Miền Trung – Tây nguyên: Nạn bảo kê vỉa hè lộng hành
Trong khi nạn “tín dụng đen” chưa lắng xuống thì các tỉnh Tây Nguyên lại đối mặt với nạn bảo kê vỉa hè. Các đối tượng không ngần ngại công khai đòi chia % thu nhập, bắt nộp mỗi tháng hàng triệu đồng… để được yên ổn kinh doanh, buôn bán.
Dao rựa, súng tự chế của băng nhóm hoạt động đòi bảo kê ở TP.Nha Trang (Khánh Hòa). Ảnh: P.V
Thị uy, chúng trưng cả súng tự chế, dao rựa… phô trương thanh thế. Công an Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum… lần lượt khởi tố, bắt giam nhiều đối tượng.
Thay vì hoạt động ngầm thì nay, nạn bảo kê tại các tỉnh Miền Trung – Tây Nguyên có dấu hiệu công khai, coi thường pháp luật. Chúng lộ liễu tìm đến các hộ kinh doanh ngay giữa ban ngày ra yêu sách… đòi bảo kê. Những người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ cũng không thoát được.
Tại Gia Lai, chị Tôn Nữ Thùy Trang (46 tuổi, trú phường Yên Đỗ, TP.PleiKu) vừa thuê căn nhà trên đường Wừu của thành phố để mở quán bán bún ăn sáng. Buôn bán còn chưa ấm chỗ, Huỳnh Văn Hải (23 tuổi, trú phường Ia Kring, TP.Pleiku) gọi điện, đòi chia 50% thu nhập của quán. Nếu không, sẽ phá quán. Thấy đòi hỏi quá vô lý, chị Trang không đồng ý, tắt máy.
Khuya ngày 29.9, Hải đến quán đập vỡ tấm tủ kiếng đựng bún, yêu cầu chị Trang đưa 5 triệu đồng nếu không sẽ đốt quán. Thấy con dao nằm sẵn trên tủ kiếng, Hải tiện tay cầm lấy đe dọa cả chủ quán lẫn nhân viên, làm mọi người hoảng loạn bỏ chạy.
Tại Khánh Hòa, ông Trần Văn Sơn (55 tuổi, ngụ TP.Nha Trang) làm nghề buôn bán hàng rong tại khu vực chợ Cam Đức, xã Vĩnh Thạnh (TP.Nha Trang, Khánh Hòa) cũng là nạn nhân, bị đòi bảo kê. Trưa một ngày, nhóm 4 người tay cầm theo súng tự chế, dao, rựa… đến nhà ông Sơn xưng là bảo kê khu vực chợ Cam Đức. “Chúng yêu cầu gia đình tôi phải nộp 3 triệu đồng/tháng, để được yên ổn làm ăn” – ông Sơn thuật lại. Ông không đồng ý, bất ngờ bị nhóm người này lao vào hành hung. Lo sợ nguy hại tính mạng, người nhà ông Sơn đã gọi cảnh sát 113 trợ giúp, khống chế, thu giữ tại hiện trường 1 súng tự chế, 3 dao rựa, 2 con dao, 1 cây gỗ. Các đối tượng được xác định là Trần Văn Phúc (38 tuổi), Trần Anh Tuấn (29 tuổi), Trần Thanh Hùng (41 tuổi, cùng trú tỉnh Vĩnh Long) và Trần Văn Quang (36 tuổi, trú xã Vĩnh Thạnh, TP.Nha Trang, Khánh Hòa).
Bóng dáng xã hội đen (!)
Tại TP.Kon Tum (Kon Tum), thời gian gần đây xuất hiện nhóm đối tượng từ các tỉnh phía bắc vào giành thị phần “làm ăn”. Chủ yếu là các đối tượng người Hải Phòng vào có hoạt động mua vỏ lon phế liệu của tất cả các quán nhậu ở TP.Kon Tum. Chúng trả tiền đàng hoàng, sòng phẳng. Giá cả thì băng nhóm và chủ quán tự “thỏa thuận”. Việc “mua, bán” này có gì ẩn khuất đằng sau, đó là bí ẩn. Tất nhiên, muốn thâu toán được đầu mối làm ăn này, các băng nhóm phải cạnh tranh.
Không muốn địa bàn của mình rơi vào tay người tỉnh khác, đầu tháng 8.2018, nhóm người Kon Tum đã vác súng tìm đến thanh toán. Súng đã nổ lên trước quán bar WinDow (TP.Kon Tum, Kon Tum) làm 2 người chết, 3 người bị thương. Cơ quan chức năng thu giữ nhiều vỏ đạn tại hiện trường. “Công an đang điều tra để xác định hai băng nhóm có dính dáng đến việc bảo kê hay không(?!)” – một lãnh đạo CA tỉnh Kon Tum nói với PV Lao Động. “Có tình trạng đòi bảo kê, lấy tiền xuất hiện ở Gia Lai. Trước đây, địa phương cũng xảy ra việc bảo kê thu mua dưa. Truy quét, công an bắt giữ 2 đối tượng ở huyện Kông Chro, 2 đối tượng ở huyện Chư Pah” – CA Gia Lai thông tin.
Lãnh đạo CA Gia Lai khuyến cáo: “Quan trọng là người dân hợp tác với cơ quan công an. Nếu bị các đối tượng khống chế, đòi bảo kê, cứ báo cơ quan điều tra, chúng tôi xử lý ngay, dứt điểm. Trường hợp sợ bị trả thù, ảnh hưởng đến việc kinh doanh, làm ăn rồi bí mật đưa tiền cho chúng, là đơn vị công an rất khó đấu tranh”.
Tương tự, thượng tá Nguyễn Hồng Kỳ – Trưởng CA TP.Nha Trang (Khánh Hòa) nhấn mạnh: “Khi phát hiện các đối tượng đến đe dọa, đòi yêu cầu bảo kê, lấy tiền… người dân phải kịp thời báo công an. Người dân cũng phải nêu cao tinh thần cảnh giác và buôn bán đúng quy định pháp luật để không tạo kẽ hở cho các đối tượng khác lợi dụng, đòi bảo kê”.
Video đang HOT
Theo thượng tá Kỳ, có khoảng 3-4 nhóm với nhiều đối tượng hoạt động bảo kê vỉa hè ở TP.Nha Trang. Trấn áp, CA TP.Nha Trang đã triệt phá băng nhóm bảo kê, đòi lấy tiền của các hộ kinh doanh dọc vỉa hè tại phường Vĩnh Thọ. Đợt khác, CA tỉnh Khánh Hòa bắt nhóm đòi bảo kê các hộ buôn bán hoa mai Tết ở phường Vĩnh Nguyên (TP.Nha Trang). “Nhiều vụ việc, chúng tôi phải vận động, thậm chí “năn nỉ” người dân hợp tác, lúc đó mới bắt được đối tượng. CA Gia Lai và như CA các tỉnh, thành khác đều mong muốn, đề nghị người dân mạnh dạn đấu tranh với loại tệ nạn này, phối hợp tốt với cơ quan cảnh sát điều tra; công an cam kết có biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin” – lãnh đạo CA Gia Lai thẳng thắn trao đổi.
ĐÌNH VĂN – NHIỆT BĂNG
Theo LĐO
8 địa danh ngập nước độc đáo nổi tiếng thế giới
Trái Đất của chúng ta còn hàng trăm ngàn điểm đến thú vị chưa được khám phá. Vì một lý do nào đó, có thể do sự tàn phá của thiên nhiên hay sự tác động của con người, rất nhiều di tích lịch sử đã chìm vào quên lãng. Sau đây là danh sách các địa danh đã từng ngập trong nước vài thập kỉ mới được phát hiện.
1. Làng Epecuen, Buenos Aires
Ảnh: BrightSide
Làng du lịch Epecuen tọa lạc phía tây nam Buenos Aires, được tìm thấy sau một thời gian dài chìm dưới nước. Ngược dòng thời gian về những năm 1920, khi ngôi làng mới được xây dựng trên bờ hồ Salt Lake. Đây đã từng là nơi ở của hơn 5.000 người cho đến cuối những năm 1970. Trong thời gian đó, thời tiết ngày càng thay đổi bất thường, mưa xảy ra liên tục khiến các khu vực xung quanh Salt Lake bị ngập.
Đến năm 1985, lượng nước quá tải khiến Salt Lake phá vỡ đập đất và tràn ra xung quanh, nhấn chìm nhiều nơi, trong đó có làng Epecuen. Cuối năm 1993, ngôi làng ngập hoàn toàn trong hơn 10 mét nước. Nhiều thập kỷ trôi qua, thời tiết thay đổi làm nước rút dần vào năm 2009. Hiện nay tàn tích của ngôi làng đã xuất hiện trở lại sau hơn 25 năm bị nhấn chìm trong biển nước.
2. Potosi, Venezuela
Ảnh: BrightSide
Potosi là một thị trấn nhỏ với khoảng 1.200 cư dân ở Venezuela. Năm 1985, thị trấn này đã bị chính quyền địa phương cố ý làm ngập lụt để xây dựng một đập thủy điện.
Năm 2009, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, mực nước tại đây đã rút đáng kể khiến thị trấn Potosi nổi lên lần nữa sau 30 năm chìm trong nước. Ngày nay chúng ta có thể thấy toàn bộ nhà thờ của thị trấn bên cạnh nghĩa trang, thay vì chỉ thấy mỗi cây thánh giá trên nóc như trước kia.
3. Jal Mahal, thành phố Jaipur, Ấn Độ
Ảnh: BrightSide
Jal Mahal, hay còn gọi là Lâu đài nước, là một cung điện tọa lạc giữa hồ Man Sagar ở thành phố Jaipur, Ấn Độ. Không ai thực sự biết công trình này được xây dựng từ khi nào nhưng các tầng đá sa thạch đỏ và các bức tường cho thấy nó đã có niên đại khoảng 300 năm về trước.
Đây là một tòa nhà 5 tầng với 4 tầng chìm dưới nước. Chính phủ bang Rajasthan đã bắt đầu một dự án cải tạo 6 năm với các kiến trúc sư giỏi nhất trong nước để khôi phục di tích này. Hiện tại công trình mở cửa cho du khách có thể khám phá lâu đài trên các tour du lịch bằng thuyền.
4. Nhà thờ Saint Nicholas, hồ Mavrovo
Ảnh: BrightSide
Cách không xa dãy Balkan, Macedonia, một công viên quốc gia nổi tiếng với nhà thờ Thánh Nicholas nằm giữa hồ Mavrovo. Nhà thờ cổ này được xây dựng vào những năm 1850 và tồn tại trong 150 năm trước khi chính phủ Hy Lạp xây dựng một hồ nhân tạo cấp nước cho nhà máy điện địa phương.
Năm 2003, nhà thờ này đã chìm hoàn toàn dưới hồ nước. Tuy nhiên sau đó, do ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu khu vực, nước rút xuống khiến để lộ ra những tàn tích của nhà thờ, nhất là vào những tháng hè.
5. Grner See, Áo
Ảnh: BrightSide
Địa danh này được gọi là Grner See, hay còn gọi là Hồ Xanh, nổi tiếng với làn nước xanh ngọc lục bảo độc đáo. Vào mùa đông, mực nước hồ rất thấp, chỉ khoảng 1-2 mét. Nước cạn làm lộ ra một công viên quốc gia thu hút du khách bộ hành hoặc cắm trại. Vào mùa hè, băng tan khiến hồ đầy nước trở lại, công viên lại ngập chìm dưới nước.
6. Xuanping, Trung Quốc
Ảnh: BrightSide
Những hình ảnh này cho thấy sức mạnh đáng sợ của thiên nhiên. Trận động đất 8,0 độ richter xảy ra vào năm 2008 đã phá hủy làng Xuanping. Sau sự cố khủng khiếp, toàn bộ ngôi làng bị nhấn chìm trong biển nước. Phải mất nhiều năm sau, nước rút từ từ làm tàn tích ngôi làng hiện ra trở lại. Hy vọng rằng những cư dân phải sơ tán khỏi quê hương sau thảm họa sẽ có cơ hội trở về nhà một lần nữa.
7. Đảo Rùa, sông Ma Đao Khê, Trùng Khánh, Trung Quốc
Ảnh: BrightSide
Hàng năm vào mùa xuân, hàng ngàn du khách đến thăm hồ chứa của đập thủy điện Tam Hiệp, Trùng Khánh để chiêm ngưỡng hòn đảo hình con rùa độc đáo nơi đây.
Hòn đảo này chỉ xuất hiện trong 3 tháng mùa xuân, khi mực nước tại hồ chứa giảm xuống tới 168 mét để cấp nước cho vùng hạ lưu. Trong 9 tháng còn lại, mực nước trong hồ chứa cao trên 175 mét khiến hòn đảo chìm hoàn toàn hoặc chỉ nổi một phần rất nhỏ. Người Trung Quốc gọi đây là "Con rùa mùa xuân".
8. Đền Santiago, Mexico
Ảnh: BrightSide
Đền thờ Santiago được xây dựng vào giữa thế kỉ 16 tại Chiapas, Mexico. Vào năm 1966, đền thờ đã bị ngập hoàn toàn trong nước do sự cố tràn đập Nezahualcoyotl.
Nhiều thập kỷ sau đó, do biến đổi khí hậu và hạn hán xảy ra ở Mexico trong 10 năm qua làm mực nước sông Grijalva chảy vào hồ chứa sụt giảm tới 25 mét. Điều này khiến gần như toàn bộ nhà thờ trồi lên khỏi mặt nước. Lần gần đây nhất người ta nhìn thấy nhà thờ này là vào năm 2002, khi mực nước giảm sâu tới mức khách tham quan có thể đi bộ vào bên trong.
Theo viettimes.vn
Ăn trái cây vườn lạ cạnh hang Rồng Quản Bạ, Hà Giang Hang Rồng là cách gọi khác của hang Lùng Khuý, một hang động mới được đưa vào khai thác du lịch vài năm gần đây ở cao nguyên đá Hà Giang. Trước đây Hang Lùng Khuý là nơi đến tâm linh của người Mông bản Lùng Khuý. Có rất nhiều tích kể của người Mông xoay quanh hang động này (xem clip Khoai...