Minh bạch thị trường tài chính
Hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên sôi động, nhu cầu các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết hoặc thu hút vốn trên thị trường nước ngoài ngày càng gia tăng. Ông Vũ Đức Chính, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán đã có cuộc trao đổi với báo chí về Đề án áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính tại Việt Nam.
Ông Vũ Đức Chính.
PV: Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký Quyết định số 345/QĐ-BTC Phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam. Xin ông cho biết sự cần thiết của Đề án?
Ông Vũ Đức Chính: Thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư, tổ chức nước ngoài đến tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu quản lý của nền kinh tế trong giai đoạn mới, Chính phủ có chủ trương phải đẩy nhanh việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới cũng như công cuộc cải cách thể chế tại Việt Nam.
Từ thực tế nêu trên, việc ban hành Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam là cần thiết để áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đối với một số doanh nghiệp có nhu cầu, đủ điều kiện, đồng thời nghiên cứu, ban hành mới hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam áp dụng cho các doanh nghiệp khác.
Việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) vào Việt Nam có tác động như thế nào đối với nền kinh tế cũng như tới các doanh nghiệp, thưa ông?
- Việc áp dụng IFRS và sửa đổi, cập nhật Chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) theo định hướng IFRS sẽ tác động rất tích cực đến việc cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt thu hút mạnh mẽ các nguồn lực quốc tế. Qua đó thông tin tài chính của doanh nghiệp áp dụng sẽ được quốc tế thừa nhận hơn, gia tăng lòng tin của cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện để niêm yết trên thị trường quốc tế hoặc nhận được các khoản vay ưu đãi từ các định chế tài chính quốc tế.
Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam là công ty con của các tập đoàn xuyên quốc gia sẽ không còn phải mất thêm chi phí để chuyển đổi báo cáo tài chính sang IFRS cho mục đích hợp nhất báo cáo tài chính với công ty mẹ ở nước ngoài. Việc các đơn vị có lợi ích công chúng lập và trình bày báo cáo tài chính theo IFRS cũng giúp khơi thông dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) do thỏa mãn được đòi hỏi của các nhà đầu tư quốc tế thông qua các quỹ đầu tư, quỹ tín thác,…
Đối với thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, thì việc áp dụng IFRS góp phần nâng cao tính minh bạch, khả năng so sánh của báo cáo tài chính, cung cấp nhiều thông tin hữu ích hơn cho người sử dụng báo cáo, đặc biệt tăng cường niềm tin cho các nhà đầu tư, bên cho vay, từ đó thúc đẩy thị trường chứng khoán, thị trường vốn phát triển mạnh mẽ hơn. Có thể nói, việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế là một trong những yếu tố để có thể đánh giá nâng hạng cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Báo cáo tài chính được lập và trình bày theo IFRS sẽ giảm thiểu tác động của hình thức giao dịch đến phương pháp kế toán, từ đó làm tăng khả năng so sánh giữa báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại Việt Nam với các doanh nghiệp khác trong khu vực và thế giới. Thông tin tài chính của các doanh nghiệp được trình bày cho mục đích chung một cách trung thực và hợp lý, đảm bảo khách quan.
Lộ trình áp dụng thực hiện Đề án như thế nào, thưa ông?
- Lộ trình áp dụng sẽ có ba giai đoạn. Giai đoạn chuẩn bị (2020-2021) gồm các nội dung: Xây dựng và ban hành Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam; Thành lập Ban dịch thuật và soát xét, hoàn thành bản dịch IFRS sang tiếng Việt; Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật phù hợp công bố bản dịch IFRS sang tiếng Việt; Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cách thức áp dụng IFRS; Bổ sung, sửa đổi và ban hành mới một số cơ chế tài chính liên quan đến việc áp dụng IFRS; Đào tạo nguồn nhân lực, quy trình triển khai cho các doanh nghiệp.
Giai đoạn 1, áp dụng tự nguyện (từ năm 2022 đến năm 2024): Tại giai đoạn này, các doanh nghiệp có nhu cầu và đủ nguồn lực được tự nguyện áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất. Đối tượng là các công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước quy mô lớn hoặc có các khoản vay được tài trợ bởi các định chế tài chính quốc tế; công ty mẹ là công ty niêm yết; công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết; các công ty mẹ khác.
Video đang HOT
Các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là công ty con của công ty mẹ ở nước ngoài có nhu cầu và đủ nguồn lực được tự nguyện áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính riêng.
Đối với giai đoạn 2, áp dụng bắt buộc (sau năm 2025): Đối với lộ trình phương án xây dựng, ban hành và áp dụng VFRS gồm: Giai đoạn chuẩn bị (2020-2024); Giai đoạn triển khai áp dụng VFRS (từ năm 2025). Đối với giai đoạn triển khai áp dụng VFRS (từ năm 2025), giai đoạn này sẽ tổ chức triển khai áp dụng VFRS cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam, trừ các đối tượng áp dụng IFRS hoặc chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ.
Có thể thấy đây là một đề án rất phức tạp về mặt kỹ thuật, Bộ Tài chính có đề nghị gì trong công tác phối hợp thưa ông?
- Đây là một đề án rất phức tạp về mặt kỹ thuật, có phạm vi rộng vì vậy Bộ Tài chính đề nghị cần có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, của các bộ ngành, địa phương về quan điểm định hướng và mục tiêu thực hiện Đề án. Cùng với đó là tạo điều kiện cho Bộ Tài chính các nguồn lực cần thiết để triển khai, hoàn thành nhiệm vụ.
Trân trọng cảm ơn ông!
Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền đang xoay linh hoạt
VN-Index leo lên gần 860 điểm; Mobile Money, không có chuyện nhà mạng sau một đêm trở thành ngân hàng; "Cháy" tài khoản trong phiên đáo hạn chứng khoán phái sinh; Nhà đầu tư nhỏ cháy tài khoản: Đừng trách đòn "chơi ác" của Bigboy; Tiền trên thị trường chứng khoán xoay vòng linh hoạt; Chứng khoán châu Á đồng loạt phục hồi; Mỹ chưa thể sớm đẩy công ty Trung Quốc rời sàn chứng khoán Mỹ...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 25/5 không đổi so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua nhưng giữ nguyên chiều bán ra, hiện niêm yết tại 48,50 - 48,92 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 5,2 USD xuống 1.732,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giằng co và về 1.728 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 6 trên sàn Comex New York giảm 6,9 USD xuống 1.738,5 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,10% xuống 99,77 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 22/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức là 23.257 đồng, tăng 15 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.210 - 23.390 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,22 USD ( 0,66%), lên 33,47 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,01 USD ( 0,03%), lên 35,14 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index tăng trở lại
Trong phiên sáng, diễn biến phân hóa khiến VN-Index chỉ biến động nhẹ quanh tham chiếu nhưng đã nảy mạnh trong những phút cuối nhờ sự tự tin quay trở lại
Bước sang phiên chiều, đà tăng tiếp tục được duy trì giúp VN-Index leo lên 860 điểm, nhưng áp lực bán nhẹ về cuối phiên đã khiến chỉ số chưa thể chinh phục mốc điểm trên khi đóng cửa.
Hỗ trợ chính thị trường là VNM, khi 2,8. Bên cạnh đó, một số bluechip như CTG, MWG, PNJ, VRE cũng có được mức tăng hơn 1%.
Điểm sáng chính là nhóm khu công nghiệp khi nhiều mã như ITA, KBC, SZC, TIP... đồng loạt tăng trần.
LMH có phiên giảm sàn thứ 4 và dư bán sàn khối lượng lớn, sau khi có thông báo sẽ chính thức hủy niêm yết vào tháng 6 tới đây.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 12,1 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 126,48 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 25/5: VN-Index tăng 6,3 điểm ( 0,74%), lên 859,04 điểm; HNX-Index tăng 1,3 điểm ( 1,23%), lên 107,04 điểm; UpCoM-Index tăng 0,69 điểm ( 1,28%), lên 54,93 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Dự luật an ninh dành riêng cho Hồng Kông được đệ trình lên Quốc hội Trung Quốc xem xét như đổ thêm dầu vào lửa căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tổng thống Donald Trump cản báo rằng, Mỹ sẽ phản ứng mạnh mẽ với kế hoạch của Trung Quốc về luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông.
Bên cạnh đó, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, bổ sung 33 tập đoàn và tổ chức Trung Quốc vào danh sách trừng phạt do giúp đỡ chính phủ Bắc Kinh hoặc liên quan tới vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Những diễn biến mới trong quan hệ Trung - Mỹ khiến giới đầu tư thận trọng xem xét và khiến phố Wall đóng cửa trái chiều trong phiên cuối tuần.
Trong tuần, Dow Jones tăng 3,29%, S&P tăng 3,20% và Nasdaq tăng 3,44%.
Kết thúc phiên 22/5, chỉ số Dow Jones giảm 8,96 điểm (-0,04%), xuống 24.465,16 điểm. Chỉ asố S&P 500 tăng 6,94 điểm ( 0,24%), lên 2.955,45 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 39,71 điểm ( 0,43%), lên 9.324,59 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng khá tốt, khi chính phủ hướng tới việc chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và vùng ven, làm tăng hy vọng rằng nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới có thể sớm bắt đầu hồi phục.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,73% lên 20.741,65 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,65% lên 1.502,20 điểm.
Thông tin hỗ trợ mạnh thị trường là việc Chính phủ Nhật Bản đã triệu tập phiên họp của Hội đồng tư vấn để tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia về việc dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp tại Tokyo và bốn quận khác, bao gồm cả đảo Hokkaido do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Nhóm cổ phiếu vận tải hàng không là lĩnh vực hoạt động tốt nhất trên thị trường, với 2 ông lớn Japan Airlines và ANA Holdings tăng lần lượt 9,4% và 7,6%.
Nhóm cổ phiếu vận tải cơ bản như đường sắt với Đường sắt Đông Nhật Bản tăng 5% và Đường sắt Tây Nhật Bản tăng 5,6%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng nhờ nhóm cổ phiếu tiêu dùng, nhưng đà đi lên của thị trường bị hạn chế nhiều căng thẳng với Mỹ đang gia tăng.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,15% lên 2.817,97 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,14% lên 3.829,32 điểm.
Phiên hôm nay, cổ phiếu của các ngành liên quan đến tiêu dùng hưởng lợi lợi do Trung Quốc tuyên bố, sẽ thúc đẩy nhu cầu trong nước để đảm bảo thị trường việc làm trong năm nay, các nhà phân tích tại Sinolink Securities nhận định.
Nhưng đà tăng bị lu mờ bởi quan hệ với Mỹ ngày một căng thẳng, mà mới nhất là vấn đề dự luật an ninh tại Hồng Kông.
Chứng khoán Hồng Kông leo lên tham chiếu nhờ sự phục hồi của nhóm cổ phiếu công nghệ và tiêu dùng, do dự đoán Bắc Kinh sẽ có thêm nhiều các biện pháp kích thích hơn nữa để thúc đẩy tiêu dùng trong nước và tìm kiếm sự tự chủ về công nghệ.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng gần 0,1% lên 22.952,24 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises đã kết thúc 0,42% lên 9.465,94 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc đã tăng trở lại sau phiên bán tháo cuối tuần, được nâng đỡ với việc nới lỏng các biện pháp khóa toàn cầu đã thúc đẩy hy vọng phục hồi kinh tế, ngay cả khi căng thẳng Trung-Mỹ gia tăng xung quanh luật an ninh Hồng Kông.
Bù đắp cho quan hệ căng thẳng Mỹ-Trung, thị trường được hỗ trợ bởi kỳ vọng vào việc sớm có vắc-xin ngừa Covid-19 và hỗ trợ kích thích kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Kết thúc phiên 25/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 353,49 điểm ( 1,73%), lên 20.741,65 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 4,20 điểm ( 0,15%), lên 2.817,97 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 22,10 điểm ( 0,1%), lên 22.952,24 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 24,47 điểm ( 1,24%), lên 1.994,60 điểm.
Cho vay tiêu dùng không chính thức khoảng 1,55 triệu tỷ đồng Tại buổi tọa đàm "Tái khởi động nền kinh tế - Cơ hội cho tài chính tiêu dùng" vừa được tổ chức, các chuyên gia cho rằng, cho vay tiêu dùng tại Việt Nam là một lĩnh vực kinh doanh đang có tốc độ phát triển nhanh, đáp ứng tốt nhu cầu tài chính của các cá nhân. Ngành tài chính tiêu dùng...