Mini Guide Liên Minh Huyền Thoại: Thánh kéo Blitzcrank
Blitzcrank là một vị tướng hỗ trợ hết sức thú vị trong Liên Minh Huyền Thoại.
Ở phiên bản Liên Minh Huyền Thoại hiện nay, Blitzcrank không phải là một vị tướng hỗ trợ thực sự được yêu thích. Hầu hết các team chuyên nghiệp đều lựa chọn cách chơi an toàn khi pick những hỗ trợ dạng bảo kê như Janna, Nami, Braum, Alistar… Còn nếu muốn đè đường, ép giao tranh thì họ cũng lựa chọn Leona hay Thresh (công thủ toàn diện).
Blitzcrank không phải là vị tướng hỗ trợ được yêu thích hiện nay.
Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là Blitzcrank quá yếu khi đi hỗ trợ. Với vị tướng này, bạn sẽ có thể gây một sức ép khủng khiếp lên đối phương, khiến chúng luôn phải sống trong sợ hãi với những phát kéo có thể thay đổi cả thế trận. Điểm khiến Blitzcrank mất điểm chỉ vì đây là sự lựa chọn quá 5 ăn 5 thua, nếu kéo trúng nhiều thì sẽ tạo ra vô vàn lợi thế và ngược lại. Ngoài ra, Blitzcrank cũng có thể “bóp” team nếu kéo những đối tượng không nên kéo vào giữa đội hình mình (như Maokai chẳng hạn).
Nhưng, theo một game thủ chuyên nghiệp chia sẻ, Blitzcrank chỉ bị hạn chế sức mạnh trong các trận đấu trình độ chuyên môn cao. Còn để leo xếp hạng tại máy chủ Việt Nam với vị trí hỗ trợ, đây vẫn luôn được xem là sự lựa chọn hoàn hảo.
Để leo rank với vị trí hỗ trợ, Blitzcrank là sự lựa chọn tuyệt vời.
Hãy cùng đến với những hướng dẫn cơ bản nhất để đánh Blitzcrank ở vị trí hỗ trợ trong đấu trường Liên Minh Huyền Thoại nhé!
Ngọc Bổ Trợ
- Ngọc đỏ: 0.9 xuyên giáp/ 0.62 xuyên kháng phép (9 viên)
- Ngọc vàng: 1 giáp (6 viên); 0.41 hồi năng lượng/5 giây (4 viên)
- Ngọc xanh: 1.34 kháng phép (9 viên)
- Ngọc tím: 4.26 giáp (3 viên)
Nhận xét: Là một tướng mang thiên hướng ép đường, bạn phải chắc chắn rằng khi kéo được đối phương vào thì phải đánh thắng được. Ngoài sát thương phép, Blitzcrank cũng phụ thuộc rất nhiều vào các đòn đánh thường nên tốt nhất là chọn ngọc đỏ xuyên cả giáp lẫn kháng phép. Ngọc vàng tăng giáp và bổ sung một chút khả năng hồi năng lượng (kỹ năng Q của Blitzcrank đặc biệt tốn năng lượng). Ngọc xanh tăng kháng phép cộng thẳng (hoặc tăng kháng phép theo cấp nếu cặp đôi đường dưới của đối phương không gây sát thương phép). Ngọc tím cộng giáp là điều không phải bàn cãi.
Ngoài ra, nếu bạn thích mạo hiểm hơn thì có thể thay ngọc tím cộng giáp thành cộng năng lượng, ngọc xanh kháng phép thành ngọc xanh cộng năng lượng. Khi đó, bạn có thể thoải mái kéo hơn và lượng giáp tới từ nội tại cũng khủng khiếp hơn nhiều.
Bảng Bổ Trợ
Sở hữu lối chơi ép giao tranh sớm, thế nhưng dù sao Blitzcrank vẫn là tướng hỗ trợ đòi hỏi sự cứng cáp, bảng bổ trợ 0-9-21 được xem là hợp lý nhất cho vị tướng này.
Phép bổ trợ
Cũng giống như các tướng hỗ trợ khác, Blitzcrank sẽ cần phải lựa chọn cho mình Tốc Biến Kiệt Sức (có thể thay Kiệt Sức bằng Thiêu Đốt nếu muốn dồn sát thương nhanh hơn).
Cách tăng kỹ năng
Bàn Tay Hỏa Tiễn (Q) là kỹ năng mạnh nhất và cũng là biểu tượng của Blitzcrank, tăng tối đa đầu tiên để lấy hồi chiêu. Một chỉ số khác cũng không kém phần quan trọng với vị tướng này, đó chính là tốc độ di chuyển. Vì lẽ đó, Tăng Tốc (W) sẽ là kĩ năng được tăng tối đa tiếp theo. Đấm Móc (E) chỉ có tác dụng giữ chân đối phương, tăng một điểm ở những cấp độ đầu là đủ. Chiêu cuối nên tăng đúng cấp độ.
Video đang HOT
Cách lên đồ
Khởi đầu
Đồng Xu Cổ Đại là trang bị hỗ trợ đặc biệt phù hợp với Blitzcrank, ngoài tăng tốc độ hồi năng lượng thì trang bị này còn cộng thêm 2 vàng và 5 máu mỗi khi lính đối phương đứng gần bạn bị tiêu diệt. Nếu muốn cứng cáp hơn, hỗ trợ cho xạ thủ tốt hơn, bạn có thể lựa chọn Khiên Cổ Vật.
Những trang bị cần sớm hoàn thành
Đá Tỏa Sáng là trang bị bắt buộc phải có đối với các tướng hỗ trợ, nó sẽ giúp bạn kiểm soát tầm nhìn ở sông cũng như các bụi cỏ, tránh bị đối phương tập kích bất ngờ. Nâng cấp trang bị hỗ trợ lên và bổ sung tốc độ di chuyển với Giầy (chỉ số đặc biệt quan trọng với Blitzcrank). Nước Mắt Nữ Thần là sự lựa chọn thú vị và đặc biệt hiệu quả với Blitzcrank (tăng tốc độ hồi năng lượng, lượng năng lượng cơ bản). Khi đã có Đá Tỏa Sáng, cần sớm đổi trang bị phụ kiện sang máy quét.
Đầy đủ bộ trang bị (khi đối phương nhiều sát thương vật lý)
Từ Nước Mắt Nữ Thần, bạn có thể lựa chọn lên Quyền Trượng Đại Thiên Sứ hoặc Thần Kiếm Muramana, và theo nhiều game thủ chuyên nghiệp, Muramana sẽ là trang bị hữu ích hơn với Blitzcrank. Bùa Thăng Hoa sẽ mang lại một lượng tốc độ di chuyển khủng khiếp khi kích hoạt, nó khiến cho sức ép mà Blitzcrank có thể tạo ra lớn hơn nhiều. Dây chuyền Solari là trang bị mà gần như các tướng hỗ trợ dạng đỡ đòn đều lên.
Đầy đủ bộ trang bị (khi đối phương nhiều sát thương phép)
Chỉ có một sự thay đổi nhỏ, khi đối phương có nhiều sát thương phép, bạn chỉ cần thay Tim Băng thành Giáp Tâm Linh hoặc Dây Chuyền Chữ Thập là ổn rồi.
Theo Gamek
Mini Guide Liên Minh Huyền Thoại: Thợ săn Nidalee
Nidalee là một trong những vị tướng Liên Minh Huyền Thoại có lối chơi hết sức thú vị.
Trước đây Nidalee đã từng có thời điểm làm mưa làm gió trong đấu trường Liên Minh Huyền Thoại Hàn Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Thậm chí, sức mạnh của Nidalee còn đáng sợ đến mức Riot Games buộc phải thay đổi một cách toàn diện bộ kỹ năng của Nữ Thợ Săn Hóa Báo.
Thay vì lối chơi cấu rỉa như trước đây, Nidalee sẽ mạnh hơn khi đánh cận chiến ở dạng Báo. Thế nhưng, chính thay đổi này đã khiến vị tướng này dần biến mất khỏi đấu trường chuyên nghiệp (một pháp sư máu giấy phải lao vào giữa team đối phương để gây sát thương là quá mạo hiểm). Thế nhưng, trong những trận đấu mà tính cạnh tranh ít hơn, Nidalee vẫn có thể phát huy được sức mạnh với lối chơi đầy thú vị.
Hãy cũng tìm hiểu cách chơi cơ bản dành cho Nidalee ở vị trí pháp sư đường giữa nhé!
Điểm mạnh
- Đẩy lính nhanh
- Cực mạnh khi lên các món đồ giảm thời gian hồi chiêu
- Khả năng đảo gank ở các đường nhanh
- Hồi máu tốt
- Vừa có thể gây sát thương phép, vừa gây sát thương vật lý
- Độ cơ động cao
- Khả năng kiểm soát đường tốt với Đặt Bẫy
Điểm yếu
- Phụ thuộc nhiều vào khả năng Phi Lao trúng
- Khó farm cũng như ép đường ở thời điểm đầu
- Phụ thuộc nhiều vào đồng đội
- Dễ bị đối phương dồn sát thương chết sốc khi đang lao vào gây sát thương
- Không mạnh trong combat tổng
Ngọc Bổ Trợ
- Ngọc đỏ: 0.9 xuyên giáp/ 0.62 xuyên kháng phép (9 viên).
- Ngọc vàng: 1 giáp (9 viên) hoặc có thể thay bằng ngọc cộng máu theo cấp.
- Ngọc xanh: 1.34 kháng phép (9 viên) hoặc có thể thay bằng ngọc sức mạnh phép thuật theo cấp.
- Ngọc tím: 4.95 sức mạnh phép thuật (3 viên)
Nhận xét: Như chúng tôi đã đề cập ở trên, Nidalee là tướng vừa có khả năng gây sát thương phép, vừa có khả năng gây sát thương vật lý nên ngọc đổ xuyên đôi là sự lựa chọn hợp lý nhất. Khi đối đầu với tướng sát thủ vật lý, bạn có thể sử dụng ngọc vàng cộng giáp còn ngọc xanh cộng sức mạnh theo cấp. Ngược lại, khi đối đầu với tướng pháp sư, ngọc vàng sẽ là cộng máu theo cấp còn ngọc xanh tăng kháng phép. Ngọc tím cộng sức mạnh phép thuật là điều đã quá quen thuộc với các pháp sư.
Bảng Bổ Trợ
Nidalee tỏ ra phù hợp nhất với bảng bổ trợ 21-0-9. Do điểm mạnh của Nidalee là đảo gank ở các đường linh hoạt nên ở bảng Đa Dụng, bạn nên dành 3 điểm vào ô tăng tốc độ di chuyển (0.5%).
Phép Bổ Trợ
Khi đối đầu với các sát thủ như Zed, Yasuo hay Syndra thì nên cầm cho mình Lá Chắn để đảm bảo sự an toàn. Còn nếu tự tin, Thiêu Đốt sẽ mang lại lợi thế không nhỏ trong các pha trao đổi chiêu thức. Tốc Biến là phép bổ trợ bắt buộc phải có.
Cách tăng kỹ năng
Phóng Lao/Cắn Xé chính là kỹ năng gây sát thương chính của Nidalee, cần ưu tiên tăng tối đa đầu tiên. Sức Mạnh Hoang Dã/Vả giúp hồi máu cũng như gây sát thương diện rộng, tăng khả năng đẩy đường của Nidalee nên ưu tiên tăng tiếp theo. Đặt Bẫy/Vồ chỉ nên tăng 1 điểm ở thời gian đầu, chiêu cuối tăng đúng cấp độ.
Cách lên đồ
Khởi đầu
Nhẫn Doran, hai bình máu, mắt vật tổ là những món khởi đầu quen thuộc với các pháp sư đường giữa trong hầu hết các trận đấu.
Món đồ tiếp theo
Hướng 1.
Hướng 2.
Khi đối đầu với các pháp sư khác, Cốc Quỷ Athene sẽ làm món đồ cực kì hữu dụng. Tuy nhiên, nếu đối thủ là Zed, Riven, Yasuo thì nên thay thế bằng Nước Mắt Nữ Thần sau đó là Găng Tay Seeker để hướng lên trang bị Quyền Trượng Đại Thiên Xứ cũng như Đồng Hồ Cát.
Ngoài ra, nếu đối phương có quá nhiều sát thương phép thì bạn có thể cân nhắc lên thêm Gậy Đầu Lâu (tăng kháng phép bản thân, giảm kháng phép đối phương).
Bộ trang bị đầy đủ về cuối game
Hướng 1.
Hướng 2.
Như đã đề cập ở trên, Nidalee có 2 cách lên đồ tùy thuộc vào việc đối đầu với ai ở đường giữa. Vậy nên, hướng phát triển đồ vào cuối game cũng có đôi chút thay đổi.
Cách chơi
Đầu game
Ở giai đoạn đầu game, hầu như các game thủ cầm Nidalee đều bị buộc phải farm bằng tay ở dạng người, bởi khi hóa báo lao vào (đánh gần) bạn rất dễ để đối phương kéo máu.
Mặc dù khả năng phục hồi của Nidalee là có, nhưng nó sẽ tiêu tốn lượng năng lượng không hề nhỏ. Hãy cố gắng ném lao mỗi khi bạn nhận thấy đối phương đứng sai vị trí, chỉ cần một lần trúng thôi bạn có thể hóa báo lao vào tận dụng nội tại mà kéo đi hàng tá máu đối phương.
Ngoài ra, có một cách khác để bạn khô máu với đối phương, đó chính là tận dụng kỹ năng Đặt Bẫy. Hãy đặt nó trước mặt đối phương hoặc rải ở các vị trí quanh đường giữa, chỉ cần sơ ý dẫm phải thôi thì hậu quả khôn lường.
Giữa game
Là một tướng mạnh trong giao tranh lẻ, công việc chính của Nidalee không phải là farm ở đường mà là đảo gank cho team. Hãy chủ động cắm mắt sâu vào rừng đối phương cũng như đặt bẫy liên tục để đảm bảo tầm nhìn. Di chuyển liên tục, tạo sức ép để lấy đi những mục tiêu lớn như Rồng cũng như Trụ. Chú ý là Nidalee sẽ được tăng lượng tốc độ không hề nhỏ khi đi qua bụi nhé!
Một kinh nghiệm khi chơi Nidalee, bạn thường khó có thể ném lao trúng đối phương ở cự ly xa, đặc biệt là khi chúng đã có tầm nhìn, lúc này hãy dùng lao để ép góc khiến đối phương phải giật lại 1 nhịp né, sau đó nhanh chóng đặt bẫy để cản đường đi của chúng và hóa báo lao vào. Lúc này, nếu tránh bẫy thì kẻ địch sẽ rơi vào tầm tấn công của Nidalee, còn nếu dẫm bẫy thì nguy hiểm hơn.
Cuối game
Tầm ảnh hưởng của Nidalee sẽ giảm đi theo thời gian, lúc này bạn không thể hổ báo lao vào đối phương như trước, kể cả khi bạn đã có Đồng Hồ Cát. Nidalee sẽ phải trở về lối chơi quen thuộc, rỉa (Q). Chỉ cần một (Q) trúng đối phương khi lượng sát thương phép cao thì thực sự rất "thốn" trong khi Nidalee lại có thể sử dụng (Q) quen thuộc.
Đặt Bẫy (W) lúc này có vai trò hết sức to lớn trong lối chơi của Nidalee, hãy đặt nó liên tục mỗi khi kỹ năng đó hồi chiêu.
Theo Gamek
Liên Minh Huyền Thoại: Hướng dẫn chơi Shaco ở vị trí đi rừng Shaco hiện đang được sử dụng rất nhiều trong các trận đấu Liên Minh Huyền Thoại xếp hạng. Từng bị xem là một vị tướng "bỏ đi" trong đấu trường Liên Minh Huyền Thoại, Shaco bỗng nhiên trở thành sự lựa chọn đầy hiệu quả cho vị trí đi rừng phiên bản 4.21. Điểm mạnh - Ăn bùa lợi nhanh, ít tốn máu...