Mini Guide DOTA 2: Troll Warlord – Bậc thầy “quay tay” DOTA 2
Có thể nói rằng Troll Warlord là một carry có tốc độ ra đòn nhanh nhất trong thế giới DOTA 2 nhờ bộ kĩ năng buff tốc độ đánh cực nhiều. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cách chơi của Troll Warlord thông qua bài hướng dẫn Guide DOTA 2 dưới đây.
Có thể nói rằng Troll Warlord là một trong những Carrier được ưa chuộng và đang dần trở lại với đấu trường Competitive trong thời gian gần đây. Sức mạnh của vị tướng này nằm ở tốc độ đánh nhanh cùng khả năng chuyển đổi giữa đánh xa, đánh gần tùy mục đích. Không những thế, anh chàng này cũng là một ứng cử viên giúp team ăn Roshan sớm bậc nhất trong DOTA 2.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách chơi của Troll Warlord thông qua bài hướng dẫn Guide DOTA 2 dưới đây.
1, Thông tin chỉ số
Strength: 17 ( 2.2/level)
Agility: 21 ( 2.75/level)
Intelligence: 13 ( 1.0/level)
Lượng máu gốc (Level 1/25): 473/1841
Mana: 169/741
Sát thương: 38-56 / 124-142
Tầm đánh: 500
Armor: 1.94/13.98
Tốc độ di chuyển: 300
Đánh giá: Lượng chỉ số của Troll Warlord được cân bằng giữa Strength và Agility khiến cho vị tướng này không quá yếu ớt trong giai đoạn đầu game. Tuy nhiên, lượng chỉ số Intelligence cộng trên một level khá thấp khiến cho Troll Warlord khá thiếu thốn mana nếu lạm dụng nhiều kĩ năng khi đi đường. Do đó, ở các level sau, bạn nên lên một số item cho chỉ số cơ bản cũng như tăng khả năng hồi mana để cải thiện điều này.
2, Thông tin kĩ năng
Berserker’s Rage
Cho phép Troll Warlord chuyển đổi giữa đánh xa và đánh gần. Khi chuyển về dạng đánh gần (cận chiến), Troll Warlord được tăng sát thương đánh thường, máu, giáp, tốc độ di chuyển và có tỉ lệ làm choáng trong mỗi cú đánh của mình.
Sát thương thêm: 15
Máu tăng thêm: 100
Giáp cộng thêm: 3
Tốc độ di chuyển thêm: 10/20/30/40
Thời gian đánh cơ bản: 1.55
Tỉ lệ choáng: 10%
Sát thương thêm khi choáng: 20/30/40/50
Thời gian choáng: 0.8/1.2/1.6/2s
Đánh giá: Đây là kĩ năng cho phép Troll Warlord có thể “đì lane” khá tốt và đồng thời cũng giúp anh chàng có thể thoải mái tận dụng lướng sát thương, máu, giáp cộng thêm khi chuyển dạng đánh gần để lăn xả vào gank hoặc ăn Roshan.
Whirling Axes (Dạng đánh xa)
Troll Warlord ném rìu về phía trước 900 range theo một hình nón, gây sát thương và làm chậm tất cả kẻ thù trong đó.
Tầm sử dụng: 900
Tầm ảnh hưởng: 945
Sát thương: 75
Tốc độ di chuyển giảm: 30%
Thời gian slow: 3/3.75/4.5/5.25s
Thời gian hồi: 20/19/18/17s
Mana tiêu tốn: 50
Đánh giá: là kĩ năng cho phép Troll Warlord giữ chân đối thủ và harass khi đi lane. Hãy chờ khi creep đối phương chết gần hết rồi dùng kĩ năng này, sau đó đuổi theo và bồi thêm một hai cú đánh để cấu máu khi đối phương bỏ chạy.
Video đang HOT
Whirling Axes (Dạng cận chiến)
Troll Warlord xoay hai chiếc rìu quanh người hắn, hai chiếc rìu sẽ xoay ra xa rồi lại quay trở lại và gây sát thương cũng như khiến các đối phương trúng đòn bị miss trong một khoảng thời gian.
Tầm xoay của rìu: 350
Sát thương: 75/125/175/225
Tỉ lệ miss: 60%
Thời gian tác dụng: 4/5/6/7s
Thời gian xoay: 3s
Thời gian hồi: 12s
Mana tiêu tốn: 50
Đánh giá: Đây là kĩ năng cho khả năng đơn đả độc đấu khá tốt của Troll Warlord bởi đối phương khi trúng đòn sẽ bị miss 60% các đòn đánh thường khiến hắn khó có thể ở lại để solo với Troll được.
Fervor
Sau mỗi cú đánh, tốc độ đánh của Troll Warlord sẽ được tăng thêm. Nếu chuyển mục tiêu thì tốc độ đánh sẽ phải tích lại từ đầu.
Số lượng Stack tối đa: 4
Tốc độ đánh tăng thêm: 16/22/28/34
Đánh giá: Đây là kĩ năng nội tại cho Troll Warlord khả năng solo Roshan cực tốt, không những thế khi về late game, đây cũng là kĩ năng làm nên sự khác biệt khi Troll Warlord solo với các carry khác.
Battle Trance
Troll Warlord hét lên một tiếng, tăng tốc độ đánh của hắn cùng đồng đội trên toàn bản đồ.
Tầm ảnh hưởng: Toàn bản đồ
Tốc độ đánh cộng thêm: 60/120/180
Thời gian tác dụng: 7s
Thời gian hồi: 30s
Mana tiêu tốn: 75
Đánh giá: Có thể nói rằng kĩ năng này mang chất hỗ trợ nhiều hơn cho Troll Warlord bởi thời gian tác dụng khá ngắn, chỉ khoảng 7s. Do đó, bạn nên căn bật lúc push trụ hoặc khi combat được mở ra đã khá sâu để tận dụng triệt để kĩ năng này.
3, Hướng dẫn tăng điểm kĩ năng
Bạn nên tăng một điểm trước vào Berserker’s Rage để lấy khả năng chuyển đổi giữa dạng đánh xa và đánh gần. Sau đó hãy ưu tiên vào Whirling Axes để lấy sát thương và khả năng “đì lane” từ kĩ năng này. Kĩ năng Fervor nên tăng 1 điểm lúc đầu cũng đã khá đủ để bạn solo Roshan rồi, hãy tăng tối đa kĩ năng này khi về late game.
4, Hướng dẫn mua item
Ban đầu, bạn có thể mua Ring of Protection trước hoặc đơn giản hơn là mua Wraith Band để lên Ring of Aquila sau này.
Tốc độ đánh của Troll Warlord khá cao rồi nên bạn không nhất thiết phải lên Power Tread mà hãy lên cho mình Phase Boots để có tốc độ di chuyển cùng sát thương lớn cho các đòn đánh. Ngoài ra, Orb of Venom cũng là một item khá hữu ích khi Troll chuyển sang dạng đánh gần. Helm of Dominator với khả năng hút máu cũng như thu phục đệ là item cực hữu ích cho Troll Warlord khi vào solo Roshan.
Ở giai đoạn giữa cho tới late game, nếu team địch có nhiều skill stun và slow thì bạn nên lên sớm Black King Bar trước khi mua các item khác. Các Item sau đó là Butterfly, Daedalus, Santanic… Nếu đối phương sở hữu Carry có khả năng né đòn như Phantom Assassin, Faceless Void, Brewmaster… thì nên lên thêm Monkey King Bar để khắc chế chúng.
5, Một số lưu ý khi chơi Troll Warlord
- Ở giai đoạn đầu game, tuy rằng Troll khá mạnh khi sở hữu hai bộ skill xoay rìu (dạng đánh xa và đánh gần) nhưng bạn vẫn không nên quá ham đánh nhau và hãy cố farm sớm lên Phase Boots rồi hẵng “hổ báo” đánh nhau.
- Bạn cũng có thể thay đổi lên combo item Vladmir và Diffusal Blade để có thể giữ chân 1 con mồi lại và… tiêu diệt hắn.
- Hãy tập làm quen với các dạng kĩ năng lúc đánh xa và đánh gần để đổi dạng cho thuần thục, phù hợp với mục tiêu sử dụng. Không nên sử dụng dạng đánh gần nếu chưa chắc thắng combat bởi việc lao vào combat cũng sẽ khiến bạn phải chịu nguy cơ “đột tử” sau khi dính nhiều skill bên kia.
- Hãy cố gắng farm lên hút máu sớm và vào solo Roshan để lấy lợi thế cho team. Sau đó bạn có thể lựa chọn push sớm hoặc đơn giản là… đi farm tiếp để trở nên giàu hơn nữa.
Theo Gamek
Mini Guide DOTA 2: Gondar - Thợ săn tiền thưởng
Gondar - Bounty Hunter là một hero có khả năng đi solo off-lane khá tốt và có thể gank team địch tạo khoảng trống cho team trong giai đoạn mid cũng như late game. Hãy cùng tìm hiểu về cách chơi của Bounty Hunter thông qua bài hướng dẫn Guide DOTA 2 dưới đây.
Gondar - Bounty Hunter là một hero có lối chơi đậm chất "sát thủ". Anh chàng này thường đem lại sự đe dọa đối với các hero ít máu và đang lang thang trong rừng hay farm ở ngoài lane. Với bộ kĩ năng tàng hình, dồn sát thương tốt cũng như truy đuổi và thậm chí là treo thưởng thêm cho ai giết được kẻ địch khiến cho Bounty Hunter khá được ưa chuộng trong cả public lẫn competitive game của DOTA 2.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách chơi của Bounty Hunter thông qua bài hướng dẫn Guide DOTA 2 dưới đây.
1, Thông tin chỉ số
Strength: 17 ( 1.8/level)
Agility: 21 ( 3.0/level)
Intelligence: 19 ( 1.4/level)
Lượng máu gốc (Level 1/25): 473/1670
Mana: 247/936
Sát thương: 45-59 / 137-157
Tầm đánh: Cận chiến
Armor: 5.94/18.82
Tốc độ di chuyển: 315
Đánh giá: Nhìn vào chỉ số này, bạn có thể thấy rằng lượng máu, chỉ số Strength của Bounty Hunter khá thấp, do đó bạn nên thận trọng khi đi gank để tránh bị chết ngược. Bên cạnh đó thì lượng Agility cộng trên một level khá lớn khiến cho Bounty Hunter có khả năng gây sát thương lớn, phù hợp với lối đánh sát thủ rình mò.
2, Thông tin kĩ năng
Shuriken Toss
Bounty Hunter phóng một phi tiêu vào mục tiêu, gây sát thương và hiệu ứng mini-stun lên đối phương. Nếu đối phương đang bị buff Tracked, phi tiêu này sẽ nảy lan sang các đối phương trong 900 khoảng cách xung quanh.
Tầm sử dụng: 650
Sát thương: 100/200/250/325
Thời gian hồi: 10s
Mana tiêu tốn: 90/115/135/155
Đánh giá: Đây là kĩ năng gây sát thương chính lúc đầu của Bounty Hunter, giành lợi thế cho bạn trong cuộc chiến tay đôi ngay sau đó. Vì vậy, nên tăng tối đa vào kĩ năng Shuriken Toss sớm để tận dụng nó đi gank.
Jinada
Cứ sau một khoảng thời gian, đòn đánh tiếp theo của Bounty Hunter sẽ được chí mạng và làm gây hiệu ứng maim (làm chậm cả tốc đánh lẫn tốc di chuyển).
Tỉ lệ sát thương chí mạng: 150/175/200/225%
Tốc độ di chuyển giảm: 25%
Tốc độ đánh giảm: 25
Thời gian duy trì hiệu ứng: 3s
Thời gian hồi: 12/10/8/6s
Đánh giá: Đây là kĩ năng gây sát thương bộc phát khi đang tàng hình của Bounty Hunter và đem lại lợi thế lớn khi đi gank. Đặc biệt về late game, khi sát thương của Bounty Hunter lớn hơn, kĩ năng này sẽ gần như biến một support ít máu đối phương trở thành "phế nhân" chỉ trong 1 hit.
Shadow Walk
Bounty Hunter tàng hình và gây thêm sát thương cho đòn đánh tiếp theo khi thoát khỏi trạng thái tàng hình.
Thời gian bắt đầu tàng hình: 1/0.75/0.5/0.25
Sát thương thêm: 30/60/90/120
Thời gian tàng hình: 20/25/30/35s
Thời gian hồi: 15s
Mana tiêu tốn: 50
Đánh giá: Đây là kĩ năng mang chất sát thủ của Bounty Hunter, cho anh chàng này khả năng gank và di chuyển thoắt ẩn thoắt hiện. Thêm vào đó, sát thương thêm của đòn đánh khi đang tàng hình cũng rất có lợi khi gank.
Track
Bounty Hunter đánh dấu vào một hero địch, cho tầm nhìn trên hero đó, tăng tốc độ chạy của các hero đồng đội đứng gần mục tiêu. Nếu mục tiêu bị chết khi đang bị track, Bounty Hunter và các hero đứng quanh mục tiêu sẽ nhận được thêm tiền thưởng.
Tầm sử dụng: 1200
Tầm tăng tốc độ chạy: 900
Tốc độ di chuyển tăng thêm: 20%
Lượng vàng thưởng cho Bounty Hunter: 200/275/350
Lượng vàng thưởng cho đồng mình: 50/100/150
Thời gian duy trì: 30s
Thời gian hồi: 4s
Mana tiêu tốn: 50
Đánh giá: Kĩ năng này làm nên lợi thế của team khi đi gank cũng như cho tầm nhìn khi combat. Hãy tưởng tượng cảnh 1 hero ít máu đối phương bị bạn combo xong và chỉ còn 1 chút máu, sau đó lại bị đánh dấu và gần như không thể chạy thoát khỏi bạn...
3, Hướng dẫn tăng kĩ năng
Bạn có thể đi theo hướng tăng tối đa kĩ năng Shuriken Toss trước, kĩ năng Shadow Walk và Jinada có thể chỉ cần tăng 1 điểm lúc đầu là đủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng 2 điểm vào Shadow Walk, 1 điểm vào Jinada và 2 điểm vào Shuriken Toss lúc đầu.
Hãy làm 1 phép so sánh nhỏ như sau: Shuriken Toss lv2 sẽ cho 200 sát thương, nâng lên lv3 sẽ cho thêm 50 sát thương nữa là 250 nhưng khiến bạn tốn thêm 20 mana mỗi lần sử dụng. Nếu bạn dùng 1 điểm này tăng vào Shadow Walk, bạn sẽ có thêm 30 sát thương cho kĩ năng này mà không mất thêm mana cho cho bộ combo và có thơi gian tàng hình lâu hơn
4, Hướng dẫn mua item
Ban đầu khi đi off-lane bạn nên mua Stout Shield cùng các item cho khả năng hồi máu, mana để trụ lane tốt hơn.
Ở giai đoạn sau, bạn nên lên Phase Boots để tăng khả năng gây sát thương cũng như truy đuổi con mồi tốt hơn. Bottle sẽ cho khả năng hồi máu, mana bằng cách check rune khi roam đi gank.
Ở giai đoạn sau của trận đấu, bạn có thể lên các item cho khả năng vô hiệu hóa như Orchid Malevolence, Item cho sát thương như Desolator, Monkey King Bar, Manta Style. Nếu đối phương có quá nhiều kĩ năng disable, bạn nên lên thêm cả Black King Bar.
5, Một số lưu ý khi chơi Bounty Hunter
- Khi đi off-lane, bạn nên tàng hình và "đi tuần" trong rừng cũng như ngoài lane của địch để giám sát động tĩnh carry, support team đối phương, đề phòng chúng đi gank các lane khác.
- Khi creep lên cao hoặc sắp hết thời gian tàng hình, bạn có thể ra lợi dụng đòn đánh thêm sát thương của Shadow Walk để last hit tạm 1 con creep và chạy luôn, tránh bị cấu máu.
- Khi creep vào trụ, sát thương cao của Bounty Hunter khá lớn nên bạn vẫn có thể dễ dàng farm được.
- Bạn nên tàng hình thường xuyên để đối phương quen với sự "vắng mặt" của bạn ở ngoài lane. Từ đó, khi đạt level 6, bạn có thể dễ dàng đi gank lane khác mà không bị đối phương báo miss.
- Nên nhắm vào các mục tiêu ít máu để đi gank và đồng thời track càng nhiều mục tiêu trước khi combat càng tốt.
Theo Gamek
Mini Guide DOTA 2: Queen of Pain - Nữ hoàng của sự đau đớn Queen of Pain là một vị nữ tướng có bộ skill gây sát thương phép diện rộng, đủ sức tiêu diệt ngay lập tức những mục tiêu còn ít máu. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách chơi của Queen of Pain thông qua bài hướng dẫn Guide DOTA 2 sau đây. Trong DOTA 2, Queen of Pain là một trong những vị...