Miễn trách nhiệm hình sự vụ bị khởi tố vì mua bán điều chậm trả
BLHS 2015 không quy định bỏ trốn là tình tiết cấu thành tội phạm. Từ đó, tòa tuyên miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo Sơn.
Ngày 23-8, TAND thị xã Phước Long (Bình Phước) đã mở lại phiên xử vụ Tạ Linh Sơn (ngụ quận Tân Phú, TP.HCM) bị truy tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 Điều 140 BLHS (khung hình phạt từ bảy năm tù đến 15 năm tù).
Trước đó, Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh việc tòa này trả hồ sơ cho viện cùng cấp vì hồ sơ còn nhiều điểm chưa rõ, có những dấu hiệu cho thấy hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm…
Tạ Linh Sơn tại phiên tòa.
Tại phiên xử hôm nay, HĐXX nhận định sau khi mua điều, nếu có thiện chí trả nợ thì Sơn phải gặp bà Nguyễn Thị Tiên để thỏa thuận trả nợ nhưng Sơn lại chặn số điện thoại làm bà Tiên không thể liên lạc được. Hành vi của Sơn là cố tình không trả nợ nên đã đủ căn cứ cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nhưng BLHS 2015 không quy định bỏ trốn là tình tiết cấu thành tội phạm. Từ đó, tòa tuyên miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo Sơn.
Theo cáo trạng xác định Sơn và bà Tiên (ngụ thị xã Phước Long) có quen biết từ trước. Sáng 26-9-2014, Sơn mượn ô tô tải đến nhà bà Tiên mua hạt điều nhân. Bà Tiên đồng ý bán cho Sơn hơn 1.897 kg hạt điều các loại với tổng giá tiền khoảng 312 triệu đồng.
Video đang HOT
Sau khi bốc điều lên xe tải, Sơn nói bà Tiên xin khất lại đến 16 giờ cùng ngày sẽ thanh toán. Bà Tiên không chịu, yêu cầu trả tiền ngay mới cho Sơn chở hàng đi. Lúc này, một hàng xóm của bà Tiên cũng là người quen của Sơn đến. Ông này nói bà Tiên cho Sơn nợ “không sao đâu” và ký làm chứng việc hai bên mua bán.
Sau đó, Sơn thuê người chở điều đến gửi ở nhà em dâu tại huyện Hòa Thành (Tây Ninh). Chiều đó, không thấy Sơn đến trả tiền, bà Tiên gọi điện thoại nhiều lần nhưng Sơn không nghe máy. Hôm sau, Sơn bán điều cho một phụ nữ không rõ lai lịch, thu được 315 triệu đồng. Sơn dùng 130 triệu đồng đưa cho người quen ở thị xã Phước Long trả nợ giùm cho một số chủ nợ của Sơn, còn lại thì tiêu xài.
Tiếp đó, Sơn quay về TP.HCM rồi đi một số nơi như Móng Cái (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa) nhằm trốn tránh bà Tiên. Sau khi không liên lạc được với Sơn, bà Tiên đã tố cáo vụ việc với cơ quan công an.
Ngày 6-8-2015, Công an thị xã Phước Long khởi tố, bắt tạm giam Sơn (ngày 3-2-2016 cho tại ngoại).
Về trách nhiệm dân sự, tháng 1-2016, gia đình Sơn đã trả cho bà Tiên tất cả tiền còn nợ.
HOÀNG YẾN
Theo PLO
Nhân viên ngân hàng được minh oan sau 5 năm vướng lao lý
Công an Hà Nội đến nhà trao quyết định đình chỉ điều tra bị can với Vũ Ngọc Dương, dù hai cấp xét xử đều xác định anh phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Ảnh minh họa
Sáng 22/8 trong căn nhà trên phố Khâm Thiên (Hà Nội), bố của Vũ Ngọc Dương (29 tuổi) - người bị kết án 30 tháng tù do lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, vui mừng cho biết Công an Hà Nội đã đến nhà trao quyết định đình chỉ điều tra bị can với Dương.
Gia đình đang cùng luật sư tính toán mức tiền yêu cầu bồi thường oan sai theo Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước cũng như đề nghị được xin lỗi công khai. Dương đang đi học để sớm có công việc, ổn định cuộc sống.
Ngày 21/11/2012 trong phiên sơ thẩm mở tại TAND Hà Nội, Dương bị cáo buộc trong năm 2011 lợi dụng danh nghĩa tình nguyện viên của Trung tâm dạy nghề và hướng nghiệp nhân đạo Đông Anh để chiếm đoạt 100 triệu đồng tiền tài trợ của hai công ty. Ngoài ra, Dương còn vay của dì ruột gần 200 triệu đồng không trả.
Xác định Dương phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tòa sơ thẩm tuyên phạt anh 30 tháng tù. Một năm sau, tòa phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm. Suốt thời gian bị điều tra, xét xử, Dương liên tục kêu oan và cùng gia đình gửi đơn cầu cứu đến nhiều cơ quan. Anh bị tạm giam tổng cộng 4 tháng 15 ngày.
Đầu tháng 11/2014, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao có công văn gửi tòa án, công an Hà Nội đề nghị tạm hoãn thi hành án với Dương. Từ đó, việc Dương bị oan dần được làm sáng tỏ.
Vào cuộc điều tra, cơ quan điều tra VKSND Tối cao xác định Dương bị bà Dương Diệu Thu (dì họ của Dương) và bà Nguyễn Thị Thanh Vân làm giả các tài liệu tố cáo anh với tư cách tình nguyện viên đã nhận tiền tài trợ song không nộp vào quỹ. Đơn tố cáo được gửi lên Giám đốc Trung tâm dạy nghề và hướng nghiệp nhân đạo Đông Anh để thông qua đây gửi tới cơ quan chức năng.
Theo xác minh của VKSND Tối cao, việc làm giả các giấy tờ trót lọt do Dương từng vay tiền của ông Nguyễn Văn Hiền (chồng bà Thu) nên bà có chữ ký của người cháu. Bà Thu cung cấp 2 giấy Dương viết và ký vay tiền của ông Hiền cho bà Vân. Sau đó, bà Vân dùng để làm giả Đơn xin gia nhập thành viên hội chữ thập đỏ thành phố Hà Nội mang tên Vũ Ngọc Dương; Quyết định công nhận Vũ Ngọc Dương là thành viên của Trung tâm dạy nghề và hướng nghiệp nhân đạo Đông Anh; 2 tờ phiếu chi tiền cho Dương của 2 công ty TNHH, mỗi tờ 50 triệu đồng...
Làm việc với nhà chức trách, 2 giám đốc công ty khẳng định không tài trợ tiền cho trung tâm; các phiếu chi công ty không xuất ra, không có việc giao tiền cho Dương. Ông Hiền, bà Thu và Vân thừa nhận các lời khai trước đây với cơ quan điều tra, ở các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm là không đúng sự thật.
VKSND Tối cao cũng xác định, Dương không chiếm đoạt 100 triệu đồng, không vay gần 200 triệu đồng vợ chồng bà Vân. Trong quá trình Dương bị tạm giam, bố đẻ của anh đã phải giao 100 triệu đồng cho trung tâm trên thông qua cơ quan chức năng cùng gần 200 triệu đồng trả nợ giúp con trai.
VKSND Tối cao cũng cho rằng việc bị kết tội sai khiến Dương mất việc làm, bố đẻ của anh bị chiếm đoạt gần 300 triệu đồng.
Hoàng Việt
Theo VNE
Vụ cướp giật bánh mì: 2 bị cáo có được miễn trách nhiệm hình sự? Đến nay, cả hai bị cáo trong vụ án "Cướp giật bánh mì" đều đã có đơn kháng cáo. Tại phiên tòa phúc thẩm tiếp theo, hai bị cáo này có được miễn trách nhiệm hình sự? Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, Nguyễn Hoàng Tuấn và Ôn Thành Tân (cùng sinh năm 1998) bị truy tố về tội cướp giật tại...