MIT chế tạo thiết bị đọc sách cho người khiếm thị
FingerReader là tên của thiết bị đeo tay có thể giúp người khiếm thị đọc được sách bìa cứng hoặc thậm chí trên cả các thiết bị điện tử, mở ra một cơ hội mới cho họ.
Được phát triển bởi các nhà nghiên cứu đến từ Đại học MIT, FingerReader muốn đưa người khiếm thị đến với nhiều nguồn thông tin hơn, không chỉ giới hạn ở những cuốn sách chữ nổi. Theo một nghiên cứu của Viên Hoàng gia những người khiếm thị (Anh), đến năm 2011 chỉ có khoảng 7% các cuốn sách có phiên bản định dạng chữ nổi hoặc đi kèm âm thanh đầy đủ.
Hiện vẫn đang ở phiên bản thử nghiệm, FingerReader thực chất là một chiếc nhẫn mà bạn có thể dùng để chỉ vào dòng chữ trên sách bìa cứng hoặc trên màn hình. Nhờ tích hợp camera, thiết bị này có thể nhận dạng được chữ kích thước 12pt rồi sau đó đọc ra bằng loa ngoài. Máy có tính năng báo cho người dùng biết khi tay của họ chỉ lệch ra khỏi dòng chữ và biết khi nào cần phải xuống dòng.
Mặc dù chức năng chính của FingerReader là giúp người khiếm thị đọc sách, tạp chí và chữ trên các thiết bị điện tử, máy còn có thể được phát triển thêm để phục vụ công việc dịch thuật hoặc đơn giản chỉ làm chiếc máy đọc sách. Hiện vẫn chưa rõ khi nào FingerReader của MIT sẽ trở thành một sản phẩm thương mại.
Theo BGR
Giúp người khiếm thị đọc sách bằng... ngón tay
Thiết bị nhỏ được gắn vào tay có thể giúp người khiếm thị đọc những quyển sách bình thường bằng cách chuyển đổi đoạn văn bản thành âm thanh và định hướng chuyển động của ngón tay theo các dòng chữ.
Thiết bị FingerReader được đeo trên ngón tay người sử dụng. Ảnh:Discovery News
Theo Discovery News, thiết bị đeo tay giúp người mù đọc sách có tên gọi là FingerReader. FingerReader là một chiếc máy tính nhỏ, tích hợp hệ thống chuyển đổi văn bản thành dạng âm thanh. FingerReader thực hiện chức năng đọc sách khi được đeo trên ngón tay và người dùng di chuyển ngón tay trên các trang sách.
Phiên bản nguyên mẫu FingerReader sẽ nhận biết, phát hiện và phản hồi âm thanh khi người sử dụng đưa tay chỉ lên văn bản và giúp họ duy trì chuyển động theo dòng. Khi đeo FingerReader, người sử dụng cũng sẽ nhận được các tín hiệu phản hồi âm thanh như dòng đầu, dòng cuối, đoạn văn bản mới và các dấu hiệu khác.
Theo các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, các phần mềm nghe nhìn và máy quét chữ dành cho người khiếm thị đã được giới thiệu và đưa vào sử dụng trong nhiều năm trở lại đây, thay vì chỉ có thể đọc chữ nổi.
Bằng nhiều cách khác nhau, các công nghệ này cho phép người khiếm thị vượt qua các rào cản thị lực, giúp họ đọc sách và sử dụng các phương tiện truyền thông như người bình thường. Tuy nhiên, một số thiết bị thường yêu cầu nhiều bước thực hiện mới có thể dịch văn bản thành âm thanh và không phải thiết bị nào cũng linh hoạt và di động.
Theo VnExpress
Khóa học online giới thiệu Linux trị giá 2400 USD được miễn phí Khóa học miễn phí giới thiệu về Linux (introduction to Linux) do Linux Foundation phối hợp với trang edX, tổ chức vào mùa hè này. Mới đây, tổ chức Linux Foundation vừa công bố họ sẽ hợp tác với edX, để tổ chức một khóa học giới thiệu về Linux (introduction to Linux) miễn phí và cho phép tất cả những ai quan...