Miến dong: 5 công thức món ngon đơn giản tại nhà
Miến dong là một trong những loại thực phẩm nổi tiếng của vùng đất Bình Liêu – nơi được nhớ đến với những cánh đồng ruộng bậc thang ngút ngàn đẹp mắt.
Loại miến này hoàn toàn được làm từ củ dong theo cách thủ công. Sợi miến dai, thơm và có vị ngọt tự nhiên, nên rất khó bị gãy. Cùng tham khảo ngay 5 cách chế biến các món ngon từ loại miến đặc sản Tây Bắc này nhé!
1. Cách nấu miến dong với gà ta, măng nứa Tây Bắc
1.1. Nguyên liệu
Gà ta (đã làm sạch lông, sơ chế): 1 con
Măng nứa khô: 300 gram
Nấm hương (khô và tươi): 50 gram mỗi loại 500 gram miến dong
Hành tây thái mỏng: 1 củ
Hành khô: 2 củ
Gừng: 1 miếng
Vài nhánh hành lá cắt nhỏ
Ít mùi thơm (nhặt và rửa sạch)
Gia vị luộc gà: 1/2 thìa cà phê bột nghệ, 1 muỗng canh muối, 1 củ hành tây (cắt đôi)
Gia vị nêm nếm: 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh bột nêm, xíu bột ngọt (không bắt buộc)
1.2. Cách nấu gà ta miến dong với măng nứa Tây Bắc
1.2.1. Sơ chế nguyên liệu
Với măng nứa, bạn ngâm trong thau nước vo gạo trước ngày nấu miến ít nhất 24 tiếng. Thời gian ngâm càng lâu thì măng càng càng sạch, mềm và có màu trắng.Trước khi nấu, đem măng rửa sạch. Cho măng vào nồi nước đun sôi, hầm khoảng 2 tiếng lửa nhỏ cho mềm.
Hầm măng nứa khô lâu cho mềm. Ảnh: Internet
Ngâm miến dong trong thau ngập nước, đến khi mềm thì vớt ra, để ráo. Có thể chần miến với nước nóng cho nhanh mềm. Cắt nhỏ miến cho vừa ăn, để qua một bên.
Ngâm miến với nước sạch cho mềm, đem cắt nhỏ. Ảnh: Internet
Nấm đem cắt bỏ chân, ngâm nước ấm cho mềm. Sau đó, vớt nấm ra, để ráo.Xát muối và gừng thái lát khắp mình gà để khử mùi hôi. Rửa gà với nước lạnh, để ráo nước. Cho gà vào nồi nước ngập xâm xấp, thêm gia vị và hành tây thái làm đôi vào để luộc.Gà luộc chín vàng thì vớt ra. Giữ lại nước luộc gà trong nồi, đun sôi trở lại.
Luộc gà chín mềm thì đem xé nhỏ. Ảnh: Internet
1.2.2. Cách nấu miến dong với gà ta, măng nứa khô
Hầm nước luộc gà với nấm lửa nhỏ khoảng 10 phút. Nêm nếm gia vị cho nước dùng vừa miệng thì tắt bếp.Măng sau khi hầm thì vớt ra, để nguội. Xé măng thành miếng nhỏ vừa ăn. Thịt gà cũng đem xé nhỏ vừa ăn.Đun nóng 1 muỗng canh dầu ăn trong chảo vừa. Cho hành khô băm vào phi thơm.
Trút măng xé vào chảo, đảo đều đến khi dậy mùi thơm. Thêm 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê bột nêm, xíu tiêu xay vào đảo đều với măng cho ngấm vị.Trụng sơ miến với nước lèo đun sôi cho mềm, chia ra tô. Xếp thịt gà, măng xào lên trên, chan nước lèo vào tô. Rắc hành lá, ngò, ít tiêu xay và thưởng thức.
Tô miến dong nấu gà ta măng nứa khô thơm ngon hảo hạng chuẩn vị ẩm thực Tây Bắc. Ảnh: Internet
Video đang HOT
2. Cách làm miến xào khô mực, thập cẩm rau củ
2.1. Nguyên liệu
200 gram miến dong (ngâm nước lạnh/ nước ấm cho mềm, để ráo)
300 gram khô mực loại ngon
200 gram chả lụa 50 gram (mỗi loại) nấm mèo, nấm hương
1 củ cà rốt
1 muỗng canh hành tím băm
50 gram (mỗi loại) rau răm, ngò rí (rửa sạch thái nhỏ)
2 muỗng canh dầu ăn 100 gram đậu que (tước sơ, thái khúc xéo vừa ăn)
Gia vị: 1 thìa cà phê bột nêm, 1/2 thìa cà phê muối, xíu bột ngọt
2.2. Cách làm miến dong xào thập cẩm rau củ với khô mực
Gọt vỏ cà rốt, thái miếng nhỏ vừa ăn (hình dạng tùy thích). Nấm đem cắt gốc, ngâm nước muối khoảng 10 phút cho mềm, vớt ra, rửa nước lạnh, để ráo. Sau đó, đem 2 loại nấm thái nhỏ vừa ăn.Nướng sơ khô mực, đập dập cho thơm rồi xé sợi nhỏ. Chả lụa đem cắt thành miếng dài, nhỏ vừa ăn.
Các bước sơ chế khô mực và nguyên liệu. Ảnh: Internet
Đun nóng dầu ăn trong chảo vừa, cho hành tím vào, phi thơm. Cho 2 loại nấm vào chảo, xào khoảng 45 giây lửa vừa. Nêm nếm gia vị vừa ăn, vớt ra dĩa riêng.Giữ lại chảo trên, đun nóng. Cho miến vào xào chín mềm. Thêm chả lụa, khô mực xé sợi, 2 loại nấm vào, xào chung đến khi chín đều. Thêm đậu que, cà rốt vào, vặn lửa lớn, đảo đều. Nêm nếm gia vị cho miến xào vừa ăn.Đảo đều thêm 1 – 2 phút nữa thì tắt bếp. Rắc tiêu xay vào, dọn miến xào thập cẩm ra dĩa và thưởng thức với rau thơm tùy chọn.
Dĩa miến xào thập cẩm thơm ngon, đủ dinh dưỡng cho cuối tuần. Ảnh: Internet
3. Cách làm món miến dong trộn cải bó xôi, cà rốt healthy
3.1. Nguyên liệu
100 gram cải bó xôi (cắt khúc, rửa sạch)
200 gram miến (ngâm nước ấm cho mềm, để ráo)
1 củ cà rốt (gọt vỏ, thái sợi chỉ)
Ít mè rang
Dầu mè
Gia vị làm sốt trộn: 2 thìa cà phê đường trắng, 2 muỗng canh nước tương; 1,5 thìa cà phê nước cốt chanh, 2 thìa cà phê tương ớt
3.2. Cách làm miến dong trộn cải bó xôi và cà rốt
Trộn miến đã ngâm mềm với 1,5 muỗng canh dầu mè để không bị dính. Để miến qua một bên. Trong lúc đó, luộc sơ cà rốt với cải bó xôi trong nồi nước đun sôi với xíu muối rồi vớt rau củ ra, ngâm trong thau nước đá lạnh, để ráo nước.Trộn các nguyên liệu làm sốt trộn trong chén nhỏ. Điều chỉnh lại thành phần gia vị để sốt có hương vị vừa miệng.Cho miến, rau củ vào thau lớn. Rưới nước sốt đã pha lên trên, trộn đều. Dọn miến trộn rau củ lên dĩa, rắc mè trắng rang và thưởng thức.
Món miến trộn cải bó xôi, cà rốt thơm ngon, thích hợp cho người ăn chay. Ảnh: Internet
4. Cách nấu súp miến lươn chay
4.1. Nguyên liệu
Miến dong (ngâm nước sôi cho mềm, để ráo): 200 gram100 gram nấm thập cẩm (kim châm, nấm rơm, nấm linh chi)50 gram nấm đùi gà (thịt lươn chay)1 quả bắp Mỹ (rửa sạch, lột vỏ, bỏ râu, cắt khúc)1 trái mướp (gọt vỏ, thái vát xéo)1 củ su su (gọt vỏ, cắt khối nhỏ tùy thích)1 củ cải trắng (gọt vỏ, cắt khối nhỏ)1 nhánh hành boa-rô thái mỏng1 nhánh sả đập dập, băm nhỏÍt rau sống ăn kèm (tùy chọn)1 quả cà chua (rửa sạch, băm miếng nhỏ)Gia vị: bột nêm chay, muối, đường trắng, xíu bột ngọt4.2. Cách làm súp miến dong nấu lươn chay
Ngâm các loại nấm 5 phút trong thau nước muối pha loãng. Sau đó, cắt bỏ chân nấm, rửa nước lạnh, để ráo.Với nấm đùi gà, đem cắt miếng nhỏ, dài vừa ăn. Dùng tay vắt nấm đùi gà cho kiệt nước, dùng dao khứa nhẹ dọc miếng nấm tạo các đường răng cưa sọc nhỏ, rồi cuộn tròn lại, lấy que tăm nhọn xiên qua để cố định 2 đầu miếng nấm.
Cho nấm đùi gà vào tô sạch, thêm 1 thìa cà phê nước tương, 1 thìa cà phê dầu hào vào, trộn đều, ướp ít nhất 15 phút để lên màu giống như thịt lươn.Đun sôi 2 lít nước lọc trong nồi vừa. Cho bắp Mỹ, củ cải trắng, su su và mướp vào, hầm 30 phút lửa nhỏ cho ra nước ngọt. Sau đó, vớt bỏ xác rau củ, chỉ giữ lại bắp Mỹ trong nồi.Đun nóng 1 muỗng canh dầu thực vật trong chảo vừa. Cho hành boa-rô vào xào thơm. Cho cà chua vào chảo, đảo đều cho chín mềm để tạo màu. Thêm sả băm vào phi thơm rồi tắt bếp. Trút toàn bộ phần nguyên liệu vừa xào vào nồi nước dùng, đun sôi.
Cho nấm đùi gà cùng các loại nấm vào nồi, nấu đến khi chín mềm. Nêm nếm gia vị cho nước dùng vừa ăn, rồi tắt bếp.Chia miến ra tô, gắp nấm đùi gà lên trên, chan nước lèo nóng và thưởng thức cùng rau sống đã chuẩn bị.
Súp miến dong nấu lươn chay cùng các loại nấm ngọt ngon hoàn hảo. Ảnh: Internet
5. Cách làm bánh gối chiên nhân miến dong trộn thịt trứng
5.1. Nguyên liệu
Bột mì số 8: 300 gram
Bột gạo: 50 gram
Trứng gà: 2 trái
Bột nghệ: 1 thìa cà phê
Thịt heo băm: 400 gram
Trứng cút: 20 trái
Hành tây: 1 củ
Cà rốt: 1 củ
Nấm mèo: 5 cái
Miến dong: 50 gram
1 củ hành tím băm
Su hào: 1 củ
Gia vị: muối, nước mắm, bột nêm, đường, giấm gạo, dầu ăn, hạt tiêu xay
5.2. Cách làm bánh gối nhân miến dong, thịt heo chiên giòn
5.2.1. Trộn bột làm vỏ bánh gối
Cho bột mì, bột gạo, bột nghệ, 2 trứng gà, 1 thìa cà phê dầu ăn, 1 thìa cà phê muối vào thau lớn, trộn đều lên. Từ từ chế 300 ml nước ấm vào thau bột, trộn đều lên cho bột hòa quyện và không còn vón cục nữa.Dùng tay nhào bột vài lần cho dẻo mịn, bọc kín bằng màng ni lông. Để bột qua một bên, ủ ít nhất 30 phút, hoặc đến 1 giờ, cho bột nở thêm.Chia bột thành các phần nhỏ, vê tròn cỡ 3 cm, nhấn dẹt. Rắc xíu bột khô cho các miếng bột không dính nhau.
Các bước trộn bột làm vỏ bánh gối. Ảnh: Internet
5.2.2. Cách làm nhân thịt trộn miến dong, nấm
Băm nhỏ nấm với miến dong, trộn với thịt heo băm. Nêm xíu nước mắm, bột nêm, hành tím băm, trộn đều với hỗn hợp thịt nấm, ướp cho thấm vị. Trứng cút đem luộc chín, vớt ra ngâm nước lạnh rồi bóc bỏ vỏ.Cà rốt, hành tây đem thái hạt lựu. Đun nóng xíu dầu ăn trong chảo nhỏ. Cho 1/2 củ hành khô băm vào phi thơm, rồi cho cà rốt, hành tây vào xào sơ khoảng 1 phút thì tắt bếp. Trộn cà rốt, hành tây với hỗn hợp thịt, nấm để làm nhân bánh.
Các bước nấu nhân thịt nấm, miến dong cho bánh gối. Ảnh: Internet
5.2.3. Cách làm bánh gối nhân thịt nấm, miến dong
Múc khoảng 2 thìa cà phê nhân thịt nấm đặt lên trên mỗi miếng bột vỏ báh đã nhấn dẹt. Đặt 1/2 quả trứng cút luộc lên trên, gấp đôi vỏ bánh lại. Dùng ngón tay nhấn mép bột vỏ cho dính lại với nhau, tạo đường vân đẹp mắt.Đun nóng khoảng 200 ml dầu ăn trong chảo lớn. Dầu ăn nóng già, gắp bánh gối vào chảo, chiên đến khi chín vàng đều các mặt và giòn thơm thì vớt ra dĩa có lót giấy thấm dầu.Thưởng thức bánh gối chấm ăn kèm với tương ớt hoặc nước mắm chua ngọt tùy khẩu vị nhé.
Thưởng thức bánh gối nhân nấm, thịt, miến lạ miệng này nhé. Ảnh: Internet
Không giống các loại miến khác, miến dong rất dai và khó gãy nên bạn không cần tốn nhiều thời gian ngâm mềm. Trên đây là 5 ý tưởng chế biến món ngon từ loại miến này, hãy thực hiện ngay và nếm thử hương vị loại miến đặc sản của vùng Tây Bắc này nhé!
Miến dong - trăm vạn món ngon
Miến dong là món ăn quen thuộc, gần như không thể thiếu trong những mâm cỗ ngày Tết cũng như các món ẩm thực đường phố. Có rất nhiều cách chế biến miến sao cho vừa ngon, vừa lạ miệng.
Đặc sản... truyền thống
Miến dong được làm từ bột của củ dong riềng bởi nó dai, mềm và không bị trương sau khi nấu. Tuy nhiên, bây giờ, người ta cũng có thể làm miến từ đậu xanh hay thứ bột nào đó. Thành ra, đi mua miến nhiều khi cũng phải lựa chọn kỹ, nếu không về nấu miến nát và ăn rất dở.
Quanh Hà Nội có nhiều làng nghề làm miến, nổi tiếng nhất là làng Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai), xa hơn chút thì có làng So (xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai). Miến ở đây vẫn được làm thủ công từ khâu xay, lọc, tráng, hấp, phơi, chỉ có khi thái thì mới dùng máy để sợi miến được đều. Vài năm gần đây, rộ lên phong trào ăn miến thái tay. Miến này sợi to như phở, ăn dai dai, nói chung thả lẩu thì hợp lý chứ nấu kiểu truyền thống với mộc nhĩ, nấm hương, lòng gà thì... rất "vênh".
Muốn sợi miến ngon phải có nguyên liệu bột tốt, thường thì những người dân làng nghề luôn kén nguyên liệu từ khâu đầu vào, tức là lựa chọn những củ dong riềng nguồn gốc từ các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Bắc Kạn... Tất nhiên, đã là nghệ nhân làng nghề thì khâu kỹ thuật luôn được đảm bảo cao nhất.
Để làm miến, người ta mang củ dong riềng xay nhuyễn thành bột, sau đó ngâm với nước để lọc lấy phần tinh bột rồi đánh đều tay. Tiếp theo, bột được tráng thành bánh mỏng, hấp chín và đặt lên trên các mành tre đem phơi nắng. Khi bánh khô nhưng vẫn còn độ dẻo thì được đưa qua máy cán thành từng sợi miến nhỏ, dài. Tiếp tục đem phơi thật khô thêm lần nữa là đã có thành phẩm.
Món ăn quen thuộc nhất là miến nấu lòng gà. Có câu "cỗ ngon phải có thịt gà", thịt gà thường luộc và bao giờ nồi nước dùng ấy cũng có công dụng của nó. Lòng mề gà, nếu không mang xào giá đỗ hay xào dứa để có thêm một đĩa cho mâm cỗ thì chỉ có nấu miến. Lòng gà làm sạch, thái nhỏ, xào lẫn cùng mộc nhĩ, nấm hương (đã ngâm sạch, thái nhỏ) rồi cứ thế trút vào nồi nước dùng. Miến ngâm mềm, thả vào nồi nước đang sôi rồi tắt bếp, rắc hành hoa, mùi tàu, chút mùi ta cho thơm là múc ra bát.
Đám trẻ con đi ăn cỗ ăn đủ thứ rồi nhưng kiểu gì cũng phải có thêm bát miến cho nóng. Cỗ bàn trọng đến đâu mà thiếu canh măng hay bát miến, thì xem ra cũng... vô duyên lắm.
Phong phú thực đơn
Ngoài cách nấu miến "danh bất hư truyền" và cực kỳ đơn giản đó ra thì miến cũng có thể là nguyên liệu để chế biến đủ món ẩm thực phức tạp khác. Miến ngan, thường ăn kèm với măng tươi hoặc măng khô. Không thích miến nước thì ăn miến trộn. Miến gà măng mọc cũng na ná thế.
Đầu phố Tạ Hiện có hàng miến mọc, sườn, tim, cật rất ngon, bán từ sáng đến quá trưa. Mọc mềm và ngọt, tim giòn, sườn mềm thơm đậm vị. Nhưng "đỉnh" nhất vẫn là phần chọn miến, sợi miến vừa đủ độ dai, mềm, kết hợp với các thứ thịt thà kia không hề béo mà vị rất thanh. Ngõ Trung Yên gần đó có hàng miến ngan "tai tiếng" của chị Nhàn. Mặt chị Nhàn khó đăm đăm, mắng khách như hát hay, nhưng khách chẳng giận mà vẫn xếp hàng dài dằng dặc. Miến chị Nhàn ngon thì không phải bàn, nhưng để được khách xếp hàng vòng trong vòng ngoài chắc phần chọn nguyên liệu cũng phải kỹ tính lắm. Ngõ 98 Lý Thường Kiệt có miến cua chị Hạnh.
Chị Hạnh không mắng khách, chỉ thi thoảng "ghét cái thái độ" thì lườm, lườm cháy mặt. Miến chị Hạnh bán từ 14h đến chiều tối. Khách đông, nhưng không thấy mấy người lớn tuổi mà toàn nam thanh nữ tú đi ô tô "xịn" đến ăn. Váy ngắn, guốc cao, túi hiệu, nước hoa thơm lừng ngồi góc ngõ xì xụp, mùa hè mồ hôi thực khách cũng "thánh thót như mưa ruộng cày". Giá thì vô cùng, tùy thuộc có ăn rau rút hay không. Bát miến mà chỉ ăn mỗi rau rút không có khi lên tới 90-100 nghìn.
Khách thuộc diện không "nghiện" thì chê: "Đắt lòi...". Số còn lại "nghiện" thì phân tích đơn giản: Rau rút 10 nghìn/mớ. Mà mỗi mớ nhặt sát tay chỉ được 4-5 ngọn non. Một bát đầy rau có khi tốn đến 5-6 mớ chứ chẳng đùa. Quãng độ chục năm trước, khi còn ngồi góc sát vỉa hè, chị Hạnh cao hứng còn làm miến trộn. Ăn rất ưng. Sau rồi chẳng hiểu thế nào lại không làm nữa. Thi thoảng ngồi ăn hỏi lý do, bà chủ quán ngúng nguẩy kể có mấy khách vào "ỉ ôi cháo hành" trộn trộn nước nước gì đó, từ đó điên tiết không bán nữa.
Đầu phố Tống Duy Tân có hàng miến hải sản. Chị bán miến đâu như người Hải Phòng. Bát miến có giá 40 nghìn đầy ắp từ rau đến tôm sắt, bề bề, thịt ghẹ và chả bề bề. Bán được hơn 1 năm thì đóng cửa hàng, rồi lại mở lại phía sâu bên trong phố. Hôm đi qua thấy đóng cửa, không biết giờ còn bán không.
Nãy mới nói đến miến nước mà chưa để cập tới miến xào, miến trộn. Phố Hàng Thiếc giờ gần như nửa phố bán ngan. Mà đã có ngan thì phải có miến. Miến ở đây toàn là "hàng thửa". Nếu muốn nếm chính xác nhất độ ngon của sợi miến thì chỉ có cách ăn miến trộn. Miến được chần với nước luộc ngan, rồi gia giảm thêm xì dầu, lạc, tỏi khô, rau thơm, măng, khi ăn có thêm bát nước dùng.
Chỉ thế thôi mà "nghiện kinh khủng". Phố Phùng Khắc Khoan có hàng miến cua trộn nằm sâu trong ngõ, vị rất khác. Miến được ăn cùng thịt bò, rau cần hoặc rau muống tùy mùa, giò tai, và gạch cua cùng chả cá. Hàng bán kèm sữa đậu nành và đu đủ chín, khách ăn quen nhiều khi phải gọi đủ những thức ấy. Miến xào thì có xào tôm, xào ghẹ, và tùy theo gu ẩm thực của khách mà xào giòn hay xào mềm. Rồi thì biến tấu từ món miến Thái mà thành miến trộn tôm chua chua ngọt ngọt cay cay.
Cách đơn giản giúp bạn tự làm hoa quả sấy bằng nồi chiên không dầu Chỉ với một chiếc nồi chiên không dầu và vài loại hoa quả tươi, chị em có thể vào bếp tự làm hoa quả sấy khô cho cả nhà thưởng thức. Nguyên liệu chế biến - Táo: 1 quả - Lê: 1 quả - Bưởi: 1 quả - Chanh vàng: 1 quả - Cam Mỹ: 1 quả - Muối và baking soda Nếu...