Mitsubishi bỏ LCD, tập trung vào TV ‘khổng lồ’
Mitsubishi Bắc Mỹ sẽ tập trung vào phát triển TV DLP với kích thước từ 73 inch trở lên, đồng thời rút lui khỏi việc sản xuất và bán TV LCD.
Mitsubishi sẽ tập trung vào các mẫu TV cỡ lớn từ 73 inch trở lên và sử dụng công nghệ DLP. Ảnh: Mitsubishi.
Mitsubishi là hãng TV duy nhất vẫn tích cực phát triển và đưa ra thị trường các mẫu TV sử dụng công nghệ đèn chiếu sau (rear projection) trên thị trường. Mới đây Mitsubishi Digital Electronics America, hãng chuyên sản xuất TV phân phối cho các thị trường ngoài Nhật đã đưa ra thông báo cho biết sẽ từ bỏ mảng sản phẩm TV LCD, loại TV đang được ưa chuộng nhất hiện nay, để tập trung vào việc phát triển các mẫu đèn chiếu hậu như TV DLP và Laservue TV của hãng, với kích thước từ 73 inch trở lên.
Thông tin từ chi nhánh Mitsubishi Bắc Mỹ cho biết, hãng sẽ thực hiện tái cơ cấu và tổ chức lại công ty cho phù hợp với việc rút lui khỏi thị trường LCD của mình. Số lượng lao động và nhân viên ở các nhà máy tại Bắc Mỹ sẽ được giảm xuống. Các văn phòng tại thành phố Ontario và Braselton đều sẽ đóng cửa. Trong khi đó, nhà máy lắp ráp đặt tại Mexicali (Mexico) sẽ được điều chỉnh sản xuất các sản phẩm màn hình thích hợp với mục tiêu mới của hãng thay vì LCD như trước đây.
Video đang HOT
Trong năm nay, Mitsubishi sẽ tập trung vào việc phát triển và quảng bá dòng TV DLP kích thước 92 inch của hãng trên thị trường. Ngoài ra hãng cũng sẽ tập trung vào các mảng sản phẩm hình ảnh khác như máy chiếu, màn hình treo tường, máy in hay màn hình cỡ lớn tại công cộng.
Trước khi Mitsubishi Bắc Mỹ tuyên bố từ bỏ việc sản xuất TV LCD, một hãng điện tử khác mang thương hiệu của Nhật, JVC, mới đây cũng đã tuyên bố rời bỏ thị trường sản xuất TV.
Theo Số Hóa
Liệu TV tần số quét cao có thực sự là TV xịn?
TV LCD với tần số quét lên tới 240 Hz đang được các hãng thi nhau trào bán với giá ngất ngưởng, trong khi thực sự tác dụng của nó đem lại không phù hợp với số tiền bỏ ra cho lắm.
Trên thị trường có khá nhiều loại TV với đủ kiểu dáng, kích thước cũng như tính năng. Đặc biệt gần đây, các siêu thị lớn còn quảng cáo rất nhiều các loại TV có Refresh rate hay dịch nôm na là tần số quét lên tới 240 Hz với giá thành so với các TV bình thường thì đắt gấp đôi hoặc thậm chí là gấp ba.
Để hiểu rõ hơn về tần số quét, chúng ta cùng điểm qua 1 số khái niệm. Bạn biết rằng mắt người nhìn thấy hình ảnh chuyển động trơn tru khi nó thay đổi 24 khung hình trong 1 giây. Nếu sự thay đổi này chậm hơn 24 hình / giây, hình ảnh được mắt bạn thu lại sẽ bị nhấp nháy, nếu cao hơn ngưỡng này mắt bạn sẽ không phát hiện được khoảng thời gian chuyển gia giữa 2 lượt hình liên tiếp.
Tốc độ thể hiện hình ảnh của TV trong 1 giây này được gọi là tần số quét của TV đó và nó sử dụng đơn vị tần số là Hz.
Các thế hệ TV từ trước tới nay thường có tần số quét vào khoảng 60 tới 100 Hz vì vậy khi xem các chương trình truyền hình được phát ở tần số 60 Hz thì cả 2 TV đều thể hiện chất lượng hình ảnh như nhau bởi mắt người không thể nhận biết được tốc độ cao hơn 24 Hz.
Vậy tại sao vẫn có những chiếc TV với giá thành khá đắt đỏ có tần số quét lên tới 120 Hz hay thậm chí là 240 Hz ?
Thực sự thì chúng ta không thể phủ nhận một lợi thế của TV tần số quét cao mặc dù rất ít khi bạn cần đến nó. TV tần số cao có thể sửa 1 số lỗi khi xem phim có nội dung từ đĩa Blu - Ray. Nhưng đó cũng là tất cả.
Một TV tần số 240 Hz khi xem một chương trình truyền hình thông thường sẽ cho ra hình ảnh không khác gì 1 TV LCD có tần số 60 Hz rẻ tiền. Vì thế lựa chọn một chiếc TV có tần số quét cao với giá thành đắt hơn nhiều so với một chiếc TV cùng tính năng nhưng Refresh rate thấp hơn sẽ không có ích lợi gì nếu bạn chỉ xem truyền hình cáp với chiếc TV đó. Tần số quét của TV thực chất chỉ trở thành "cái mác" để các thương hiệu nổi tiếng tìm cách bán nó với giá cắt cổ.
Tuy nhiên, mới đây 1 công nghệ xem phim 3D mới sử dụng loại kính màn trập, một công nghệ sử dụng loại kính đặc biết không giống như kính phân cực 2 màu rẻ tiền bình thường. Loại kính này có tác dụng đóng mở từng mắt để chỉ cho hình ảnh từ TV tới một bên mắt mỗi lần, loại kính này được dùng với loại TV 3D được bán với giá khoảng vài trục triệu đồng. Các TV này thực ra chỉ đơn giản là có tần số quét cao gấp đôi TV bình thường để khi 2 mắt kính thay nhau đóng mở mắt bạn vẫn có thể nhìn thấy hình ảnh với tần số bằng 1 nửa tần số TV.
Đó là điều duy nhất để bạn cần 1 chiếc TV có tần số quét cao hơn mức bình thường. Còn nếu không hứng thú với công nghệ 3D thì 1 chiếc có tần số 60 Hz là đủ.
Theo PLXH
LG số một thế giới về màn hình LCD Tuy chỉ là hãng TV LCD lớn thứ hai thế giới sau Samsung, nhưng LG hiện đã vượt lên là nhà cung cấp số một thế giới về màn hình LCD nói chung. Trong một thống kế mới đây của DisplaySearch về thị trường LCD toàn cầu, bao gồm các loại màn hình cỡ lớn trên TV, laptop, máy tính bảng hay màn...