Mini Guide DOTA 2: Wraith King – Vị vua bất tử
Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách chơi của Wraith King, một vị tướng đánh cận chiến khá mạnh trong thế giới DOTA 2. Wraith King là một vị tướng tương đối dễ chơi do lượng skill phải sử dụng cực kì ít. Trước đây, Wraith King hầu hết chỉ được sử dụng với vai trò là một Carrier hạng nặng, có thể phát huy thế mạnh của mình vào giai đoạn late game. Từ mùa giải The International 4 vừa qua, có khá nhiều team đã sử dụng Wraith King trong vai trò supporter và giành được một số thành công nhất định.
Hãy cùng tìm hiểu về cách chơi của vị tướng này qua bài viết dưới đây
1, Thông tin kĩ năng
Wraithfire Blast
Wraith King ném một ngọn lửa ma về phía đối thủ, gây sát thương, khiến hắn bị choáng rồi sau đó làm chậm và gây sát thương lên mục tiêu trong một khoảng thời gian.
Tỉ lệ làm chậm: 20%
Thời gian làm chậm: 2s
Thời gian làm choáng: 2s
Sát thương theo giây: 15/30/40/50
Sát thương nhận ban đầu: 50/100/150/200
Tầm sử dụng: 525
Thời gian hồi: 8s
Mana tiêu tốn: 140 mana
Vampiric Aura
Wraith King cho bản thân và đồng đội xung quanh khả năng hút máu dựa trên mỗi đòn đánh thường.
Tỉ lệ hút máu: 15%/20%/25%/30%
Tầm ảnh hưởng: 900
Mortal Strike
Wraith King có tỉ lệ được tăng sức mạnh chí mạng cho các đòn đánh thường
Tỉ lệ chí mạng:15%
Sát thương chí mạng: 1.5x/2x/2.5x/3x
Reincarnation
Wraith King cho phép bản thân mình hồi sinh lại sau khi chết. Trong khi đang hồi sinh, đối thủ trong vùng xung quanh ngôi mộ Wraith King sẽ bị làm chậm 75% trong 5s
Thời gian hồi: 260s/160s/60s
Mana tiêu tốn: 140
2, Hướng tăng kĩ năng
Do Wraith King ở vị trí Carrier thường được bố trí đi Trip-Lane với sự bảo kê khá kĩ từ các support nên bạn gần như có thể lên điểm kĩ năng trong thời gian đầu khá thoải mái. Nếu Trip-lane bị gank khá nhiều và cần phải giao tranh sớm thì bạn có thể đi theo hướng tăng tối đa kĩ năng Wraithfire Blast trước.
Video đang HOT
Nếu như lane của bạn có thể thoải mái tăng vào Mortal Strike trước để có thêm sát thương cho các đòn đánh thường giúp farm nhanh và dễ dàng hơn.
3, Hướng mua đồ
Là một vị tướng đánh cận chiến, thời gian đầu Wraith King cần có sức chống chịu tốt để bám lane và farm được những item cần thiết. Do đó bạn có thể mua Stout Shield trước cùng một vài chiếc Tango để hồi máu khi bị harass. Nếu xắc định phải vào farm rừng sớm thì có thể mua thêm cả Quelling Blade để farm nhanh hơn.
Ở giai đoạn sau của trận đấu, Power Tread là một sự lựa chọn đúng đắn cho Wraith King. Bạn cũng có thể lên thêm cả Hand of Midas để cải thiện tốc độ farm hay trực tiếp farm luôn lên các item tiếp theo. Nếu team bạn chưa có ai lên Drum of Endurance thì bạn cũng có thể lên item này trước để cải thiện khả năng combat tổng của team.
Trong giai đoạn giữa trận đấu, item đầu tiên mà Wraith King nên cố gắng lên là Mjollnir với khả năng giật sét giúp Wraith King farm nhanh, gấy sát thương lớn hơn, tốc độ đánh cao giúp tỉ lệ xuất hiện Mortal Strike cao hơn cùng với kĩ năng Stactic Charge có thể tự buff vào bản thân và lăn xả vào chịu đòn của địch để rồi hồi sinh nhờ Reincarnation. Armlet of Mordiggan cũng là một item thích hợp cho Wraith King khi lượng hút máu từ Vampiric Aura được cộng thêm nhiều.
Giai đoạn sau đó, bạn có thể chọn lên cho mình các core item thường thấy của một tướng cận chiến Strength như Black King Bar, Assault Cuirass, Heart of Tarrasque
4, Một số lưu ý khi chơi Wraith King
- Có thể nói rằng Wraith King là một hero có cách chơi nhàn bậc nhất trong thế giới DOTA 2 khi mà gần như chỉ cần farm là chủ yếu. Trong combat, người chơi gần như cũng chỉ cần điều chỉnh Wraith King tấn công bằng đòn đánh thường và sử dụng một kĩ năng duy nhất là Wraithfire Blast.
- Khi chơi Wraith King, nếu đang có kĩ năng Reincarnation thì hãy lăn xả lao vào trước trong combat, buff Stactic Charge lên mình để khi đối thủ tấn công Wraith King sẽ bị phản lại sát thương còn Wraith King nếu có bị chết thì sau đó sẽ lại được hồi sinh.
- Ở giai đoạn giữa đến cuối game, Wraith King nên tập trung lên những item tăng khả năng chống chịu của bản thân như Heart of Assault Cuirass, Heart of Tarrasque để tránh tình trạng bị chết trước khi chưa kịp làm gì có ích cho team.
- Trong combat hãy nhằm tới những mục tiêu có lượng HP thấp như các support của team địch trước. Với một Wraith King có lượng item vượt trội thì những hero này sẽ nhanh chóng gục ngã sau một vài đòn đánh thường.
- Khi đi farm, hãy mang theo Town Portal Scroll để “chạy chỗ” và farm tốt hơn cũng như có thể ra hỗ trợ đồng đội kịp thời khi combat nổ ra.
Theo Gamek
Mini Guide DOTA 2 - Techies: Trùm khủng bố DOTA 2
Trong thời gian vừa qua, cộng đồng fan hâm mộ DOTA 2 đang rất vui mừng khi được chào đón thêm Goblin Techies, vị tướng có lối chơi "kịch độc" và không giống ai. Trong số hơn một trăm vị tướng của DOTA 2 thì có lẽ Goblin Techies là một vị tướng có lối chơi lạ và thú vị nhất. Bằng bộ kĩ năng chủ yếu là đặt bom để bẫy kẻ địch, Techies thường xuyên đem đến cho trận đấu những tình huống bi hài và làm cho thế giới DOTA 2 trở nên thú vị hơn rất nhiều.
Hãy cùng tìm hiểu cách chơi Goblin Techies - Trùm khủng bố của thế giới DOTA 2 thông qua bài viết dưới đây.
1, Thông tin kĩ năng
Land Mines
Techies đặt một quả mìn xuống đất, mìn sẽ nổ nếu có một kẻ địch nào đó đến gần. Land Mines không giới hạn thời gian tồn tại nhưng lại giới hạn số mìn được đặt. Nếu số lượng mìn đặt nhiều hơn 20 thì quả mìn đặt đầu tiên sẽ phát nổ. Mìn nổ ở càng xa thì sát thương càng giảm.
Khoảng cách đặt mìn: 100
Số mìn tối đa: 20
Khoảng cách nhận đủ sát thương: 200
Khoảng cách nhận nửa sát thương: 500
Sát thương gây ra: 300/400/500/600
Thời gian đặt mìn:1.75s
Thời gian hồi: 25s/20s/15s/10s
Mana tiêu tốn: 125/150/175/205
Statis Trap
Techies đặt một chiếc bẫy điện, làm choáng những kẻ địch xung quanh khi phát nổ
Tầm đặt bẫy: 150
Thời gian làm choáng: 3s/4s/5s/6s
Tầm kích hoạt bẫy: 200
Khoảng cách làm choáng: 450
Thời gian bẫy tồn tại: 270/300/330/360
Thời gian hồi: 20s/16s/13s/10s
Mana tiêu tốn: 80/110/140/160
Suicide Squad, Attack!
Techies hi sinh thân mình, ôm bom cảm tử và tạo ra một vụ nổ cực lớn, gây sát thương cho những kẻ địch xung quanh. Khi bị chết bởi Suicide Squad, Attack!, Techies được giảm một nửa thời gian chờ hồi sinh.
Tầm sử dụng: 100
Khoảng cách nhận đủ sát thương: 200
Khoảng cách nhận "một phần" sát thương: 500
Sát thương đủ: 650/850/1150/1550
"một phần" sát thương: 350/400/450/500
Thời gian hồi: 180/170/160/150
Mana tiêu tốn: 100/125/150/175
Focused Detonate
Techies kích nổ tất cả những quả bom trong vùng được chọn
Minefield Sign
Techies cắm một tấm biển cảnh báo có bom để trêu ngươi kẻ thù
Remote Mines
Techies đặt một quả bom có thể kích nổ và gây sát thương phép thuật
Tầm đặt bom: 500(700 nếu có Aghanim's Scepter)
Bán kính nổ: 400/410/425 (410/425/425 nếu có Aghanim's Scepter)
Sát thương:300/450/500 (450/600/750 nếu có Aghanim's Scepter)
Thời gian tồn tại của bom: 480s
Thời gian hồi: 10s
Mana tiêu tốn: 200/240/300
Pinpoint Detonate
Techies kích nổ toàn bộ những quả bom được chọn.
2, Hướng dẫn tăng kĩ năng
Đối với Techies, bạn nên tăng tối đa mìn Land Mines trước để có thể đặt được nhiều mìn cũng như có sát thương trên từng quả mìn lớn đủ để giết mỗi kẻ địch xấu số đạp phải chúng hay dùng chúng để push trụ.
Nếu bạn tính chơi theo hướng tấn công thì nên tăng tối đa Suicide Squad, Attack! trước và lăn xả lên tấn công mỗi khi có kĩ năng này. Ngược lại, nếu bạn tính cùng đồng đội chơi an toàn, thủ tại trụ và farm thì Statis Trap sẽ giúp củng cố hàng rào phòng thủ khiến kẻ địch không dám manh động mà gank bạn.
3, Hướng dẫn mua đồ
Khởi đầu game, bạn hãy mua một Town Portal Scroll cùng thật nhiều bình mana Clarity, bạn có thể mua thêm Tango để hồi phục chút máu khi bị harass hoặc mua Soul Ring Recipe luôn để lên item này sớm sau khi ăn được First Blood. Ngoài ra, bạn cũng có thể bỏ qua Soul Ring Recipe để mua Courier cho team ngay từ đầu.
Tầm mid game, bạn hãy cố gắng lên Soul Ring và Arcane Boots để duy trì được lượng mana lớn đủ để đặt bom và mìn.
Sau đó, bạn hãy cố gắng lên được Aghanim's Scepter để tăng sức mạnh cho kĩ năng Remote Mines. Ngoài ra Blink Dagger hay Force Staff cũng là một item khá hữu hiệu để bạn có thể chạy trốn hoặc tiếp cận địch và... tự sát.
Về late game, nếu "gặt hái" được nhiều tiền từ những đống bom của mình, bạn có thể lên cho mình những item "xịn" của hero intelligent và đổi Arcane Boots sang thành Boots of Travel để di chuyển và đặt bom cơ động hơn.
4, Một số lưu ý khi chơi Techies
Đặt Lane Mines ở cạnh đường của creep chạy sẽ có thể ăn được First Blood
- Ở level 1, bạn hãy mua mana Clarity cùng Town Portal Scroll rồi bay ra lane thật nhanh để đặt mìn Lane Mines thật sớm. Cố gắng đặt được từ 3-4 quả Lane Mines trước khi creep địch và ta chạm mặt.
- Những vị trí đặt bom ban đầu có thể tiêu diệt quân địch bằng Lane Mines
Một số vị trí đặt Lane Mines
- Sau giai đoạn đầu game thì vị trí Runes ở hai bên sông, cửa vào shop rừng hay những nơi lên xuống dốc là những địa điểm rất tốt để đặt Lane Mines.
- Remote Mines có tầm nhìn 900/900 (900 cả ban ngày lẫn ban đêm), do đó bạn có thể đặt Remote Mines ở những vị trí cần cắm ward.
Hãy tính toán số lượng bom hoặc mìn cần thiết để tránh tình trạng định còn chút máu và chạy mất.
- Hãy tính toán lượng bom, mìn cần đặt dựa theo số máu của đối phương. Ví dụ: các heroes đối phương lúc này có nhiều nhất là 800HP, Lane Mines của bạn đang ở level 3 với 500 damage và Remote Mines level 1 có sát thương 300. Như vậy bạn phải đặt ít nhất 4 quả Remote Mines cạnh nhau hoặc một cụm 3 quả Lane Mines cạnh nhau mới có thể giết được hero đối phương.
Theo Gamek
Mini Guide DOTA 2: Zeus - Chúa tể của các vị thần Zeus là một vị tướng có khả năng gây sát thương phép rất lớn và giao tranh từ bất kì vị trí nào trên bản đồ với Ultimate Thundergod's Wrath. Hãy cùng tìm hiểu về cách chơi vị chúa tể sấm sét này thông qua bài hướng dẫn của GameK. Được coi như một vị tướng có khả năng gây sát thương phép...