Mitsubishi Xpander “gây bão” tại Triển lãm Ôtô Việt Nam 2018
Thông điệp của Mitsubishi tại triển lãm lần này là “Dẫn lối khát vọng”, được thể hiện từ việc đổi mới nhận diện thương hiệu, đến việc giới thiệu các mẫu xe được ứng dụng ngôn ngữ thiết kế tương lai Dynamic Shield bao gồm Outlander, Pajero Sport và thế hệ thứ hai của ngôn ngữ Dynamic Shield trên dòng xe Xpander.
Bên cạnh Xpander, Outlander cũng là mẫu xe được Mitsubishi chú trọng. Kể từ khi chuyển sang lắp ráp, thị trường ô tô trong nước chứng kiến sự tăng trưởng chưa từng có của Mitsubishi Outlander. Outlander phiên bản “nội” vẫn giữ được chất lượng của xe “nhập” và được đánh giá là mẫu xe yên tĩnh nhất phân khúc, giá bán hợp lý hơn và mới đây, xe cũng được trang bị thêm cửa gió cho hàng ghế thứ hai càng làm tăng sức cạnh tranh của mẫu xe này trong phân khúc.
Hiện xe có 3 phiên bản cùng sức mạnh động cơ đạt 167 mã lực và 222 Nm mô-men xoắn trên phiên bản cao nhất. Sự tiên phong và tinh thần khám phá của thương hiệu ô tô hàng đầu Nhật Bản sẽ được thể hiện trọn vẹn qua các dòng sản phẩm như ông vua địa hình Pajero Sport, mẫu xe nhỏ tiết kiệm nhiên liệu Attrage và đặc biệt là Xpander – chiếc Crossover MPV đang được đón chào nồng nhiệt tại Việt Nam.
Theo autodaily
Mitsubishi Xpander 2018 phiên bản số sàn: Giá đã hợp lý, còn gì để chê?
Không có một chiếc xe nào có thể hoàn hảo và chiếc Mitsubishi Xpander cũng vậy.
Mẫu Crossover MPV mới của Mitsubishi vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhưng với tầm giá 550 triệu đồng cho phiên bản số sàn thì đây sẽ là một sự lựa chọn khả dĩ dành cho một chiếc xe gia đình 7 chỗ ở tại thời điểm này.
Mitsubishi Xpander khả năng sẽ là mẫu xe đắt khách trong thời gian tới nhờ giá bán hợp lý với thiết kế và tiện nghi phù hợp với số tiền khách hàng phải trả. (Ảnh: Ngô Minh)
Mitsubishi xpander chính thức được ra mắt tại thị trường Việt Nam vào đầu tháng 8 vừa qua và ngay lập tức mẫu xe này nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ phía người tiêu dùng.
Tại Việt Nam, Mitsubishi Xpander được phân phối dưới dạng nhập khẩu với 2 phiên bản số tự động 4 cấp và số sàn 5 cấp.
Trong bài viết này, VietTimes sẽ gửi tới bạn đọc những đánh giá về Mitsubishi Xpander phiên bản số sàn 5 cấp, dựa trên những trải nghiệm thực tế của người viết.
Ngoại thất
Tất nhiên, thứ làm nên sự khác biệt và nổi bật cho Xpander không thể không nhắc tới chính là ngôn ngữ thiết kế mới Dynamic Shield của Mitsubishi đã rất thành công khi họ áp dụng cho 2 mẫu Outlander và Pajero Sport. Có thể nói đây là một trong những mẫu MPV 7 chỗ đẹp nhất thị trường ở thời điểm này.
Mitsubishi Xpander là mẫu xe thứ 3 của hãng được thiết kế dựa trên ngôn ngữ tạo hình mới Dynamic Shield.
Chúng tôi sẽ không đi sâu về thiết kế mà chỉ nói về những khác biệt so với phiên bản số tự động. Ở Xpander phiên bản số sàn, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một số chi tiết trang bị đã bị lược bớt như các nan ốp crôm ở khu vực lưới tản nhiệt đã thay bằng ốp nhựa đen bóng, không có đèn sương mù, ốp cản trước sau và bên đều bằng nhựa đen thay vì tấm ốp mạ bạc giả kim loại.
Dải LED chiếu sáng ngày tách biệt hẳn so với cụm đèn ph
La-zăng có thiết kế phay bóng 5 chấu kép thể thao nhưng kích thước bản số sàn sẽ chỉ có 16 inch
Gương chiếu hậu tích hợp đèn xi nhanh nhưng ở bản số sàn sẽ có màu sơn trùng với màu ngoại thất.
Thiết kế trụ D được sơn đen tạo hiệu ứng trần xe nổi, giúp Xpander trở nên hiện đại hơn.
Lưới tản nhiệt trên bản số sàn sẽ chỉ có các thanh nan ốp nhựa đen bóng, dòng chữ Xpander nằm trong gọi phụ kiện tặng kèm.
Cá nhân người viết thì lại không thích màu vàng be cho lắm, vì ghế ngồi màu này rất nhanh bám bẩn nếu không được bọc da. Giá như Mitsubishi Việt Nam có thêm lựa chọn bản số sàn với nội thất màu đen hay màu xám như ở các thị trường khác, có lẽ sẽ phù hợp hơn với những người muốn lựa chọn phiên bản này làm xe kinh doanh vận tải.
Điều mà bất kỳ ai, người viết hay những người đã được ngồi lên Xpander đều phải công nhận là chiếc xe này thật sự rộng rãi, trái ngược hoàn toàn với kiểu dáng bên ngoài của nó. Vị trí để đồ được tìm thấy ở khắp nơi như hai bên cánh cửa, bệ tỳ tay trung tâm, hốc đồ bên phụ, sau lưng ghế lái, hai bên bệ tỳ tay hàng ghế thứ 3...
Vô lăng bọc nhựa không được tích hợp một nút bấm chức năng nào ngoài còi xe.
Hai bên của hàng ghế thứ 3 đều có bệ tỳ tay kiêm chỗ để cốc, có ổ sạc điện...
Hai bên của hàng ghế thứ 3 đều có bệ tỳ tay kiêm chỗ để cốc, có ổ sạc điện...
Hốc chứa đồ bên ghế phụ phía trước được thiết kế 2 tầng.
Có vẻ như Xpander được thiết kế chuyên dùng cho những khách hàng yêu thích công nghệ cao khi nó trang bị tới 2 ổ sạc điện, một ở bệ điều khiển trung tâm và một ở hàng ghế thứ 3. Rất nhiều chỗ để đồ dạng khe mỏng phù hợp với điện thoại di động hay máy tính bảng.
Ở hàng ghế thứ 2, lưng ghế được thiết kế một bệ tỳ tay nhưng không có chỗ để cốc. Hành khách ngồi ở vị trí này cũng được tận hưởng sự mát mẻ thông qua giàn lạnh được gắn trên trần xe. Nhưng có vẻ như nó hoạt động giống như một chiếc quạt gió cỡ lớn hơn là một hệ thống làm mát thứ 2.
Khó có thể tìm thấy một mẫu xe MPV 7 chỗ nào cung cấp không gian ngồi cho hàng ghế thứ 3 thoải mái như Mitsubishi Xpander
Các hàng ghế đều dễ dàng gập phẳng tạo ra mặt sàn rộng rãi để vận chuyển những hàng hóa cồng kềnh.
Phía dưới của khoang hành lý còn có những khoang nhỏ để gia tăng khả năng chứa đồ
Khi sử dụng đủ 3 hàng ghế, khoang hành lý vẫn còn đủ chỗ cho những đồ dùng phục vụ hành trình ngắn ngày.
Không gian dành cho hành khách ngồi ở hàng ghế thứ 3 vẫn rất rộng rãi.
Tạo tác gập hàng ghế thứ 2 xuống vô cùng đơn giản với chỉ một thao tác gạt lẫy.
Khó có thể tìm thấy một mẫu xe MPV 7 chỗ nào cung cấp không gian ngồi cho hàng ghế thứ 3 thoải mái như Mitsubishi Xpander
Các hàng ghế đều dễ dàng gập phẳng tạo ra mặt sàn rộng rãi để vận chuyển những hàng hóa cồng kềnh.
Việc ra vào hàng ghế thứ 3 cũng khá dễ dàng khi chỉ cần một thao tác gạt là hàng ghế thứ 2 sẽ nhanh chóng gập và lật về phía trước. Khi ngồi vào hàng ghế thứ 3, chúng ta không thể không dành những lời khen ngợi cho Mitsubishi bởi họ đã làm quá tốt để mang lại không gian ngồi rất thoải mái, không hề cảm thấy gò bó. Đây là điều hiếm thấy đối với một mẫu MPV 7 chỗ hiện có tại thị trường Việt Nam.
Về khoang hành lý, nếu chở đủ tải 7 người, rõ ràng chúng ta khó có thể đòi hỏi nhiều ở Xpander nhưng nó vẫn đủ đáp ứng nhu cầu đối với một chuyến đi picnic ngắn ngày. Gập hàng ghế thứ 3 xuống, không gian chở đồ sẽ có nhiều hơn. Chưa hết, dưới mặt sàn của khoang hành lý còn có nhiều ngăn để mở rộng khă năng chứa hàng mà không muốn bị những con mắt tò mò nhìn thấy.
Cảm nhận khi cầm lái
Cầm lái mẫu Mitsubishi Xpander phiên bản số sàn, điều mà người viết cảm nhận đầu tiên là tầm quan sát xung quanh rất tốt nhờ vào kính chắn gió rộng, gương chiếu hậu lớn và thiết kế khu vực trụ A thông thoáng.
Ngoài ra, Mitsubishi Xpander được xây dựng trên nền tảng khung gầm liền khối unibody, chứ không phải thân xe trên khung Body on frame (xát xi rời) nên nó tạo cho người lái có cảm giác như đang cầm lái một chiếc xe con. Sự khác biệt duy nhất là vị trí ngồi lái cao hơn. Vô-lăng trợ lực điện phải nói là nhẹ nhàng và tạo cảm giác đánh lái chính xác.
Trên đường nhựa bằng phẳng, Mitsubishi Xpander tỏ ra êm ái, thoải mái nhưng với đường mấp mô, thân xe bị rung lắc do hệ thống treo hơi mềm.
Một điểm người viết khá thích ở Xpander phiên bản số sàn là việc có mặt tính năng hỗ trợ khởi hành ngang dốc. Đây là tính năng đối với nhiều người sẽ cảm thấy bình thường trên dòng xe số tự động. Nhưng với dòng xe số sàn, việc đề pa liên tục trên dốc sẽ là một cực hình đối với những tay lái mới.
Do đó, tính năng khởi hành ngang dốc trên Xpander 5MT sẽ giúp người lái cảm thấy tự tin khi đề pa. Lưu ý, hệ thống này chỉ được kích hoạt khi dừng đỗ ở con dốc có độ nghiêng từ 3% trở lên.
Vận hành có ổn không?
Bởi vì động cơ có thông số kỹ thuật trên giấy không mấy ấn tượng, chỉ có dung tích 1.5L, công suất 103 mã lực, mô-men xoắn 141 Nm và hộp số sàn 5 cấp (được giới thiệu lần này) nên ắt hẳn nhiều người đang tự hỏi "Nó có đáp ứng được không?" Nhưng xin thưa là được.
Với những con số kỹ thuật không mấy ấn tượng, nhiều người hoài nghi về khả năng vận hành của Mitsubishi Xpander cũng là điều dễ hiểu.
Với những con đường trong phố bằng phẳng, phần lớn mô-men xoắn chỉ dao động trong khoảng từ 2.000 vòng/phút, tất nhiên nó không đem lại cảm giác mạnh mẽ ngay khi mới lăn bánh. Nhưng nhìn chung, Xpander cung cấp cảm giác êm ái, thoải mái và quá đủ để đưa bạn dạo chơi trên phố.
Tiếng ồn lọt vào trong khoang lái gần như không đáng kể, nếu không nói là rất tốt so với các đối thủ trong cùng phân khúc. Để có được điều này, Mitsubishi cho biết kính cách gió cách âm với lớp phim cách âm dày hơn, lên tới 4 mm. Vật liệu cách âm và hấp thụ âm được tăng cường xung quanh xe.
Hộp số sàn 5 cấp không được trang bị âm thanh thông báo khi lùi xe, khiến người lái đôi lúc khó phân biệt khi nào vào số 1 và khi nào vào số R dù đã thao tác đúng cách.
Khi chạy ở tốc độ cao hay khi cần thốc mạnh ga để vượt xe cùng chiều, Mitsubishi Xpander bắt đầu có cảm giác hụt hơi. Là động cơ xăng nên trong những trường hợp như vậy, vòng tua máy thường bị đẩy lên cao để có thể kéo trọng tải nặng. Tuy nhiên, quá trình chuyển số vẫn khá trơn tru, mượt mà, không hề có cảm giác giật cục ngay cả khi thao tác côn ga chưa hợp lý.
Có điều, khi chở đủ tải, bạn nên tính toán khoảng cách vượt nhằm tranh những điều không mong muốn xảy ra. Việc chạy trên đường đèo dốc cũng sẽ gặp chút vất vả hơn nếu có đủ 7 người ngồi nhưng đường bằng thì chập nhận được.
Một trong những thứ ghi điểm nữa ở Mitsubishi Xpander là ngay cả với phiên bản số sàn, mẫu Crossover MPV này cũng được trang bị rất nhiều tính năng an toàn như phanh ABS/EBD/BA, cân bằng điện tử ASC, khởi hành ngang dốc HSA, cảnh báo phanh khẩn cấp ESS.
Chở đủ tải 7 người nếu đi đường bằng thì không vẫn đề nhưng với đường đèo dốc, Mitsubishi Xpander hơi bị hụt hơi.
Có chút đáng tiếc là nó chỉ được trang bị tiêu chuẩn 2 túi khí cho hàng ghế trước, thiếu cảm biến lùi, nhất là bản số sàn lại không có camera lùi nên rất khó quan sát, dẫn đến rất dễ xảy ra va chạm do kích thước xe dài.
Cuối cùng là mức tiêu thụ nhiên liệu, người viết đã chạy chủ yếu trong điều kiện đường đô thị với mật độ giao thông lớn, kết quả đo được từ phiên bản số sàn của Xpander là 7,6L/100km, khá sát với công bố 7,4L mà Cục đăng kiểm đã công bố.
Do điều kiện giới hạn trong thời gian ngắn nên người viết chưa thể có đủ thông tin để cung cấp mức tiêu thụ nhiên liệu trên đường cao tốc. Nhưng có lẽ nó cũng sẽ chỉ dao động xung quanh con số 5,3L/100km mà hãng công bố.
Đánh giá
Nhìn về tổng thể, Mitsubishi Xpander chưa phải là môt chiếc xe rộng rãi nhất, cũng không phải là một chiếc xe nhanh nhất nhưng nó lại là một chiếc xe có thiết kế, các tính năng tốt nhất và sở hữu giá bán tốt nhất trong phân khúc MPV 7 chỗ ở thời điểm này.
Mitsubishi Xpander số sàn sẽ là lựa chọn phù hợp cho cả người dùng cá nhân và giới kinh doanh xe tự lái.
Với ưu điểm nhiều hơn nhược điểm, 550 triệu cho bản MT và 620 triệu cho bản AT, Mitsubishi Xpander thật sự là một món hời cho những ai muốn sắm cho mình một chiếc xe gia đình vào lúc này.
Người viết tin rằng sự thành công của Xpander chỉ còn là vấn đề thời gian, hi vọng tới đây Mitsubishi Việt Nam sẽ đáp ứng đủ nhu cầu của người dùng để tránh hiện tượng khan hàng, đẩy giá.
Hốc chứa đồ bên ghế phụ phía trước được thiết kế 2 tầng.
Ngô Minh
Theo Viettimes
Giảm giá đồng loạt ô tô Mitsubishi Giá bán lẻ của mẫu xe cỡ nhỏ Mitsubishi đã được kéo về gần như tương đương với đối thủ Toyota Wigo. Sau đợt ưu đãi này, giá bán lẻ của mẫu xe cỡ nhỏ Mirage đã được kéo về sát với mức giá của đối thủ Toyota Wigo. Liên doanh Mitsubishi vừa tiến hành giảm giá bán lẻ đối với hầu hết...