Theo dự báo, điểm đến phổ biến của các công ty này là các nước đang phát triển tại châu Á và Bắc Mỹ. Một số công ty Mỹ luôn phải chịu sức ép từ quê nhà, khi bị chỉ trích đang mang việc làm trong nước ra nước ngoài. Vì vậy, họ đã quay về Mỹ những năm gần đây, do giá nhân công ổn định và sự bùng nổ năng lượng giúp tiết kiệm chi phí.
Cơ hội cho Việt Nam
Xu hướng dịch chuyển của Mỹ là tin buồn với nền kinh tế Trung Quốc, thế nhưng lại đang là cơ hội cho Việt Nam. Việc tăng tốc đầu tư của Mỹ vào Việt Nam ngày càng gia tăng đang chứng minh thực tế trên.
Theo thống kê mới nhất của AmCham, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ tăng từ 29,6 tỷ USD năm 2013 đến 36,3 tỷ USD trong năm 2014, tăng hơn 130 lần so với thời điểm năm 1994.
Thương mại hai chiều dự kiến đạt trên 36 tỷ USD. Mỹ đứng thứ 7 về đầu tư tại Việt Nam với 699 dự án (tổng số vốn gần 10,7 tỷ USD, không tính các dự án đầu tư thông qua nước thứ 3).
Nhìn vào số liệu, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định, Mỹ đang tăng tốc đầu tư vào Việt Nam là diễn biến bình thường của một siêu cường về kinh tế.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng làn sóng đầu tư nằm trong chiến lược xoay trục của Mỹ để đối trọng lại Trung Quốc cả về chính trị và kinh tế nhưng vẫn là cơ hội tốt cho Việt Nam.
Ngoài việc phải nắm bắt thời cơ thế nào, theo ông Hiếu các cơ quan quản lý cần phải có biện pháp ngăn chặn những hình thức chuyển giá bất hợp pháp của các doanh nghiệp FDI. Quan trọng hơn là Việt Nam phải có chế tài buộc các doanh nghiệp của Mỹ chuyển giao một phần công nghệ cao cho Việt Nam, tránh tình trạng thu hút chỉ để biến mình thành xưởng gia công, lắp ráp, làm thuê.
TS Hiếu nói rằng, mục đích của Việt Nam lúc này không phải là thu hút bằng được, thu hút bằng mọi giá nữa mà phải thu hút có chọn lọc.
Một chuyên gia khác cũng cho biết: "Mỹ đến rồi đi, có thể giống câu chuyện phát triển du lịch của Việt Nam. Khách đến một lần, lần sau không khác thì không đến nữa. Kinh tế cũng vậy, khi tận dụng hết ưu đãi, tài nguyên, không có giàng buộc, không có lợi ích họ sẽ bỏ đi".
Theo vị chuyên gia, từng bước đi của những nước siêu cường đều là những bài toán chính trị, kinh tế đã được tính toán rất kỹ lưỡng. Về phía Mỹ, tăng tốc đầu tư vào Việt Nam thời gian gần đây không vì lòng nghĩa hiệp riêng với bất cứ nước nào, mà nó nằm trong chiến lược xoay trục của Mỹ vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Vì lo ngại mối quan hệ cũng như sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc, Mỹ đã thực hiện chiến lược xoay trục và Việt Nam được xem như đầu kéo trong chiến lược này của Mỹ.
Vì vậy, vấn đề của Việt Nam là phải tỉnh táo mà lựa chọn đối tác, cần thiết phải mở rộng hợp tác, giảm sự phụ thuộc vào duy nhất một nền kinh tế.
Câu hỏi đặt ra là: Việt Nam là có đủ năng lực, trình độ, đủ tâm, đủ tầm để cân nhắc lựa chọn hay không? Có nắm bắt được những ưu thế và khắc phục những nhược điểm hay không?
Còn khi nắm bắt được cơ hội rồi liệu nội lực trong nước có thay đổi, có đáp ứng được không. Nếu không thay đổi sẽ khó nắm bắt được cơ hội.
Theo_NDH
Tọa độ chính xác của giàn khoan Hải Dương 981 Phía Trung Quốc hôm 21/1 cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 có kế hoạch tác nghiệp ở khu vực vùng chống lấn ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ gần một tháng. Phía Trung Quốc hôm 21/1 cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 có kế hoạch tác nghiệp ở khu vực vùng chống lấn ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ gần một tháng. Cục...