MIUI 10 Global mang đến Dark Mode ấn tượng
Xiaomi mang đến những trải nghiệm ấn tượng cho người dùng với bản cập nhật MIUI Global beta cung cấp chế độ tối – Dark Mode.
Màu sắc hiển thị trên màn hình ảnh hưởng đến mức tiêu thụ năng lượng và chế độ tối giúp ích rất nhiều cho thiết bị AMOLED. Trong những tháng qua, Google dần đưa các chế độ tối vào một số ứng dụng hệ thống bao gồm điện thoại, danh bạ, tin nhắn. Theo một số báo cáo, Google đã sẵn sàng giới thiệu Dark Mode toàn hệ thống cho Android Q. Mặc dù Dark Mode không hỗ trợ tiết kiệm nhiều pin trên thiết bị màn hình LCD như trên thiết bị AMOLED nhưng một số người vẫn thích nó.
Giao diện MIUI của Xiaomi được biết đến nhiều nhất với các tùy chỉnh mà công ty cung cấp nhưng họ vẫn chưa cung cấp Dark Mode toàn hệ thống. Các chủ đề tối có thể tải xuống vẫn chưa đầy đủ chức năng. Điều này có thể được thay đổi sớm ở bản cập nhật MIUI 10 Global Beta. Bản cập nhật mới nhất mang chủ đề tối có nhiều ứng dụng hệ thống hơn bao gồm: Điền thoại, Tin Nhắn, Thư viện, Máy tính, Ghi chú, Trình ghi màn hình và Trình cập nhật.
Video đang HOT
Bản cập nhật cũng mang đến chế độ tối cho trang thông báo, thanh trượt âm lượng và màn hình đa nhiệm.
Ngoài ra, Dark Mode cũng được cập nhật trên Cài đặt như Tài khoản Mi, Quản lý ứng dụng, Ứng dụng kép, Không gian thứ hai, Khóa ứng dụng, Quyền, Sử dụng dữ liệu, Chế độ doanh nghiệp, Bóng nhanh và Cài đặt thẻ Sim.
Hiện tại Dark Mode trên MIUI 10 Global Beta chỉ khả dụng ở một số các ứng dụng và chưa có thông tin chính xác khi nào Xiaomi sẽ tung ra chế độ tối cho toàn hệ thống. Dự kiến hãng sẽ tung ra bản cập nhật ROM MIUI 10 Global Bate cho người dùng từ ngày 15/02/2019.
Theo nghe nhìn vn
WHO cảnh báo việc sử dụng điện thoại thông minh có hại cho thính giác
Hơn một tỉ người trẻ có nguy cơ hỏng thính giác do sử dụng quá nhiều điện thoại thông minh và các thiết bị âm thanh khác, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo hôm 12.2, đồng thời đưa ra các đề xuất tiêu chuẩn an toàn mới cho mức âm lượng an toàn.
Khoảng một nửa số người trong độ tuổi 12- 35 có nguy cơ hỏng thính giác do tiếp xúc quá lâu với âm thanh lớn
Trong nỗ lực bảo vệ thính giác, Tổ chức Y tế Thế giới và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) đã ban hành một tiêu chuẩn quốc tế không ràng buộc về sản xuất và sử dụng các thiết bị âm thanh.
Phía AFP đưa tin, khoảng một nửa số người trong độ tuổi từ 12 đến 35, tương đương 1,1 tỉ người, có nguy cơ hỏng thính giác do "tiếp xúc quá lâu và quá nhiều với âm thanh lớn, bao gồm cả âm nhạc họ nghe qua các thiết bị âm thanh cá nhân". Những người trẻ tuổi đặc biệt gặp rủi ro vì thói quen nghe nhạc.
Người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus chỉ ra rằng thế giới đã có "bí quyết công nghệ" để ngăn ngừa mất thính giác. "Không nên để xảy ra nhiều trường hợp người trẻ tiếp tục 'làm hỏng' thính giác của họ vì nghe nhạc," ông nói trong một tuyên bố.
Hiện nay, khoảng 5% dân số toàn cầu, tương đương với hơn 466 triệu người, trong đó bao gồm 34 triệu trẻ em, bị mất khả năng nghe. WHO cho biết vẫn chưa rõ có bao nhiêu người trong số họ bị tổn hại thính giác thông qua việc sử dụng các thiết bị âm thanh nguy hiểm.
Mặc dù vậy, họ khẳng định những tiêu chuẩn mới được phát triển bởi ITU sẽ còn phải đi một chặng đường dài để có thể bảo vệ an toàn cho khách hàng. WHO cho biết âm lượng trên 85 decibel liên tục trong 8 giờ hoặc 100 decibel trong 15 phút là không an toàn.
Các thiết bị và hệ thống nghe an toàn yêu cầu phải có phần mềm "hỗ trợ âm thanh" trong tất cả các thiết bị để theo dõi mức âm lượng, thời lượng tiếp xúc với âm thanh của người dùng và để đánh giá rủi ro gây ra cho thính giác của họ. Hệ thống này có thể cảnh báo người dùng khi họ nghe ở mức nguy hiểm. WHO cũng đang kêu gọi có điều khiển âm lượng tự động trên các thiết bị âm thanh.
"Hãy nghĩ về nó giống như lái xe trên đường cao tốc, nhưng không có đồng hồ tốc độ trong xe hơi hoặc giới hạn tốc độ", thành viên WHO Shelly Chadha trả lời các phóng viên ở Geneva. WHO đã đề xuất rằng điện thoại thông minh nên được trang bị "đồng hồ tốc độ", với hệ thống đo lường cho biết người dùng nhận được bao nhiêu âm thanh".
Theo Lao Động
Google đã tìm được phương thuốc đặc trị cho bệnh "háu ăn" RAM của trình duyệt Chrome? Trong tương lai không xa, Google Chrome sẽ biết lựa chọn tiến trình nào cần ưu tiên để xử lý trước, qua đó giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên và hạn chế ngốn RAM hơn. Ngoài tính năng nhóm Tab (Group Tab), hỗ trợ Windows Mixed Reality và chế độ Dark Mode, Google đang nỗ lực cải thiện độ ổn định của...