Miền Trung: Các điểm du lịch trong nhà thu hút khách dịp lễ 30-4, 1-5
Dịp lễ 30-4, 1-5, các điểm du lịch trong nhà, chợ truyền thống, siêu thị,… tại miền Trung đã đón hàng ngàn lượt khách đến tham quan, thưởng thức hay mua các đặc sản làm quà.
Lượng khách đến tham quan, mua sắm tại chợ Hàn tăng mạnh trong dịp lễ này
Tại công viên Tứ Tượng ( TP Huế), Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp cùng Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức khai mạc ngày hội Huế – Kinh đô ẩm thực. Những món ăn trong ngày hội là sự giao thoa của ẩm thực Huế cùng ẩm thực của một số địa phương trong nước. Điển hình như: nem công – chả phụng (Cung đình Huế), chả cốm ram (Hà Nội), nem tươi lá gấc (Nam Định), món cuốn và xôi chiên phồng Nam bộ, bún hải sản Sơn Trà và cuốn hải sản Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng)…
Du khách, người dân ghé thăm ngày hội Huế – Kinh đô ẩm thực
Tại chợ Đông Ba (TP Huế), ngoài thưởng thức, du khách còn mua về những sản phẩm tinh túy, đậm nét văn hóa của vùng đất Cố đô như trà Cung đình, nón lá bài thơ, mè xửng, mắm ruốc, sen khô, phấn nụ…
Những đặc sản được nhiều du khách thích thú
Với những hoạt động được “thay áo mới”, ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, lượng khách đến Huế từ ngày 29-4 đến 1-5 khoảng 30.000 lượt, trong đó 18.000 lượt khách lưu trú, 167 khách quốc tế. Doanh thu từ du lịch dịch vụ khoảng 47 tỷ đồng. Các khách sạn có sao ghi nhận công suất sử dụng phòng từ 95 – 100%. Riêng với hệ thống các điểm di tích Huế với 2 ngày đầu nghỉ lễ đã thu hút 23.418 lượt khách, trong đó có 229 khách quốc tế. Doanh thu từ bán vé đạt 3,4 tỷ đồng.
“Từ chiều 1-5, thời tiết tại địa phương chuyển mưa đã ít nhiều ảnh hưởng đến tình hình du lịch song lượng khách tham quan và nghỉ dưỡng vẫn tăng mạnh”, ông Phúc nói.
Còn tại TP Đà Nẵng, lượng du khách ghé đến mua sắm đặc sản, hàng lưu niệm, thực phẩm chế biến ở chợ Cồn và chợ Hàn (quận Hải Châu) rất đông. Dù là buổi trưa, các quầy hàng bán đồ thực phẩm, hải sản chế biến, nông sản… tấp nập từng nhóm người đến mua về làm quà.
Du khách dừng lại thưởng thức đặc sản tại khu ẩm thực chợ Hàn
Vừa chọn vừa ăn thử các mặt hàng như mực rim, cá khô, anh Trần Văn Tài (29 tuổi, khách Hà Nội) cho biết, dù là ở chợ nhưng giá niêm yết sẵn tại các quầy nên anh cùng 5 khách đi cùng không cần trả giá.
Video đang HOT
“Đặc sản ở chợ rất phong phú nên chúng tôi chọn mua mỗi loại một ít về làm quà cho người thân. Giá cả cũng dễ mua, được dùng thử sản phẩm. Chúng tôi cũng rất ấn tượng về thái độ phục vụ của tiểu thương rất thân thiện, nhiệt tình, không có tình trạng chèo kéo hay ép khách”, anh Tài nói.
Du khách mua hàng tại chợ Cồn
Theo ông Nguyễn Đắc Hùng, Trưởng Ban quản lý chợ Cồn, trong dịp này, mỗi ngày chợ đón khoảng 5.000-6.000 lượt khách du lịch tới tham quan mua sắm. Lượng khách vào ngày cuối sẽ đông nhất bởi nhiều người thường sẽ tới mua về làm quà trước khi rời TP Đà Nẵng. Họ chủ yếu mua các mặt hàng nông sản, công nghệ thực phẩm chế biến,…
Du khách quốc tế như Thái Lan,… thường ghé những tiệm quần áo tại chợ Hàn
Tại siêu thị đặc sản Quà Miền Trung (đường Võ Văn Kiệt, quận Sơn Trà) – cung cấp hơn 600 mặt hàng nông sản, các sản phẩm OCOP, đặc sản của TP Đà Nẵng và khu vực miền Trung, những ngày này đón một lượng lớn khách du lịch đến tham quan, mua sắm. Lượng khách đến siêu thị đã tăng mạnh trong dịp lễ 30-4 và 1-5, cao hơn so với dịp lễ nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
Du khách chọn đặc sản tại siêu thị đặc sản Quà Miền Trung
Đồng thời, trong chương trình Quảng bá sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP Đà Nẵng (từ ngày 29-4 đến 1-5), 35 gian hàng (30 đơn vị) của TP Đà Nẵng và 5 gian hàng (23 đơn vị) của tỉnh Quảng Nam cũng đã thu hút hàng ngàn du khách tham quan, mua sắm sản phẩm làm quà cho gia đình.
Du khách tại gian hàng OCOP Đà Nẵng và Quảng Nam
Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, tổng lượng khách tham quan, du lịch tại thành phố trong 4 ngày nghỉ lễ từ 30-4 đến 3-5 ước đạt hơn 254 ngàn lượt khách, tăng hơn 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, khách nội địa đạt khoảng 246,6 ngàn lượt, tăng hơn 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Nguồn khách chủ yếu đến từ các tỉnh, thành lân cận khu vực miền Trung, Hà Nội và TPHCM.
Một số khu điểm ước đạt lượng khách cao trong cả kỳ nghỉ lễ như Sun World Bà Nà Hills đón khoảng 50.000 khách, Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài đón khoảng 25.000 khách,… Khách đường thủy nội địa ước đạt 7.000 lượt khách.
Công suất phòng khối 4-5 sao ước đạt trên 70%, trong đó khách sạn ven biển đạt trên 90%, khách sạn ở khu vực trung tâm công suất khoảng 40 – 50%. Trước lễ, một số khách sạn ghi nhận tình trạng hủy phòng khoảng 3-5% trong ngày 1 và 2-5 do dự báo thời tiết không thuận lợi, mưa to nhiều nơi.
Ngày 3-5, ông Nguyễn Văn Lanh, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An (Quảng Nam) cho biết, lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại địa phương trong 4 ngày nghỉ lễ vào khoảng 80.000 lượt, đây là mức kỷ lục cùng kỳ 2 năm trở lại đây dù thời tiết không thuận lợi.
Du khách đến tham quan tại Công viên tưởng nhớ kiến trúc sư Kazik
Theo đó, lượng khách đến khu phố cổ Hội An ở mức 10.000 lượt người và khu rừng dừa Bảy mẫu cũng đạt mức tương đương trong mỗi ngày nghỉ lễ. Do mưa nên du khách chuyển hướng một phần tham quan sang các địa điểm di tích lịch sử, văn hóa trong nhà như Chùa Cầu, bảo tàng, các nhà cổ và chợ Hội An.
Mỗi ngày có hơn 10.000 lượt khách đến tham quan tại khu phố cổ Hội An
Còn tại đảo Cù Lao Chàm, trong ngày 30-4, có 32 lượt tàu ra vào đảo, vận chuyển hơn 950 lượt khách. Từ ngày 1-5 đến nay, do biển động, nên tuyến vận tải hành khách Cửa Đại – Cù Lao Chàm phải tạm dừng hoạt động. Khi nào cơ quan chức năng thông báo thời tiết tốt mới cho các ca nô hoạt động vận chuyển khách. Cùng với đó, Đồn Biên phòng Cửa Đại đã đưa Trạm kiểm soát an toàn tàu thuyền trên tuyến đường thủy nội địa Cửa Đại – Cù lao Chàm vào sử dụng.
Trạm kiểm soát này được xây dựng trên cồn cát tự nhiên tại khu vực cửa biển Cửa Đại (cách bờ biển Cửa Đại hơn 2 km). Hiện tại đã bố trí 5 cán bộ, chiến sĩ và 1 ca nô cứu hộ, cứu nạn, thường xuyên túc trực tại đây để kịp thời phát hiện và xử lý sự cố mất an toàn xảy ra trên tuyến đường thủy nội địa Cửa Đại – Cù lao Chàm.
Tà Giang - điểm du lịch mới hấp dẫn dịp lễ 30-4
Tà Giang là một cái tên xa lạ với dân du lịch nghỉ dưỡng nhưng lại khá quen thuộc với những người đam mê du lịch mạo hiểm, đi bộ leo núi dài ngày.
Đây cũng là lựa chọn hấp dẫn cho kỳ nghỉ lễ 30-4 sắp tới.
Hành trình Tà Giang khá nhẹ nhàng với cung đường bằng, băng suối, không leo dốc nhiều, phù hợp cho những người lần đầu muốn trải nghiệm trekking quay về với thiên nhiên.
Lội suối băng rừng trên hành trình Tà Giang
Cung đường dài khoảng 20 km đi bộ 2 ngày 1 đêm. Từ TP HCM, bạn di chuyển đến huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận và về huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa để vào Vườn quốc gia Phước Bình. Đây là điểm bắt đầu cho hành trình hikking đầy thơ mộng.
Tà Giang là nơi sinh sống của đồng bào Raglay - nguồn cảm hứng để nhạc sĩ Trần Tiến viết nên bài hát "Cây đàn Chapi".
Suối đá rong rêu
Từ Vườn quốc gia Phước Bình, con đường tới Tà Giang là hành trình đi dọc theo suối, băng qua nương rẫy và rừng chuối của đồng bào Raglay. Bạn sẽ được thưởng thức những trái chuối chín cây khi đi cùng hướng dẫn viên du lịch địa phương.
Đặc sản của cung Tà Giang là bạn được băng qua những con suối trong vắt, có thể nhìn thấy rõ viên đá cuội, tảng đá và cả rong rêu, được ngâm mình vào những hồ nước vô cực (cách gọi vui của dân trekking). Những hồ bơi tự nhiên siêu lớn, trong xanh, mát lạnh giúp giải nhiệt cho du khách những lúc mồ hôi đầm đìa băng rừng núi.
Hồ nước vô cực trên hành trình băng suối
Trên hành trình trekking, bạn cũng có thể bắt gặp những chú bò bên suối, hay những cậu bé người Raglay thả nơm bắt cá thật rôm rả.
Lội qua không biết bao nhiêu con suối, băng qua bao cánh rừng, bãi cắm trại là thung lũng thảo nguyên xanh thơ mộng giữa núi rừng.
Bãi cắm trại
Không phải những cung đường cơm bưng trà rót kiểu nghỉ dưỡng, những ngày trekking không wifi, không 4G, không sóng điện thoại, bạn hòa mình vào thiên nhiên như một kiểu thiền động. Về với thiên nhiên hùng vĩ, bạn hít hà những hơi thật sâu, cảm nhận núi rừng, mùi hương cây cỏ cũng là những chuyến đi khá thú vị để tái tạo năng lượng và rèn luyện sức khỏe.
Những điểm chú ý cho người lần đầu đi trekking
- Nên đăng ký các tour chuyên nghiệp để được bảo đảm hành trình và tránh những rủi ro.
- Mùa đẹp nhất để trekking Tà Giang là tháng 3 đến tháng 6. Mùa mưa băng suối nước dâng cao, dòng chảy siết và rất khó di chuyển.
- Tập đi bộ hoặc leo cầu thang 2 tuần trước khi đi trekking đối với những bạn ít vận động và ít thể thao.
- Quần áo dễ vận động, nhẹ và dễ thoát mồ hôi. Giày chuyên dụng trekking có các gai đế để chống trơn trượt, có thể thoát nước do đi cung đường lội suối.
Balo nên sử dụng loại balo có đai trợ lực, gọn nhẹ.
Thuốc cá nhân như bù điện giải, hạ sốt, bình xịt vắt...
- Đồ ăn nhẹ: mang theo lương khô, chocolate hoặc bánh kẹo ngọt để dùng khi leo dốc hoặc khi cần nạp thêm năng lượng giữa đường.
Trekking là hoạt động du lịch dã ngoại đi bộ đường dài hoặc đi bộ leo núi nhiều ngày, băng qua nhiều cung đường với đủ loại địa hình. Hiking là loại hình du lịch dã ngoại đi bộ đường dài, thường theo những con đường mòn có sẵn hoặc đường nhựa, không di chuyển vào những địa hình không rõ ràng. Hiking và trekking đều là đi bộ dài ngày nhưng tekking có độ khó hơn, nhiều loại hình đường phức tạp hơn.
Du lịch miền Trung dịp lễ: Đông kín khách nội địa Những ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, nhiều địa phương tại miền Trung đông kín khách du lịch nội địa. Tại TP Đà Nẵng, thời tiết nắng ráo, lượng khách đổ về các bãi tắm như Mỹ Khê, Mỹ An... đông đúc. Bên cạnh việc tập trung xây dựng các sản phẩm mới phục vụ du khách, công tác đảm bảo an...