Miền Trung sẵn sàng ứng phó với bão số 9
Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 9, các địa phương khu vực miền Trung đã lên phương án sẵn sàng ứng phó.
Trong đó, nhiều khu vực ven biển đã thực hiện cấm tàu, thuyền ra khơi.
Thanh Hóa: Khẩn cấp ứng phó với bão số 9
Tỉnh Thanh Hóa đã có công điện về việc ứng phó khẩn cấp với bão số 9. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các địa phương, ngành chức năng tổ chức rà soát, nắm rõ ngay tất cả các phương tiện, tàu thuyền còn hoạt động trên biển và các hoạt động trên biển.
Tổ chức theo dõi sát diễn biến của bão, chỉ đạo thông tin, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền di chuyển về nơi tránh trú an toàn, kiên quyết không để tàu thuyền, phương tiện hoạt động trong vùng có nguy cơ ảnh hưởng của bão; đảm bảo an toàn đối với các hoạt động trên biển, an toàn tính mạng và phòng, chống dịch Covid-19 cho người dân tại nơi neo đậu, tránh trú.
Thanh Hóa yêu cầu các địa phương, ngành chức năng tổ chức rà soát, nắm rõ ngay tất cả các phương tiện, tàu thuyền còn hoạt động trên biển và các hoạt động trên biển (Ảnh: Thanh Tùng).
Đồng thời, rà soát, chuẩn bị sẵn phương án để chủ động ứng phó bão; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư sẵn sàng ứng phó, xử lý mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ, nhất là đảm bảo an toàn dân cư trong bối cảnh dịch Covid-19, bảo vệ đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất. Sở Y tế chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt là các khu vực dự kiến sơ tán dân khi có tình huống.
Nghệ An chủ động phòng, chống bão số 9
Ngày 18/12, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An yêu cầu các đơn vị, địa phương, các sở, ban, ngành thực hiện nghiêm túc Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai về ứng phó với bão số 9, dự báo có khả năng ảnh hưởng đến địa phương.
Tàu thuyền vào bờ tránh bão (Ảnh: Tư liệu).
Video đang HOT
UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các địa phương trong tỉnh phối hợp với lực lượng Biên phòng và các cơ quan liên quan… ; chỉ đạo rà soát, nắm bắt thông tin tàu thuyền còn hoạt động trên biển, hướng dẫn tàu thuyền về nơi trú bão an toàn; triển khai các biện pháp an toàn đối với các hoạt động trên biển, an toàn tính mạng và phòng, chống dịch Covid-19 cho người dân; bảo vệ hệ thống đê điều, hồ đập và tài sản trên các đảo và trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản…
Hà Tĩnh: Sẵn sàng các phương án ứng phó bão
Trước cường độ rất mạnh, di chuyển nhanh, phức tạp của bão số 9 (Rai), Hà Tĩnh yêu cầu các đơn vị, địa phương phải thường xuyên cập nhật thông tin, bám sát dự báo, mức độ ảnh hưởng để sẵn sàng phương án ứng phó. Đặc biệt là phải sớm thông báo, kêu gọi toàn bộ tàu thuyền, ngư dân vào nơi tránh trú an toàn.
Các tàu vào neo đậu tại Cảng cá Cửa Sót (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) để tránh bão (Ảnh: Xuân Sinh).
Thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh, địa phương có gần 4.000 tàu cá đánh bắt ở các vùng biển khác nhau. Đến 16h ngày 18/12, tất cả tàu thuyền của địa phương đã nắm bắt được các thông tin về cơn bão số 9, để tìm nơi trú ẩn an toàn.
Ghi nhận của phóng viên tại Cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), hàng trăm tàu thuyền trong và ngoài tỉnh đã vào khu neo đậu. Các tàu được chằng néo cẩn thận để hạn chế va đập khi gió mạnh.
Quảng Bình: Cấm biển ứng phó bão số 9
Trước những diễn biến của bão số 9, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Công điện về việc sẵn sàng triển khai các biện pháp ứng phó. Theo đó, tỉnh này đã chỉ đạo cấm biển, các phương tiện đánh bắt trên biển đã nắm được thông tin của bão, hiện đang trên đường vào bờ tránh, trú hoặc di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Tàu cá ngư dân Quảng Bình neo đậu tránh trú bão (Ảnh: CTV).
Các sở, ngành, địa phương tại Quảng Bình cũng đã lên phương án di dời dân khỏi vùng ven biển, cửa sông. Toàn tỉnh dự kiến di dời gần 2.000 hộ dân nếu có tình huống xấu xảy ra.
Quảng Trị: Cấm tàu thuyền ra khơi, chuẩn bị phương án di dân tránh bão
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, đến 9h ngày 18/12, gần 2.500 tàu thuyền của địa phương với hơn 7.050 thuyền viên đã nhận được thông tin và hướng di chuyển của bão số 9. Không có tàu thuyền nào hoạt động trên biển.
Ngoài ra, số tàu thuyền ngoại tỉnh đang neo đậu trên địa bàn là 18 chiếc với 128 thuyền viên.
Trước đó, đơn vị này đã có công điện chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan triển khai ứng phó với bão; trong đó, chú trọng công tác theo dõi, kiểm kê và quản lý tàu thuyền, chủ động đề phòng và có phương án ứng phó với các loại hình thiên tai có thể xảy ra.
Tỉnh Quảng Trị cũng xây dựng phương án di dời dân tránh bão số 9 theo cấp độ 3. Theo đó, số lượng người dự kiến cần sơ tán tránh bão ở 4 huyện ven biển gồm: Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và huyện đảo Cồn Cỏ là 8.980 hộ với gần 28.000 người.
Trong đó tỉnh ưu tiên phương án sơ tán khẩn cấp hơn 1.730 hộ với trên 6.200 nhân khẩu bị ảnh hưởng ở các xã vùng ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ.
Thái Bình: Nuôi con đặc sản trên cạn, dưới ao, một ông nông dân lãi 300 triệu/năm
Ông Trần Văn Dân, thôn Phú Vật, xã Tiến Đức (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) là một điển hình trong phát triển kinh tế từ mô hình nuôi con đặc sản như nuôi nhím, nuôi lợn rừng, nuôi cá koi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Dân là điển hình cho những cựu chiến binh sau khi nghỉ hưu, trở về với cuộc sống đời thường tiếp tục phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, cần cù lao động, vươn lên làm giàu chính đáng.
Mô hình nuôi nhím-1 trong những con đặc sản của cựu chiến binh Trần Văn Dân, xã Tiến Đức (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.
Từng công tác trong lực lượng biên phòng, sau khi về hưu, ông Dân không nghỉ ngơi mà rời phố xá nhộn nhịp trở về quê hương xây dựng mô hình chăn nuôi con đặc sản.
Với phương châm "lấy ngắn nuôi dài", lúc đầu ông chỉ chọn nuôi một ít gà và 3 con lợn rừng với mục đích phục vụ nhu cầu của gia đình. Nhưng với sự đam mê, ham học hỏi, ông đã tìm tòi cách nhân giống, sau một thời gian ông đã có 60 con lợn rừng.
Ông Dân chia sẻ: Thời điểm tôi nuôi lợn rừng ở đây còn ít người nuôi nên giá cả thị trường ổn định nhưng càng về sau thì giá lợn rừng tăng, giảm thất thường, tôi xuất bán hết chỉ giữ lại khoảng 5 - 6 con để nuôi.
Sau một lần tình cờ biết đến mô hình nuôi nhím, tôi đã mạnh dạn mua vài đôi về nuôi thử. Khi xuất lứa bán đầu tiên, tôi thấy được giá, đồng vốn bỏ ra thấp, nhím lại dễ nuôi nên tôi tiếp tục mở rộng mô hình.
Để thuận lợi cho việc nuôi nhím, ông Dân xây dựng hàng chục ô chuồng với tổng diện tích trên 200m2, mỗi ô rộng từ 5 - 10m2 được xây bằng gạch cao hơn 1m để tránh nhím bò ra, dưới sàn được đổ bê tông cho thuận tiện vệ sinh.
Nhờ chịu khó học hỏi, chỉ sau một thời gian ngắn ông đã nắm vững các bước nuôi nhím. Từ số nhím ban đầu, đến nay ông đã nhân giống được hơn 200 con nhím to nhỏ, trong đó có 100 con nhím sinh sản. Đặc biệt, ông còn có những cặp nhím lông trắng rất quý hiếm.
Ngoài nuôi con đặc sản trên cạn, cựu chiến binh Trần Văn Dân, xã Tiến Đức (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) còn đầu tư nuôi trên 100 con cá coi để phát triển mô hình.
Ông Dân cho biết thêm: Khi mới nuôi nhím tôi gặp khá nhiều khó khăn vì chưa có nhiều kiến thức về chăm sóc nhím, chưa hiểu về tập quán sinh hoạt của chúng nên tôi chỉ nuôi theo những hiểu biết riêng của mình.
Tôi tích cực tìm hiểu qua sách báo, internet áp dụng vào trong quá trình nuôi. Vốn là động vật hoang dã nên nhím có sức đề kháng tốt, ít bệnh dịch, cách nuôi, cách chăm cũng khá đơn giản. Đặc biệt, đây là loại vật nuôi siêu lợi nhuận mà lại rất dễ bán trên thị trường.
Trung bình mỗi năm ông Dân xuất bán hơn 200 con nhím giống và hơn 20 con nhím thịt thương phẩm. Đối với loại nhím giống giá bán khoảng 3 triệu đồng/đôi, nhím thịt thương phẩm có giá từ 280.000 - 300.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi năm ông thu lãi khoảng 300 triệu đồng.
Ông Đỗ Xuân Dự, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tiến Đức cho biết: Tinh thần lao động sáng tạo, bản chất cần cù, lòng say mê và ý chí vượt khó vươn lên làm giàu, ông Dân là cựu chiến binh tiên phong trong xây dựng mô hình nuôi con đặc sản tại địa phương.
Mô hình đã mở ra hướng đi mới cho người dân nói chung và hội viên cựu chiến binh nói riêng. Chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền để nhân rộng mô hình.
Ngoài nuôi nhím, mới đây ông Dân còn mạnh dạn đầu tư nuôi cá coi nhằm tăng giá trị sản xuất và hiệu quả của mô hình.
Thanh Hóa: Chuẩn bị đấu giá khu đất trụ sở UBND TP.Sầm Sơn cũ xây cao ốc 50 tầng Tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu dân cư đô thị và Trung tâm thương mại kết hợp nhà ở 50 tầng tại TP.Sầm Sơn. Mới đây (25/11), UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký quyết định phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu dân cư đô thị...