Mít Thái đang lo ế sao vẫn nhập 1.500 tấn/tháng từ Thái Lan?
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Thái Lan, trong 11 tháng năm 2021, Việt Nam vẫn nhập khẩu từ Thái Lan 15.594 tấn mít Thái.
Việt Nam nhập khẩu 15.594 tấn mít Thái từ Thái Lan để làm gì?
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Thái Lan, trong 11 tháng năm 2021, Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan 15.594 tấn mít Thái, bình quân mỗi tháng nhập khẩu khoảng 1.500 tấn mít Thái. Con số này có bất thường khi sản lượng mít Thái cả nước đang rất lớn.
Trong khi đó, chia sẻ tại Diễn đàn trực tuyến bàn giải pháp thúc đẩy kết nổi tiêu thụ, chế biến trái cây, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, do sản lượng tập trung nhiều trong quý I/2022 nên sau thanh long, mít Thái có thể là loại trái cây cần được hỗ trợ tiêu thụ.
Cụ thể, theo thống kê của Cục Trồng trọt, tổng sản lượng mít (chủ yếu là mít Thái) cần tiêu thụ trong quý I/2022 là 158.700 tấn, trong khi cả năm 2021, sản lượng mít của cả nước là 524.000 tấn.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, do sản lượng tập trung nhiều trong quý I/2022 nên sau thanh long, mít Thái có thể là loại trái cây cần được hỗ trợ tiêu thụ. Ảnh: Báo Cần Thơ.
Đáng chú ý, sản lượng mít Thái tuy lớn nhưng lại tập trung ở một số địa phương, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 80% sản lượng.
“Trong 3 tháng đầu năm 2022, thanh long, mít, bưởi, chuối, xoài… là những loại cây ăn quả chịu áp lực tiêu thụ lớn nhất. Sau thanh long, mít Thái có thể sẽ cần hỗ trợ tiêu thụ” – ông Lê Thanh Tùng nhận định.
Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, 11 tháng năm 2021, Việt Nam xuất khẩu được 388.376 tấn mít Thái, với giá bình quân 415 USD/tấn (9.568 đồng/kg), đạt kim ngạch 161,215 triệu USD.
Giá mít Thái đang xuống thấp kỷ lục
Video đang HOT
Không còn là cây hái ra tiền, hiện giá mít Thái đang xuống mức thấp kỷ lục. Hiện giá mít loại 1 (từ 10kg/trái trở lên) tại các nhà vườn vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ dao động 2.000 – 3.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành sản xuất đã lên đến khoảng 10.000 đồng/kg.
Tại huyện Cai Lậy, nơi có diện tích trồng mít Thái lớn nhất tỉnh Tiền Giang, trước đây, mít Thái có giá trung bình 40.000 đồng/kg thì nay chỉ còn 10.000 đồng/kg (mít loại 1), còn lại chỉ có giá 1.000-2.000 đồng/kg.
Nhiều nông dân cũng cho biết, hiện giá mít Thái không còn duy trì ở mức cao như các năm trước và trồng cây mít không dễ dàng có được thu nhập cao như nhiều người nghĩ.
Bởi mít tuy là loại cây dễ trồng nhưng chi phí cho phân bón và đòi hỏi người trồng phải quan tâm chăm sóc, nắm bắt các kỹ thuật để cây cho trái đạt chất lượng, trái to và đẹp, đặc biệt là không bị bệnh xơ đen múi thì mới bán được giá cao, còn ngược lại thì giá rất thấp.
Mít Thái, từ cây "hái ra tiền" đến nỗi lo gánh nợ
Việc hàng nghìn xe chở mít Thái bị ùn ứ ở các cửa khẩu khiến giá mít Thái giảm sâu có lẽ chỉ là "giọt nước tràn ly" để báo trước sự thoái trào của phong trào trồng mít Thái.
Sản lượng nhiều nhưng xuất khẩu mít Thái sang Trung Quốc là cuộc chơi mang tính cá nhân
Theo thống kê của Cục Trồng trọt, năm 2021, sản lượng mít Thái của các tỉnh phía Nam đạt khoảng 524.000 tấn, tăng 110% so với năm 2020.
Chỉ tính riêng quý I/2022, sản lượng mít Thái cần tiêu thụ của các tỉnh phía Nam lên đến 158.000 tấn, tập trung nhiều ở các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Nai,... 90% sản lượng mít Thái phục vụ xuất khẩu thị trường Trung Quốc.
Ngay sau khi Trung Quốc "siết" kiểm soát ở các cửa khẩu để phòng chống dịch Covid-19 khiến hàng nghìn xe container nông sản, trong đó có mít Thái ùn ứ, giá mít Thái ở nhiều nơi đã giảm sâu.
Theo ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinamit, xuất khẩu mít Thái số lượng lớn sang Trung Quốc chỉ tập trung phần lớn ở 5 cá nhân của Việt Nam và 3 cá nhân Trung Quốc. Ảnh: Viết Niệm.
Tại Tiền Giang, giá mít Thái đầu tháng 1/2021 bình quân chỉ đạt 6.000 - 9.000 đồng/kg (loại đẹp) trong khi đó, nhiều nông dân tỉnh Đồng Tháp than thở, giá mít Thái giờ "rẻ như cho", thương lái chỉ trả giá 2.000 - 3.000 đồng/kg và chỉ mua mít loại 1.
Điều đáng lo ngại là tuy có sản lượng lớn nhưng theo ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinamit (Công ty Vinamit), việc xuất khẩu mít Thái sang Trung Quốc là cuộc chơi mang tính cá nhân.
Ông Nguyễn Lâm Viên thông tin, năm 2021, có 113 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu và 110 doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu sản phẩm mít. Tuy nhiên, số lượng lớn chỉ tập trung phần lớn ở 5 cá nhân của Việt Nam và 3 cá nhân Trung Quốc.
"Điều đó cho thấy, đây là cuộc chơi mang tính cá nhân của các thương nhân, thương lái Việt Nam và Trung Quốc. Nếu chúng ta không bắt tay, trao đổi với nhóm thương nhân này sẽ không nắm bắt được thông tin, tình hình diễn biến thị trường", ông Nguyễn Lâm Viên nhận định.
Do vậy, ông Nguyễn Lâm Viên cho rằng, để xây dựng những đầu mối trong nước kết nối thông tin thị trường Trung Quốc bằng đường biên mậu, thậm chí theo đường chính ngạch, các địa phương cần xây dựng trung tâm đầu mối tiếp nhận, phân bổ thông tin tại các vùng trồng.
"Hiện, các thương nhân Việt Nam đứng ra làm điểm thu mua và bán sang biên giới. Nếu không bán được sang biên giới thì họ sẽ không bán được cho ai khác. Từ nhiều năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam dẫu biết đi đường biên mậu sang Trung Quốc sẽ bị o ép, khó khăn nhưng bắt buộc vẫn phải đi. Chưa kể đi chính ngạch sẽ bị áp thuế VAT 7%, trong khi đi đường biên mậu không cần", Tổng Giám đốc Công ty Vinamit phân tích.
Từ thực tế này, ông Viên đề xuất các địa phương cần xây dựng, đầu tư nâng cao năng lực sơ chế, chế biến. Vấn đề cối lõi là kết nối thị trường nên rất cần có những trung tâm tiếp nhận thông tin sau đó phân bổ cho các vùng trồng, qua đó có thể kiểm soát vùng trồng cũng như kiểm soát thị trường.
Nông dân huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) lo lắng khi giá mít Thái giảm. Ảnh: Báo Đồng Tháp.
Thoái trào phong trào trồng mít Thái?
Từng được coi là cây trồng "hái ra tiền", việc phát triển ồ ạt diện tích trồng mít Thái ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang bộc lộ những bất cập. Giá mít Thái từ chỗ tăng như "lên đồng" 50.000 - 70.000 đồng/kg, giờ chỉ còn 6.000 - 7.000 đồng/kg, trong khi giá thành trồng mít Thái đã vào khoảng 10.000 đồng/kg.
Có thể thấy, những năm qua, diện tích mít Thái ở nhiều địa phương tăng với tốc độ chóng mặt. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ trong năm 2020, diện tích mít cả nước tăng thêm 16.881ha, nâng tổng diện tích trồng mít (chủ yếu là mít Thái) cả nước đạt 58.511ha.
Trong đó riêng Đồng bằng sông Cửu Long có đến 30.045ha, dẫn đầu là Tiền Giang với 13.141ha, kế đến là Hậu Giang với 6.966ha, Đồng Tháp 2.692ha...
Đáng chú ý, theo các nhà khoa học, cây mít Thái không phù hợp với nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long bởi nó chỉ phát triển tốt ở cao độ 400 - 1.200m so với mặt nước biển.
Thêm nữa, việc chưa nắm vững kỹ thuật chăm sóc khiến nhiều diện tích mít Thái ở Đồng bằng sông Cửu Long mới trồng nhưng đã bị sâu bệnh.
Một quả mít Thái bị nứt do cây thiếu dinh dưỡng. Ảnh: Báo Đồng Tháp.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), việc xuất khẩu trái cây, trong đó có mít Thái sang thị trường Trung Quốc do tác động của dịch Covid-19.
Trong khi đó, yêu cầu chất lượng, truy xuất nguồn gốc của các thị trường xuất khẩu, đặc biệt thị trường Trung Quốc có thể tăng biện pháp kiểm dịch bệnh, làm chậm tiến độ xuất khẩu, gây ùn ứ tại cửa khẩu, ảnh hưởng đến tiêu thụ trong nước.
Chi phí đầu vào sản xuất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng tác động đến sản xuất cây ăn quả, có thể ảnh hưởng năng suất, chất lượng trái cây.
Năng lực chế biến trái cây trong nước còn hạn chế, chủ yêu xuất khẩu trái tươi, nếu gặp điều kiện khó khăn khi xuất khẩu, khi đó việc tiêu thị sẽ vô cùng khó khăn.
Từ thực tế đó, ông Lê Thanh Tùng khuyến cáo, các địa phương nắm sát sản lượng, chất lượng cây ăn quả, trong đó có mít Thái, đẩy mạnh đánh giá cấp mã số vùng trồng cây ăn quả; xây dựng kế hoạch tiêu thụ cụ thể; kết nối với các doanh nghiệp thu mua trái cây để tiêu thụ cho bà con.
Mít Thái tìm đường tiến thẳng vào một quốc gia cũng trồng nhiều mít, mới bán mà khách đã khen ngon 200 tấn mít đông lạnh loại 1, tương đương 1.000 tấn mít nguyên liệu (chủ yếu là mít Thái) đã được các nhà nhập khẩu, đăng ký tham gia chương trình xúc tiến do Thương vụ Việt Nam tại Australia tổ chức. Việc xúc tiến tiêu thụ mít Thái ở những thị trường khó tính như Úc là rất quan trọng để đa...