Miễn, giảm, giãn thuế phí, tiền thuê đất gần 40.000 tỷ đồng
Tại Hội nghị sơ kết công tác tài chính – ngân sách Nhà nước (NSNN) diễn ra chiều 7/7, đại diện Bộ Tài chính cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2022, số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã được Bộ Tài chính gia hạn, miễn, giảm là gần 40 nghìn tỷ đồng.
Kết quả tích cực từ phát triển kinh tế – xã hội, tài chính – ngân sách Nhà nước đã giúp Việt Nam củng cố xếp hạng tín nhiệm Quốc gia. Ảnh: BTC.
Trong bối cảnh Việt Nam gặp nhiều khó khăn do COVID-19, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành xây dựng gói hỗ trợ về tài khóa cho người dân và doanh nghiệp.
Ngay sau khi Nghị quyết số 43/2022/QH15 được ban hành, Bộ Tài chính đã khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, trong đó quy định giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 8% đối với nhiều đối tượng doanh nghiệp và một số chính sách khác. Dự kiến việc thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế có thể khiến ngân sách hụt thu khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng.
Ngoài ra, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhiên liệu bay từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Dự kiến giảm thu NSNN khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng; trình Chính phủ ban hành Nghị định giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước kể từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022. Dự kiến doanh nghiệp, người dân sẽ được giảm nghĩa vụ khoảng 7,3 nghìn tỷ đồng.
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 120 giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí, áp dụng kể từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022. Dự kiến số tiền phí, lệ phí mà doanh nghiệp, người dân được giảm khoảng 900 tỷ đồng; tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn dự kiến trong năm nay khoảng 135 nghìn tỷ đồng.
Video đang HOT
Với hàng loạt chính sách miễn, giảm, theo Bộ Tài chính số tiền hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân năm 2022 sẽ là khoảng 225,5 nghìn tỷ đồng (gồm số giảm thuế BVMT đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn). Cụ thể: Số tiền được gia hạn khoảng 135 nghìn tỷ đồng; số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất được miễn, giảm khoảng 90,5 nghìn tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, lũy kế đến hết tháng 6/2022, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) ước đạt 941,3 nghìn tỷ đồng, bằng 66,7% dự toán, theo phân cấp, thu ngân sách Trung ương đạt 66,4% dự toán, thu ngân sách địa phương đạt xấp xỉ 67% dự toán. Tổng chi NSNN 6 tháng đầu năm ước đạt 713 nghìn tỷ đồng, bằng 40% dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 28,6%, chi thường xuyên đạt 45,8%, chi trả lãi đạt 50,1% dự toán.
Theo Bộ Tài chính, trong bối cảnh nguồn thu NSNN chịu nhiều tác động bởi COVID-19, vừa chịu sức ép từ suy giảm trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa giảm thu do thực hiện các giải pháp hỗ trợ, trong khi đó vẫn phải đảm bảo nhu cầu chi NSNN cho các hoạt động thường xuyên, đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển và đặc biệt việc tăng nhu cầu chi về an sinh xã hội, chi cho công tác phòng chống dịch bệnh… đã tạo ra thách thức lớn với cân đối NSNN.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn luôn xác định đồng hành cùng doanh nghiệp thông qua các giải pháp hỗ trợ để cộng đồng doanh nghiệp an tâm vượt qua khó khăn, sớm khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó sẽ đóng góp trở lại cho nền kinh tế, cho NSNN.
Thời gian tới, cùng với việc triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ đã được ban hành, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế theo hướng cơ cấu lại ngân sách; theo dõi sát tình hình thực tế để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp; đồng thời, Bộ Tài chính tiếp tục hoàn thiện thể chế theo hướng cơ cấu lại ngân sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy, cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp để cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia.
Có 3 loại thuế được đề xuất lùi thời hạn nộp
Bộ Tài chính vừa dự thảo Nghị định về việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất, thuê mặt nước trong năm 2022.
Theo Bộ Tài chính, chính sách này sẽ góp phần tiếp tục hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh trước tác động tiêu cực dịch COVID-19, đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch COVID-19 trên cơ sở phù hợp với bối cảnh ngân sách nhà nước. Đồng thời, phù hợp với bối cảnh chung của nhiều nước trên thế giới trong việc đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19.
Nguyên tắc lựa chọn đối tượng được gia hạn nộp thuế và tiền thuế đất cần phải đảm bảo, đối tượng thụ hưởng chính sách phải là những doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề do dịch COVID-19; tạo điều kiện quản lý thuế theo đúng chức năng, tránh tăng thủ tục hành chính, đồng thời tránh thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính đề xuất phạm vi của chính sách là gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất, thuê mặt nước như Nghị định số 52/2021/NĐ-CP.
Về thời gian thực hiện (trong năm 2022), đối với thuế giá trị gia tăng, để không ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nhà nước năm 2022, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn 6 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2022 và quý 1 năm 2022; gia hạn 5 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng của tháng 6/2022 và quý II/2022; gia hạn 4 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng của tháng 7/2022; gia hạn 3 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng của tháng 8/2022 của doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng áp dụng nêu trên. Thời gian gia hạn tại điểm này được tính từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Việc thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng theo phương án nêu trên thì tổng số thuế giá trị gia tăng gia hạn từ tháng 3 đến tháng 8/2022 và quý I, quý II/2022 là khoảng từ 53.300 - 54.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, số thu ngân sách của năm 2022 không giảm do doanh nghiệp phải thực hiện nộp vào ngân sách trước ngày 31/12/2022.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, để tạo điều kiện hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhất là trong giai đoạn hiện nay, Bộ Tài chính đề nghị gia hạn nộp thuế đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của quý I, quý II kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022. Thời gian gia hạn là 3 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý I, quý II của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 thì ước tính số thuế được gia hạn khoảng từ 51.000-52.000 tỷ đồng.
Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, để tháo gỡ khó khăn cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2022 của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện nộp số tiền thuế được gia hạn tại khoản này chậm nhất là ngày 31/12/2022.
Số thuế hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được gia hạn là khoảng 15.304 tỷ đồng, nhưng số thu ngân sách của năm 2022 không giảm do hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện nộp vào ngân sách trước ngày 31/12/2022.
Đối với tiền thuê đất, thuê mặt nước, theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế thì thời hạn nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước hàng năm là 2 kỳ: kỳ thứ nhất nộp 50% chậm nhất là ngày 31/5; kỳ thứ hai nộp đủ phần còn lại chậm nhất là ngày 31/10 hàng năm). Bộ Tài chính đề nghị gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với số tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp kỳ đầu năm 2022, thời gian gia hạn là 6 tháng kể từ ngày 31/5/2022.
Dự kiến số tiền thuê đất, thuê mặt nước được gia hạn khoảng từ 3.500 - 3.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, số thu ngân sách của năm 2022 không giảm do doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện nộp vào ngân sách trước ngày 31/11/2022.
Do đây là giải pháp cấp bách cần ban hành ngay để kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp và các đối tượng chịu tác động nên Bộ Tài chính trình Chính phủ cho phép Nghị định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Hỗ trợ doanh nghiệp để nuôi dưỡng nguồn thu cuối năm khi COVID-19 kéo dài Nhiều tỉnh, thành phố phải giãn cách xã hội kéo dài theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ do dịch bệnh bùng phát khiến nguồn thu ngân sách những tháng cuối năm được dự báo rất khó khăn. Gỡ khó cho doanh nghiệp để hồi phục sản xuất. Ảnh: TTXVN. Ông Cao Anh Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế cho...