Miền Trung: Sau mưa lũ là sạt lở đất
Dù mưa lũ đã tạm lắng xuống nhưng nguy cơ sạt lở đất vẫn hiện hữu khiến nhiều địa phương tại miền Trung bị chia cắt, đời sống người dân rất khó khăn, nguy hiểm.
Sạt lở đường dẫn với cầu tại tuyến đường ĐH5 huyện Phước Sơn – Ảnh: M.T.
Nhiều nơi sạt lở đường do mưa lớn
Tại Quảng Nam, do ảnh hưởng của mưa lớn trong những ngày qua, một số tuyến đường ở vùng cao bị sạt lở. Trong ngày
28-10, đường dẫn vào cây cầu tại km3 886 tuyến đường ĐH5, là cây cầu nối hai xã Phước Công và Phước Lộc (huyện Phước Sơn) bị sụt lún, hư hỏng khiến việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Quảng Nam ngày 28-10, đợt mưa lũ vừa qua đã có 21 nhà bị thiệt hại một phần do tốc mái, sạt lở đất tràn vào nhà.
Có 4 điểm trường bị ảnh hưởng, 50ha lúa rẫy bị thiệt hại, 46ha hoa màu, rau màu hư hỏng, nhiều kênh mương bị sạt lở, bồi lấp. Ngoài ra sạt lở tại nhiều điểm trên các tuyến quốc lộ, nhất là miền núi với chiều dài 223m, khối lượng khoảng 55.000m3.
Về giao thông, các tuyến tỉnh lộ, huyện bị sạt lở 248m, khối lượng sạt lở, bồi lấp 114.000m3, 2 cầu, 15 cống bị trôi, hư hỏng. Dự báo đến 30-10 các địa phương trong tỉnh có mưa vừa, mưa to, tổng lượng phổ biến 50 – 100mm, có nơi trên 150mm. Tỉnh đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lớn, sạt lở, lũ quét, nhất là di dời, sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm.
Video đang HOT
Tại Thừa Thiên Huế, ông Dương Quang Hạnh, giám đốc Công ty cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết công ty đang nỗ lực khắc phục hơn 80 điểm sạt lở trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế).
Trước đó do mưa lớn kéo dài khiến kết cấu hạ tầng giao thông tuyến quốc lộ 1, quốc lộ 49 và đường Hồ Chí Minh nhánh tây đoạn đi qua tỉnh Thừa Thiên Huế bị hư hại, sạt lở.
Riêng với tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh tây, ông Hạnh cho biết có khoảng 80 điểm sạt lở taluy dương, trong đó có 16 điểm với hàng nghìn khối đất đá trượt lở rơi tràn ra mặt đường, gây ách tắc giao thông.
Theo văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đêm 27 và sáng 28-10 tại tỉnh Thừa Thiên Huế có mưa lớn cục bộ. Mưa lớn khiến một số vùng trũng thấp bị ngập và gây sạt lở nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh.
Hiện tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn đang điều tiết xả nước ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn nhằm đảm bảo an toàn hồ đập, sẵn sàng đón lũ trong đợt mưa to dự báo sẽ diễn ra trong vài ngày tới.
Mưa lũ tạm ngừng, nguy cơ sạt lở vẫn cao
Ngày 28-10, ông Nhâm Xuân Sỹ, giám đốc Đài khí tượng thủy văn Quảng Ngãi, cho biết mưa tại Quảng Ngãi đã giảm lưu lượng, lũ trên các sông đã xuống hẳn. “Lũ lụt tạm thời không còn là mối lo. Tuy nhiên sạt lở là vấn đề lớn khi các sườn đồi đã no nước, cần hết sức cảnh giác”, ông Sỹ nói.
Tại huyện Trà Bồng, sạt lở đang cô lập hơn 2.200 người dân ở xã Sơn Trà và tổ chức di dời gần 1.000 người dân ở khu vực có nguy cơ sạt lở cao trên địa bàn toàn huyện. Ngoài ra, điểm sạt lở ở UBND xã Trà Xinh, đất đá đổ xuống trụ sở ban chỉ huy quân sự xã này.
Hiện đã di dời toàn bộ trang thiết bị và cán bộ đến trụ sở công an xã làm việc. Những ngày tới khi thời tiết thật sự khô ráo, huyện Trà Bồng sẽ đánh giá mức độ an toàn của quả đồi sau UBND xã Trà Xinh trước khi quyết định có di dời hay không.
Ngoài ra, tại huyện Sơn Tây sạt lở vẫn duy trì ở cường độ cao. 17 công trình thủy lợi, 12 công trình cấp thoát nước đã bị vùi lấp, hư hỏng; hầu hết các tuyến đường lớn nhỏ ở huyện này xuất hiện sạt lở. Những điểm này đều được khắc phục và có lực lượng cảnh giới bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện lưu thông.
Các huyện miền núi Quảng Ngãi nhận định tình hình sạt lở còn ở mức nguy cơ rất cao nên chủ động lực lượng 24/24 sẵn sàng ứng phó với tình hình thiên tai ở các cấp độ. Đồng thời duy trì lực lượng chốt chặn ở khắp các ngả đường đảm bảo an toàn cho người dân.
Quảng Trị chưa lũ đã lụt
Ngày 28-10, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), một trận mưa như trút nước liên tục từ 3h sáng đến 9h sáng cùng ngày đã khiến nhiều khu dân cư ở vùng trũng của TP này bị ngập lụt.
Trận mưa còn khiến một trường học ở gần khu vực đường Lê Lợi bị ngập sâu. Một số trường phải cho học sinh nghỉ giữa chừng để đảm bảo an toàn. Do các lớp học bị nước tràn vào nên lực lượng cứu hộ phải hỗ trợ mới đưa được toàn bộ học sinh rời trường bằng xuồng. (QUỐC NAM)
Mưa lũ gây nhiều thiệt hại tại khu vực miền Trung
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, đến 18 giờ ngày 24/10, mưa lũ đã gây nhiều thiệt hại tại khu vực miền Trung.
Mưa gây ngập cục bộ ở một số điểm trên Quốc lộ 1A, đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi, ngày 24/10/2021. Ảnh: Sỹ Thắng/TTXVN
Cụ thể, khoảng 4 giờ ngày 24/10, 3 ngư dân chèo thúng bơi ra tàu cá QN90755 đang neo ven sông Trà Bồng, thuộc cửa biển Sa Cần, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) thì thúng bị chìm, địa phương đang tổ chức tìm kiếm. Ngày 23/10, anh Nguyễn Anh Tuấn, sinh năm 1980, trú tại xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) bị lũ cuốn trôi, đã tìm thấy thi thể.
Tại tỉnh Quảng Ngãi có 32 xã thuộc 5 huyện, thị trấn và thành phố Quảng Ngãi bị ngập lụt, mức ngập bình quân từ 0,2-1m, cục bộ có nơi ngập 1,5m (thị trấn Châu Ổ). Quốc lộ 24C bị ngập cục bộ đoạn qua xã Bình Chương (huyện Bình Sơn), chưa đi lại được.
Đường sắt Bắc Nam đoạn qua thôn Trị Bình, xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị sạt 15m. Dự kiến đến 20 giờ ngày 24/10 sẽ xử lý xong.
Tỉnh Quảng Nam có 25 xã, phường, thuộc 5 huyện, thị trấn bị ngập lụt, mức ngập bình quân từ 0,1-0,8m, cục bộ có nơi ngập 1,2-2m (xã Tam Thành, huyện Phú Ninh). Đường Quốc lộ 1A đoạn qua xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh, Quảng Nam ngập sâu 60cm, dài 3km. Quốc lộ 14 E bị ngập sâu 0,5m đoạn qua thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình.
Quốc lộ 14H ngập sâu 0,4m đoạn qua xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên và đoạn qua xã Phước Ninh, huyện Nông Sơn bị ngập 1,2m gây ách tắc giao thông. Có 7 điểm ngập sâu từ 0,3-0,5m trên các tuyến đường tỉnh lộ ĐT612, ĐT613B, ĐT615, ĐT617.
Tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Nam bị sạt lở nghiêm trọng, gây ách tắc giao thông, ngày 24/10/2021. Ảnh: Trần Tĩnh/TTXVN
Sáng 24/10, tại làng Tắc Pỏ, thôn 1, xã Trà Mai, huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) đã xảy ra sạt lở vào khu vực nhà bếp của 3 hộ dân, rất may là không gây thiệt hại về người. UBND huyện Nam Trà My đã tổ chức di dời 6 hộ với 23 nhân khẩu ra khỏi vùng nguy hiểm.
Tỉnh Thừa Thiên Huế bị sạt lở 40m đường liên thôn ở Phong Mỹ, Phong Điền; sạt lở đường thôn Tân An, Lộc Bình, Phú Lộc; sạt lở 55m quốc lộ 1A tại K12 900.
Tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi đã tổ chức sơ tán 1.369 hộ với 4.805 nhân khẩu ở các khu vực bị ngập sâu và vùng có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn. Các hộ sơ tán tại Huế đã trở về nhà.
Để tiếp tục ứng phó và khắc khục hậu quả mưa lũ tại khu vực miền Trung, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng của mưa lũ theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo mưa, lũ; thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền và người dân chủ động phòng tránh.
Các địa phương thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 488/VPTT ngày 23/10/2021 của Văn phòng thường trực; kiểm tra, rà soát, vận hành hồ chứa, phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra; tăng cường lực lượng, tổ chức trực ban phòng, chống thiên tai 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xảy ra.
Một người chết, gần 60 nhà tốc mái do bão số 5 Do ảnh hưởng của bão số 5 (Conson), nhiều tỉnh miền Trung đã có mưa lớn và ngập lụt diễn ra ở nhiều nơi. Cập nhật mới nhất, bão số 5 đã làm một người chết, gần 60 nhà bị tốc mái. Đêm qua (11/9), bão số 5 đi vào vùng biển từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi đã suy yếu thành áp...