Minh Phú phản hồi kết luận của Hải quan Hoa Kỳ về áp dụng thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh
Ngày 22/10, Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú ra thông tin phản hồi kết luận của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) về việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm đông lạnh.
Dây chuyền chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn thủy sản Minh Phú tỉnh Cà Mau. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Theo đó, đại diện Minh Phú cho rằng, cơ sở CBP áp đặt thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm đông lạnh của doanh nghiệp này xuất khẩu sang Hoa Kỳ là chưa chính xác và sẽ kháng cáo quyết định trên.
Cụ thể, ngày 13/10/2020, CBP đã dựa theo Đạo luật Thực thi và Bảo hộ (EAPA) và công bố kết luận rằng: Sản phẩm tôm đông lạnh do Minh Phú xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ là đối tượng chịu thuế theo Lệnh thuế chống bán phá giá đối với tôm Ấn Độ. Nguyên do Minh Phú đã không cung cấp được đầy đủ bằng chứng như yêu cầu từ CBP để chứng minh công ty không sử dụng tôm có nguồn gốc từ Ấn Độ xuất khẩu đi Hoa Kỳ.
Vì vậy, CBP nhận định rằng Minh Phú đã vi phạm lệnh thuế chống bán phá giá đang áp trên tôm Ấn Độ. Quyết định này được đưa ra sau một cuộc điều tra được thực hiện bởi CBP. Theo đó, sản phẩm tôm xuất khẩu bởi Minh Phú từ Việt Nam đến Hoa Kỳ sẽ phải chịu lệnh thuế chống bán phá giá như tôm Ấn Độ.
Video đang HOT
Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú cho rằng, quyết định trên của CBP là một bất ngờ lớn đối với công ty. Bởi ngay khi nhận được thông báo khởi xướng điều tra, Minh Phú đã hợp tác toàn diện với cơ quan điều tra, đồng thời đã chứng minh rõ cách mà công ty xử lý và tách biệt những lô tôm có xuất xứ Việt Nam, tôm có xuất xứ Ấn Độ trong dây chuyền sản xuất, để đảm bảo rằng, chỉ có tôm Việt Nam mới được xuất đi Hoa Kỳ.
“Mặc dù Minh Phú đã chủ động hợp tác và có lời mời, nhưng CBP đã không sang Việt Nam và không thực hiện việc thẩm tra tại thực địa. Điều này dẫn đến việc CBP nhận định chưa chính xác về hệ thống truy xuất tôm nhập khẩu và tôm nguyên liệu Việt Nam của Minh Phú. Thay vào đó, CBP đã tự thiết lập một tiêu chuẩn đánh giá riêng của họ về phương pháp phân tách tôm, rồi quả quyết rằng Minh Phú đáng lý ra phải sử dụng công cụ này để truy xuất tôm nguyên liệu. Đồng thời, không chấp nhận phương pháp quản lý truy xuất nguồn gốc mà Minh Phú đã và đang sử dụng từ hơn 4 năm qua”, ông Lê Văn Quang cho hay.
Theo ông Lê Văn Quang, chính bởi vì Minh Phú không tuân theo phương pháp mà CBP yêu cầu, nên CBP đã áp dụng những “dữ kiện bất lợi sẵn có” và kết luận rằng Minh Phú đã vi phạm đạo luật EAPA. Yêu cầu này của CBP không hoàn toàn phù hợp với đặc thù sản xuất của ngành tôm và theo như tìm hiểu từ phía công ty, hiện nay chưa doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu tôm nào có hệ thống truy xuất như vậy.
Trên thực tế, Minh Phú đã dẫn chứng rõ phương pháp phân tách và truy xuất nguồn gốc của Minh Phú được chấp thuận bởi Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), trực thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ, dựa trên các yêu cầu của cơ quan này đối với chương trình giám sát nguồn gốc xuất xứ tôm nhập khẩu (SIMP).
Ngay từ cuối tháng 7/2019, Minh Phú đã ngừng hoàn toàn việc nhập tôm nguyên liệu từ Ấn Độ, bởi vì nguồn nguyên liệu trong nước hoàn toàn có khả năng cung ứng đầy đủ và liên tục cho các nhà máy của Minh Phú.
Hiện tại, bằng sự đầu tư của mình, Minh Phú đã áp dụng thành công và vận hành hiệu quả mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại 2 vùng nuôi của mình là: Minh Phú Kiên Giang (600 ha) và Minh Phú Lộc An (300 ha). Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, Minh Phú cũng đã và đang thiết lập mạng lưới liên kết và cung ứng tôm trải rộng khắp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nam Bộ, với đa dạng mô hình nuôi tôm bền vững, như 100.000 ha nuôi tôm công nghiệp, 25.000 ha nuôi tôm sinh thái rừng ngập mặn, cùng hơn 10.000 ha diện tích nuôi tôm-lúa.
“Minh Phú tin rằng quyết định của CBP được đưa ra dựa trên yêu cầu không hợp lý đối với hệ thống của Minh Phú và không dựa trên các bằng chứng thuyết phục. Vì vậy, Minh Phú sẽ thực hiện quyền kháng cáo đối với quyết định này của CBP. Minh Phú tự tin sẽ giành lại ưu thế thuyết phục trong quá trình kháng cáo vì quyết định của CBP không dựa trên bất kỳ lập luận xác thực nào”, ông Lê Văn Quang nhấn mạnh.
Theo ông Lê Văn Quang, quá trình xem xét kháng cáo dự kiến sẽ diễn ra trong 60 ngày kể từ ngày đơn kháng cáo được ghi nhận. Trong trường hợp việc kháng cáo không mang lại kết quả như mong muốn, Minh Phú sẽ tiếp tục kháng cáo lên Toà án Thương mại Quốc tế. Trong suốt quá trình chờ đợi kết quả của việc kháng cáo, Minh Phú sẽ cố gắng tối đa để đảm bảo rằng phán quyết của CBP không gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh xuất khẩu của Minh Phú vào Hoa Kỳ.
Trước đó, ngày 14/1/2020, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) thông báo khởi xướng điều tra hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá đang áp dụng cho tôm xuất khẩu của Ấn Độ. Đồng thời, áp dụng các biện pháp điều tra và ký quỹ tạm thời ở mức 10% đối với Công ty MSeafood (công ty con của Minh Phú tại Mỹ) do nghi ngờ Minh Phú nhập khẩu tôm nguyên liệu từ Ấn Độ về sơ chế, chế biến và xuất khẩu sang Hoa Kỳ với danh nghĩa tôm xuất xứ từ Việt Nam.
Giá dầu thô tăng, nguy cơ thiếu hụt trầm trọng nguồn cung ngắn hạn
Giá dầu thô thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 5 tháng trở lại đây trong bối cảnh sản lượng khai thác dầu thô tại Hoa Kỳ sụt giảm mạnh vì bão, khiến nguy cơ thiếu hụt trầm trọng nguồn cung trong ngắn hạn.
Các hãng năng lượng Hoa Kỳ đã phải sơ tán nhân viên khỏi phần lớn các giàn khoan dầu thô khu vực Vịnh Mexico của Hoa Kỳ khi có đến 2 cơn bão đổ bộ cùng lúc trong khu vực (Ảnh: The New York Times)
Lúc 8h34 sáng nay (ngày 26/8, theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao tương lai đã tăng 8 cents tương ứng 0,2% lên mức 45,94 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) giao tương lai giảm 2 cents tương ứng 0,1% xuống mức 43,33 USD/thùng. Chốt phiên giao dịch ngày hôm qua, giá dầu thô Brent và dầu thô WTI đều chạm ngưỡng cao nhất trong vòng 5 tháng trở lại đây.
Giá dầu thô Brent hiện đang được nâng đỡ bởi việc các hãng năng lượng Hoa Kỳ phải ngưng phần lớn hoạt động tại vùng duyên hải Vịnh Mexico của Hoa Kỳ khi hai cơn bão liên tiếp đổ bộ vào khu vực này. Các hãng năng lượng Hoa Kỳ cho biết đã sơ tán nhân viên rời khỏi 310 giàn khoan ngoài khơi, khiến tổng công suất khai thác dầu thô tại khu vực này sụt giảm tới 1,56 triệu thùng/ngày tương đương 84%.
Ông Stephen Innes, trưởng ban chiến lược thị trường toàn cầu từ hãng chứng khoán AxiCorp nhận định giá dầu thô trên thị trường đang tăng lên khi nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng dầu thô trong ngắn hạn ngày càng hiện hữu.
Bên cạnh đó, những thông tin tích cực về triển vọng đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng giúp hỗ trợ đà tăng của giá dầu thô. Các nhà đàm phán thương mại cấp cao của Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tái khẳng định cam kết trong việc thực thi thoả thuận thương mại giai đoạn 1 được hai quốc gia ký kết hồi tháng 1/2020. Hiện tại Trung Quốc vẫn đang chậm tiến độ trong việc thu mua đủ hàng hoá từ Hoa Kỳ như đã cam kết trong thoả thuận. Động thái mới nhất từ các quan chức cấp cao của hai quốc gia có thể thúc đẩy mạnh hoạt động kinh tế song phương. Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện là hai nước tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới.
Giá dầu thô WTI giao tương lai cũng đang được hỗ trợ bởi dữ liệu từ Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API) cho thấy lượng dầu thô tồn trữ tại Hoa Kỳ trong tuần trước đã giảm mạnh hơn so với dự báo. Dữ liệu chính thức sẽ được Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Hoa Kỳ đưa ra trong ngày thứ 4 (giờ Hoa Kỳ).
Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu thô trên thị trường vẫn chịu kìm hãm trước các thông tin về sự gia tăng trở lại số ca nhiễm dịch Covid-19 tại nhiều nơi trên thế giới. Dữ liệu mới nhất cũng cho thấy lòng tin tiêu dùng tại Hoa Kỳ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2014 trong bối cảnh hàng triệu người lao động tại đây thất nghiệp vì đại dịch Covid-19.
Nhiều hãng ô tô phục hồi sản xuất đẩy giá cao su nhích lên Hiệp hội Các nước sản xuất Cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo, tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu trong giai đoạn từ tháng 8-10/2020 sẽ tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2019 do hoạt động kinh tế tại Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nước tiêu thụ lớn khác dần cải thiện. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Dự báo...