Mini Guide DOTA 2: Viper – Quái vật “kịch độc”
Hãy cùng tìm hiểu về cách chơi của Viper – Quái vật “kịch độc” của thế giới DOTA 2.
Viper luôn được đánh giá là một trong những hero Agility mạnh mẽ nhất và thường xuyên được sử dụng trong cả các trận đấu competitive lẫn public. Không quá mỏng manh như những Hero Agility, Viper có khả năng sống sót khá tốt trong combat và tận dụng thời gian này để gây sát thương lên và kết liễu các mục tiêu ít máu phía đối phương.
Hãy cùng nhau tìm hiểu cách chơi của Viper -
1, Thông tin kĩ năng
Poison Attack
Viper bắn chất độc vào người đối thủ khiến hắn chịu sát thương mỗi giây, bị giảm tốc độ di chuyển và tốc độ đánh.
Tầm sử dụng: 600
Thời gian tác dụng: 2s
Tốc độ bị giảm: 10%/20%/30%/40%
Sát thương mỗi giây: 10/16/22/28
Thời gian hồi: 0s
Mana tiêu tốn: 20
Video đang HOT
Nethertoxin
Mỗi cú đánh của Viper sẽ gây thêm sát thương dựa theo số lượng máu mất của đối phương. Lượng damage này sẽ bị giảm nếu tác động vào creep.
Sát thương cộng thêm cơ bản: 2.5/5/7.5/10
Sát thương cộng thêm tối đa: 40/80/120/160
Sát thương gây ra với creep: 50%
Corrosive Skin
Viper khiến cho các kẻ địch tấn công mình bị làm chậm và nhận sát thương mỗi giây, bên cạnh đó hắn cũng được bọc một lớp kháng phép trên cơ thể.
Thời gian tác dụng: 4s
Tầm tác dụng: 1400
Tốc độ bị giảm: 10%/15%/20%/25%
Sát thương mỗi giây: 10/15/20/25
Kháng phép gia tăng:10%/15%/20%/25%
Viper Strike
Vipper bắn ra một tia độc khiến cho hero đối phương bị làm chậm và nhận một lượng sát thương cực lớn trong 5s
Tầm sử dụng: 500 (900 nếu có Aghanim’s Scepter)
Thời gian tác dụng: 5s
Tốc độ bị giảm: 40%/60%/80%
Sát thương mỗi giây: 60/100/145
Thời gian hồi: 80/50/30s (12s nếu có Aghanim’s Scepter)
Mana tiêu tốn: 125/175/250 (125 nếu có Aghanim’s Scepter)
2, Hướng dẫn tăng điểm kĩ năng
Ở giai đoạn đầu của trận đấu, Viper cần tăng một điểm vào Poison Attack để sử dụng kĩ năng này harass đối phương. Ngoài ra, bạn nên tăng đều hai kĩ năng Nethertoxin và Corrosive Skin để cân bằng giữa khả năng gây sát thương cũng như chịu đòn trong combat của Viper.
Nếu dự định đi gank sớm, bạn nên tăng thêm điểm vào Poison Attack sớm để lấy hiệu ứng slow. Tuy nhiên, cách chơi này sẽ khiến bạn mất thời gian để farm lên các item cần thiết bởi thời gian đầu, Ultimate Viper Strike tốn khá nhiều thời gian cooldown và Viper sẽ khó có đủ mana để spam Poison Attack liên tục.
3, Hướng dẫn mua item
Thời gian đầu, Viper nên mang theo một vài item hồi máu như Tango, Healing Salve cùng một vài item tăng chỉ số cơ bản.
Khi ở gian đoạn đầu của Mid- Game, bạn nên mua cho mình giầy Power Tread để tăng khả năng tank và có thêm một lượng tốc độ đánh. Item cần thiết khi đánh với một team là Mekansm, đây là item cho khả năng tank khá tốt, có thể sánh ngang với Vanguard và lại còn hồi được máu cho cả team.
Item đầu tiên cần phải lên ở giai đoạn Mid-Game của Viper chính là Aghanim’s Scepter để có thể rút ngắn thời gian hồi của Ultimate mà tăng tầm sử dụng của kĩ năng này.
Ở giai đoạn Late-Game, Viper vẫn lên các item truyền thống của các Agility Hero như Butterfly, Monkey King Bar, Manta Style. Ngoài ra, Black King Bar cũng là một item cần thiết nếu team địch có quá nhiều kĩ năng làm choáng và Heart of Tarrasque cũng sẽ giúp Viper tank tốt hơn trong combat.
4, Một số lưu ý khi chơi Viper
- Sử dụng Poison Attack để harass và không cho đối thủ cùng late yên ổn last-hit creep. Bên cạnh đó, việc cấu máu đối phương cũng sẽ tạo điều kiện cho đồng đội ra gank dễ dàng hơn.
- Nếu team bạn có nhiều kĩ năng rút máu đối phương thì tăng tối đa Nethertoxin trước là một sự lựa chọn hữu ích giúp bạn gây sát thương tốt và dứt điểm đối thủ dễ dàng hơn.
- Ngoài ra, việc tăng tối đa kĩ năng Corrosive Skin trước lại được chọn lựa khá nhiều hiện nay do cho khả năng tank tốt hơn của Viper trong combat, từ đó Viper có thể thoải mái “xả đạn” vào các hero ít máu phía đối phương.
- Cố gắng lên Aghanim’s Scepter nhanh nhất có thể bởi tầm sử dụng của ultimate Viper Strike ban đầu 500 là quá ngắn khiến Viper khó có thể tiếp cận được đối thủ.
Theo GameK