Mồ côi cha mẹ, anh trai gồng gánh nuôi 7 em ăn học
25 tuổi, A Sương mất cả cha lẫn mẹ nên một mình nuôi các em ăn học, đứa nhỏ nhất vừa vào mẫu giáo.
8 anh em nương tựa nhau sống qua ngày.
Cả nhà “chạy ăn” từng bữa nên việc học cũng như tương lai của những đứa trẻ mồ côi này rơi vào bế tắc.
Khao khát cho em đến trường
Căn nhà nhỏ ở thôn Kon Pao Kơ La (xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum) là nơi che mưa nắng của 8 anh em. Trong bộ quần áo cũ nhàu, A Sương vừa đi làm thuê về, nhễ nhại mồ hôi. Gia đình có 10 anh, chị em và Sương là con cả. Nhà chỉ có 3 sào đất trồng mì. Do nhà nghèo nên học đến lớp 9, em nghỉ phụ cha mẹ làm thuê. Để cha mẹ đỡ vất vả, 2 em gái của A Sương cũng lần lượt nghỉ học lấy chồng.
3 năm trước trong lúc đi soi ếch ở ruộng, cha A Sương không may bị rắn độc cắn. Dù được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Nỗi đau mất cha chưa nguôi thì người mẹ phát hiện bị bệnh gan, sức khỏe yếu nên cũng không thể đi làm. Gánh nặng đè lên đôi vai của chàng trai trẻ.
Cuộc sống quá khó khăn, năm 2020 A Sương được giới thiệu vào tỉnh Bình Dương làm công nhân với mức lương 6 triệu đồng/tháng. Ăn uống dè sẻn, mỗi tháng Sương gửi về nhà 4 triệu đồng để mẹ lo thuốc thang và nuôi em ăn học. Bệnh mẹ ngày một nặng hơn nên khoản tiền ấy chẳng đủ lo cho mấy con người.
Video đang HOT
Chống chọi với bệnh tật 3 năm, tháng 8 vừa qua, mẹ A Sương cũng qua đời. Mấy anh em trở thành những đứa trẻ mồ côi. A Sương về nhà lo hậu sự cho mẹ rồi ở lại để chăm lo các em. Ở nhà, không có việc làm, mấy anh em sống dựa vào 3 sào mì, thu nhập khoảng 10 triệu đồng/năm.
Có những hôm vét sạch túi cũng chẳng có đồng nào, Sương đành mua nợ ở quán tạp hóa ít gạo, hái mớ rau dại nấu cơm để các em không đói. Thương anh vất vả, 2 người em của Sương cũng nghỉ học đi làm thuê, còn 5 đứa trẻ vẫn đến trường học chữ.
“5 em còn lại vẫn đang đi học, đứa nhỏ nhất năm nay vừa vào mẫu giáo. Dù khó khăn, vất vả… ngay cả cái ăn, cái mặc mấy anh em phải lo từng bữa nhưng mình vẫn muốn các em được đến trường. Mình cũng muốn giữ lời hứa với cha mẹ rằng lo cho các em ăn, học đến nơi, đến chốn”, A Sương tâm sự.
Căn nhà ván là nơi trú ngụ của anh em nhà A Sương.
Vừa làm anh, vừa làm cha mẹ
Sáng đi nhổ cỏ mì, cấy lúa… thuê, trưa và chiều Y Thin lại phụ anh trai A Sương lo cơm nước, mót măng rừng. 18 tuổi, Y Thin vừa làm chị, vừa làm mẹ lo cho các em ăn, học. “Học đến lớp 9 em nghỉ, chẳng được đến trường như các bạn đôi lúc em cũng chạnh lòng. Nhưng hoàn cảnh gia đình không cho phép nên em gạt bỏ đi nỗi buồn để tiếp tục cố gắng. Mong rằng các em của mình sẽ tiếp tục được học chữ. Như vậy chắc cha mẹ ở nơi xa sẽ vui và hạnh phúc lắm”, Y Thin bộc bạch.
Với suy nghĩ thay cha mẹ lo cho các em, A Sương chẳng dám nghĩ đến việc lập gia đình. Người anh trai lo lắng nếu bản thân chỉ nghĩ đến hạnh phúc cho riêng mình thì chắc hẳn các em sẽ phải dừng việc học. Bởi cha mẹ đã mất, lũ trẻ chỉ còn biết nương tựa vào A Sương nếu anh có gia đình riêng thì chúng không còn nơi nào bám víu.
“Mình không dám nghĩ đến hạnh phúc riêng của bản thân. Gia đình mình cũng quá khó khăn, chắc cũng chẳng ai dám gửi gắm cuộc đời. Mong muốn lớn nhất hiện nay của bản thân là có sức khỏe để lo cho các em. Mình mong ước các em sau này sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn, không phải bữa đói, bữa no”, A Sương thở dài nói.
Ông Hà Đức Mỹ – Chủ tịch UBND xã Đăk Pxi cho biết, gia đình A Sương thuộc diện hộ nghèo và cũng là trường hợp đặc biệt khó khăn tại địa phương. Do đó, trong thời gian qua, xã thường xuyên quan tâm, động viên gia đình. Bên cạnh đó, địa phương cũng kêu gọi nhà hảo tâm hỗ trợ để gia đình bớt khó khăn.
“Chúng tôi rất mong sẽ có nhiều tấm lòng thiện nguyện chia sẻ khó khăn, bất hạnh với gia đình A Sương. Từ đó cuộc sống của mấy anh em bớt cơ cực và 5 đứa trẻ sẽ tiếp tục được đi học”, ông Mỹ nói.
Mẹ mất trong vụ đắm thuyền, anh trai đi làm phụ hồ nuôi em gái ăn học, 7 năm sau được "tri ân" điều bất ngờ
Ngày vào Sài Gòn, anh Ban làm đủ thứ nghề từ thợ hồ, bảo vệ đến công nhân để có tiền nuôi các em ăn học.
"Cảm ơn anh Hai đã hy sinh cả tuổi thanh xuân cho em" - dòng trạng thái trên trang cá nhân của Đỗ Thị Thảo (23 tuổi) khiến người dùng mạng xã hội nghẹn ngào. Trong buổi lễ tốt nghiệp ngày 18/3 vừa qua, Thảo cởi mũ và bộ quần áo cử nhân trên người rồi khoác lên người anh trai. Trong lòng cô gái trẻ tràn ngập sự trân trọng, biết ơn người đã hy sinh thầm lặng suốt hàng chục năm qua, thay cha mẹ nuôi dạy cô ăn học đến nơi đến chốn.
Thảo chụp ảnh cùng anh Hai, chị Ba trong lễ tốt nghiệp
Gia đình Thảo có 6 người gồm bố mẹ, anh trai, hai chị song sinh và cô. Cách đây 20 năm, mẹ Thảo mất trong vụ tai nạn đắm thuyền ở Thanh Hoá. Một chị gái sau đó cũng mất, chỉ còn Thảo, chị Ba và anh Đỗ Văn Ban 16 tuổi - là anh trai cả lớn nhất nhà.
Kinh tế khó khăn, anh Ban quyết định bỏ học, vào Sài Gòn kiếm tiền gửi về phụ bố nuôi các em. Anh làm đủ thứ nghề, từ thợ hồ, bảo vệ, công nhân..., lòng hi vọng, lần đi này sẽ thay đổi hoàn cảnh, thay đổi tương lai, giúp bố và các em có cuộc sống tốt hơn.
Nhưng đột ngột 5 năm sau, bố anh Ban ngã bệnh, bỏ lại anh với đứa em côi cút. Những ngày tháng đó, chàng thanh niên 20 tuổi như rơi vào ngõ cụt. Đã nhiều lần anh muốn kết thúc cuộc sống, nhưng nghe thấy tiếng em gái văng vẳng bên tai, anh lại tự lên dây cót tinh thần, quyết vực dậy làm chỗ dựa cho các em.
Anh Ban vào Sài Gòn mưu sinh từ năm 16 tuổi, kiếm tiền lo cho em gái ăn học
Xa quê, chàng thanh niên trẻ vừa đi làm, vừa gọi điện dặn dò các em ở nhà bảo nhau sống tốt, yên tâm học hành, mọi chi phí anh sẽ cố gắng lo. Những đồng tiền cho Thảo ăn học năm cấp II, cấp III khi ấy đều được dành dụm từ mồ hôi, nước mắt, những ngày nhịn ăn, nhịn mặc của anh Ban.
Lên lớp 12, họ hàng khuyên Thảo nên đi làm kiếm tiền phụ anh để giảm bớt khoản kinh phí học đại học. Nhưng Ban vẫn muốn em gái được học đến nơi đến chốn: "Tôi không nuôi em học thành tài để hưởng hoa thơm trái ngọt. Chỉ mong cuộc sống của em gái bớt nhọc nhằn, không như tôi bây giờ".
Không phụ lòng anh, Thảo hàng ngày miệt mài đi xe từ Bình Dương lên giảng đường ở Sài Gòn học. Hai vợ chồng anh Ban cũng bảo nhau sẽ dùng hết số tiền tiết kiệm để lo cho Thảo. Khi rảnh rỗi, Thảo phụ giúp vợ chồng anh Ban trông cháu, ban đêm cô bán hàng online kiếm thêm phí sinh hoạt.
Và ngày gặt trái ngọt cũng tới sau 4 năm đại học dài đằng đẵng. Ngày tốt nghiệp, anh Ban rưng rưng khi được em gái khoác chiếc áo cử nhân. Đôi mắt anh nheo lại dưới nắng, nở một nụ cười mãn nguyện : "Vậy là tôi cũng hoàn thành được tâm nguyện của bố mẹ. Nhưng tiếc là họ không còn nhìn thấy khoảnh khắc này", anh Ban nói.
Xúc động cô gái khoác áo cử nhân cho anh trai trong ngày tốt nghiệp Đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, việc cho con em mình được tiếp tục học là cả một quá trình nỗ lực rất nhiều. Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn clip ghi lại khoảnh khắc cô em gái sau 4 năm học tập tại môi trường đại học đã tốt nghiệp. Trong giờ phút quan...