Mini Guide DOTA 2: Ember Spirit – Linh hồn của lửa
Ember Spirit là một hero có khả năng dồn damage từ xa khá tốt, gây nhiều khó khăn cho đối phương khi push trụ.Với sức mạnh của mình từ giai đoạn từ mid đến late game, Ember Spirit hiện đang là cái tên thường xuyên được xuất hiện trong các trận đấu competitive của DOTA 2. Tuy rằng trong phiên bản 6.81 được update mới đây, sức mạnh của Hero này đã bị giảm đi đôi chút nhưng dường như Ember Spirit vẫn khá được ưa chuộng với bộ skill có khả năng harrass từ xa của mình.
Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách chơi Ember Spirit theo hướng thuần damage (mua hầu hết là các items tăng damage vật lí) đang khá phổ biến hiện nay.
Thông số cơ bản:
Hero Skill
Searing Chains
Ember Spirit giải phóng ra hai sợi dây trói những kẻ thù xung quanh lại và gây damage theo thời gian trói.
Khoảng cách trói: 400
Thời gian tác dụng: 1/2/2/3s
Damage: 80/120/240/300
Số đơn vị bị trói: 2
Thời gian cooldown: 14/12/10/8s
Manacost: 110
Đây được coi là skill trói chân khá lợi hại của Ember Spirit với thời gian trói tại level 4 lên đến 3s. Searing Chains có thể kết hợp với skill Sleight of Fist để có thể trói được đối thủ ở khoảng cách xa hơn bằng cách dùng Sleight of Fist để nhảy chém đối phương, sau đó nhanh tay dùng Searing Chains, đối phương sẽ có thể bị trói ở khoảng cách xa hơn hẳn bình thường.
Tuy nhiên, người chơi thường chỉ nên tăng một điểm Searing Chains ở đầu game để dành điểm cho skill Sleight of Fist và Flame Guard
Sleight of Fist
Ember Spirit nhảy xung quanh và tấn công các đối thủ với tốc độ cực nhanh, gây thêm damage lên hero đối phương nhưng giảm damage đối với creep.
Damage thêm với Hero: 20/40/60/80
Bán kính nhảy: 250/350/450/550
Tầm cast: 700
Damage giảm với creep: 50%
Thời gian cooldown: 30/22/14/6s
Manacost: 50
Được coi là skill chính làm nên thương hiệu của Ember Spirit nhưng hiện tại đã bị giảm sức mạnh đi đôi chút kể từ sau phiên bản 6.81. Điểm mạnh của Sleight of Fistnằm ở việc skill này có thể cast ở tầm xa, mang đầy đủ hiệu ứng của một đòn đánh bình thường nên có thể kết hợp với những item như Desolator, Battle Fury, Daedalus… Sức mạnh của Sleight of Fisttăng dần về late game khi mà số lượng item tăng damage vật lý của Ember Spirit đã đầy đủ.
Video đang HOT
Không những thế, nếu tăng nhiều điểm từ sớm, Sleight of Fistcũng là một skill giúp Ember Spirit có khả năng “đì lane” khá tốt, kết hợp với Searing Chains sẽ trở thành combo giúp Ember Spirit trói được Hero đối phương ở khoảng cách khá xa.
Flame Guard
Ember Spirit tạo một vòng lửa quanh người, hấp thụ sát thương phép thuật nhắm vào Ember và gây damage cho các hero đối phương đứng xung quanh trong thời gian chiếc giáp này còn tồn tại.
Bán kính tác dụng: 400
Damame mỗi giây: 30/40/50/60
Damage hấp thụ: 50/200/350/500
Thời gian tồn tại: 8/12/16/20s
Thời gian cooldown: 35s
Manacost: 80/90/100/110
Là một skill khá hữu dụng ở đầu game, giúp Ember Spirit có thể “đì lane” dễ dàng hơn. Nếu tăng nhiều điểm vào Flame Guard ngay từ đầu, Ember Spirit sẽ có khá nhiều lợi thế trong các pha đối đầu ở mid-lane khi có thể đỡ được sát thương phép thuật, đồng thời gây damage theo giây lên đối phương đứng gần khiến đối thủ không dám ở lại đấu tay đôi với Ember.
Ngược lại, nếu đi theo hướng thuần damage với ưu tiên cộng nhiều điểm vào Sleight of Fistthì có thể tăng một điểm hay thậm chí không tăng kĩ năng này ở đầu game. Tuy nhiên, đi theo hướng này, bạn cần phải được Support bảo kê khá chặt để tránh bị gank trước level 6
Active Fire Remnant
Ember Spirit bay đến vị trí những chiếc bóng được tạo ra bởi Ultimate Fire Remnant, gây damage lên các hero đối phương đứng gần bóng. Một lần kích hoạt Active Fire Remnantsẽ khiến Ember Spirit bay đến vị trí của tất cả các bóng Fire Remnant và dừng lại ở chiếc bóng được đặt cuối cùng.
Damage mỗi bóng: 100/150/200
Bán kính gây damage: 450
Manacost: 150
Fire Remnant
Ember Spirit tạo ra một cái bóng sau mỗi 35s, có thể tích tụ tối đa 3 bóng. Ember Spirit có thể đặt bóng tại vị trí cách mình tối đa 1500 range và sau đó sử dụng skill Active Fire Remnantđể bay đến vị trí chiếc bóng đó và gây damage lên tất cả hero đối phương đứng xung quanh.
Số lượng bóng tối đa: 3
Thời gian hồi charge: 35s
Thời gian bóng tồn tại: 45s
Tầm cast: 1500
Đây được coi là skill chính khiến cho Ember Spirit dễ dàng chạy trốn khi bị gank, đồng thời giúp Ember có thể di chuyển cơ động hơn khi đi farm, đi push trộm hay tổ chức gank lẻ. Bạn có thể gây lượng damage tối đa bằng cách đặt 3 bóng liên tiếp tại vị trí muốn bay đến, dùng Active Fire Remnant luôn khiến Hero đối phương tại vị trí đó nhận 3 lần damage từ skill này.
Cách chơi Ember Spirit theo hướng thuần damage:
Lane thích hợp: Với khả năng harass bằng kĩ năng Sleight of FistvàFlame Guard, Ember Spirit thường được ưu ái cho vị trí mid-lane, bên cạnh đó, Ember Spirit cũng có thể đi safe-lane với sự bảo kê của support để farm nhanh lên những items gây damage cần thiết.
Hướng lên đồ:
Khởi đầu game
Khởi đầu với Stout Shield sẽ giúp Ember Spirit trở nên cứng cáp hơn và không ngại những đòn harass đánh tay từ phía hero đối phương đi cùng lane, Iron Branch cũng sẽ cung cấp thêm chỉ số giúp Ember Spirit có thể trụ lane và farm tốt hơn ở những phút đầu của trận đấu. Đến giai đoạn sau, Iron Branch sẽ có thể dùng để ghép thành Magic Wand.
Giữa game
Ở giữa game, hãy cố gắng lên được Phase Boost để có thể bứt tốc khi cần thiết và có lượng damage tay lớn cho kĩ năng Sleight of Fist. Bạn có thể cân nhắc lên thêm Bottle, Ring of Aquila hay Drum of Endurance để có thể hồi mana hay có thêm chỉ số trong giai đoạn giữa game.
Late game
Ở late game, bạn nên cố gắng có cho mình những core item như ở trên, Battle Fury sẽ giúp tăng khả năng clear creep để thủ trụ của Ember, các đòn đánh lan cũng sẽ khiến hero đối phương không dám đứng gần nhau khi push trụ, Desolator sẽ giúp trừ giáp đối phương và làm kĩ năng Sleight of Fist gây thêm nhiều damage hơn. Daedalus là một item không thể thiếu giúp Ember Spirit rút máu hero đối phương nhanh chóng hơn nếu mau mắn được Crit damage khi sử dụng Sleight of Fist.
Mjollnir lên từ Maelstrom cũng giúp củng cố thêm khả năng gây damage từ kĩ năng Sleight of Fist bởi khi nhảy chém đối phương, những đòn đánh này cũng có thể gây ra những tia sét giật vào các hero đối phương. Nếu đã lên đủ những item trên, bạn có thể cân nhắc việc lên item phòng thủ cho slot đồ cuối cùng. Nếu đối phương có những Hero có khả năng khóa skill tốt hay bắt lẻ như Doom Bringer hay Batrider, bạn hãy lên cho mình Linker Sphere. Ngoài ra, bạn có thể lên Heart of Tarrasque để có khả năng hồi phục cũng như thêm một lượng HP lớn để sống sót trong combat.
Cách tăng điểm
Có thể tăng max Flame Guard trước.
Hoặc tăng đều Flame Guard và Sleight of Fist ở đầu game.
Bạn có thể lựa chọn giữa hai hướng là tăng max skill Sleight of Fist trước và bám tại lane để farm hoặc tăng max kĩ năng Flame Guard để có thể vừa farm vừa tham gia combat cùng đồng đội sớm.
Lưu ý khi chơi Ember Spirit:
- Sau khi đã đạt level 6, mỗi khi về nhà để regen, bạn nên để lại một bóng Fire Remnant tại lane để sau khi regen xong tại Foutain, bạn có thể sử dụng Active Fire Remnant và bay trở lại lane ngay lập tức để tiếp tục farm.
- Tương tự, khi push trộm, bạn có thể đặt một bóng Fire Remnant ở xa phía sau và thoải mái push, khi thấy xuất hiện hero đối phương, bạn chỉ cần sử dụng Fire Remnant thật nhanh là đã có thể thoát khỏi nguy hiểm.
- Hãy tập sử dụng thành thạo combo Sleight of Fist cùng Searing Chains như đã được nêu phía trên để có thể trói được đối phương từ khoảng cách xa.
- Nếu đi theo hướng Ember Spirit tăng max Sleight of Fist, bạn nên nhờ hero support bên ta cắm mắt để tránh bị gank hay thậm chí di chuyển ở gần để bảo kê bạn trong giai đoạn đầu game bởi khi không tăng nhiều điểm vào kĩ năng Flame Guard và chưa có Fire Remnant, Ember Spirit sẽ rất mềm và dễ bị gank.
- Khi đã có một số lượng đồ tăng damage đáng kể, bạn chỉ nên đứng ở xa, dùng kĩ năng Sleight of Fist để cấu máu đối phương khi bị push trụ. Do lên nhiều đồ damage nên Ember không nên xông xáo đứng tank trong combat mà hãy khôn khéo spam Sleight of Fist để rút máu và tiêu diệt những mục tiêu ít máu trước.
Theo VNE
Game Củ Hành: hé lộ dàn tướng "xấu trai mà đa tài"
Không may mắn sở hữu ngoại hình "lung linh như Cam Ninh" nhưng những vị tướng này lại được trời phú nhiều cái tài không ai có.
Họ đều là tướng "đa năng", một mình có thể đảm nhận nhiều vị trí trong game Củ Hành, chẳng hạn vừa roaming vừa hỗ trợ, vừa tank vừa sát thương vật lý.
Tôn Hoàn
Được bình chọn là 1 trong những vị tướng xấu nhất game Củ Hành nhưng không vì thế mà anh chàng "con cháu Tôn Ngộ Không" này lép vế. Ra mắt vào thời điểm Quan Vũ bị giảm sức mạnh đáng kể, Tôn Hoàn lập tức trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho vị trí roaming nhờ vào bộ kỹ năng có khả năng làm choáng từ xa và đánh "chay" cực mạnh. Với lượng sát thương vật lý lớn ở đầu trận nhờ kỹ năng Ba Đầu Sáu Tay, Tôn Hoàn còn có thể đảm nhận vai trò đi rừng để giúp đồng đội ở những đường khác có khoảng trống farm vàng và lên cấp nhiều hơn.
Tôn Hoàn là một tướng roaming rất mạnh ở đầu trận
Thậm chí trong một vài trường hợp, Tôn Hoàn còn đảm nhận vai trò tướng hỗ trợ nếu trong đội hình thiếu tướng chơi ở vị trí này, bằng cách lên những vật phẩm có khả năng áp chế đối phương và tăng khả năng quấy rối như Yêu Pháp Tế Linh Trượng, Bình Thuật (bản đồ 10 vs 10), Vũ Khí Chuyên Dụng.
Chu Thái
Giống như ngoại hình hầm hố và dữ dằn của mình, Chu Thái được biết đến như một vị tướng tank có khả năng mở combat cực tốt và là khắc tinh của những vị tướng bất tử. Chu Thái còn có thể đảm nhận vai trò tướng sát thương vật lý chủ lực của team khi cần thiết nhờ bộ combo kỹ năng vừa có thể giữa chân đối thủ, vừa có thể gây sát thương cực mạnh.
Những kẻ địch bị Chu Thái áp chế rất ít cơ hội để sống sót
Với lượng máu dồi dào sẵn có từ một vị tướng thuộc tính sức mạnh, chỉ cần trang bị thêm những vật phẩm tăng sát thương vật lý và phòng thủ mạnh như Phá Phòng Toái Chùy Giáp, Thủ Hộ Vô Song Chiến Giáp, Ngự Ma Thanh Cang Thương, Lôi Quang Phá Thiên Chùy, Chu Thái hoàn toàn có thể cày nát đội hình đối phương không thua kém gì những tướng late khác.
Trình Phổ
Là vị tướng không thể thiếu trong chiến thuật toàn bản đồ khi kết hợp cùng Gia Cát Lương hoặc Trương Hợp. Với kỹ năng cuối gây sát thương pháp thuật cực lớn trên toàn bản đồ, Trình Phổ không chỉ là nỗi khiếp sợ của những vị tướng yếu máu mà còn khiến đối phương phải "đau đầu" để tìm cách phá trụ trong trận đấu.
Trình Phổ theo hướng sát thương vật lý
Với khả năng "xuất quỷ nhập thần" nhờ kỹ năng 2 cho phép dịch chuyển khắp bản đồ và khả năng farm vàng như "hack", Trình Phổ còn có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau: từ tướng gank, tướng phá trụ và thậm chí là tướng sát thương vật lý của team.
Hoàng Trung
"Gừng càng già càng cay" là câu nói thích hợp nhất để nói về vị tướng này. Vừa "già khú đế", lưng còng và nhan sắc xuống cấp nhưng Hoàng Trung tuần nào cũng đứng top 3 những vị tướng được lựa chọn nhiều nhất trong các bản đồ.
Hoàng Trung theo hướng phép rất khó chịu
Sở hữu tầm bắn xa nhất game Củ Hành cùng khả năng nhả tên như súng tiểu liên về cuối trận, Hoàng Trung là một trong những vị tướng sát thương vật lý chủ lực rất được nhiều người chơi yêu thích, đặc biệt là tại bản đồ Quan Độ Chiến 10 vs 10. Bên cạnh đó, Hoàng Trung còn được biết đến như một nuker cực kỳ khó chịu nếu được chơi theo hướng sát thương phép thuật. Chỉ cần chọn điều ước tăng uy lực và lên những vật phẩm làm tăng sát thương kỹ năng như Chư Hầu Quan Ấn và Vũ Khí Chuyên Dụng, bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm cảm giác của một xạ thủ đích thực - "núp lùm và bắn hạ đối phương".
Các tướng quân đa tài đang "núp lùm" tại đây: http://3Q.com.vn/
Theo VNE
Game Củ Hành: điểm mặt những tướng không sao chép từ DotA (5) Thoả sức biến hoá khôn lường, những vị 3Q kỳ tướng do game Củ Hành tự xây dựng đều mang phong cách rất riêng. Chẳng hạn 3Q*Trương Chiêu bỗng hoá Tam Tạng Pháp Sư hay Văn Xú với bộ kỹ năng bay lượn trên không như "super man". 3Q*Trương Chiêu Tam Tạng Pháp Sư chính là phiên bản thứ hai của Bạch Bào...