Miền Bắc đón không khí lạnh
Từ chiều và đêm mai, nhiệt độ miền Bắc giảm nhanh còn khoảng 23-24 độ C, vùng núi cao thấp hơn.
Khối không khí lạnh đang di chuyển về Việt Nam, trưa mai sẽ tràn đến biên giới sau đó là Hà Nội cùng các tỉnh đồng bằng vào chiều và tối.
Đợt không khí lạnh lần này được đánh giá là khá mạnh nên khi ảnh hưởng đến miền Bắc, thời tiết sẽ có thay đổi rõ rệt. Nếu như nền nhiệt trước khi gió mùa về là 28-32 độ C thì đến chiều và tối mai chỉ còn 23-24 độ C.
Vùng núi phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang trời rét nhẹ với khoảng 20-21 độ C. Mưa rào và giông xuất hiện diện rộng.
Nắng nóng ở miền Bắc sẽ tạm chấm dứt. Ảnh: Ngọc Thành.
Không khí lạnh cũng sẽ tác động tới Bắc miền Trung gây mưa giông ở Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Tiếp đó, nó sẽ tràn đến Quảng Bình và Quảng Trị vào sáng 16/5. Nhiệt độ miền Trung sẽ giảm dưới 35 độ C, nắng nóng chấm dứt.
Từ đêm 15/5, vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, tương đương với cấp gió áp thấp nhiệt đới, sóng biển cao 2-3 m.
Video đang HOT
Phạm Hương
Theo VNE
Đường 2.000 tỷ đồng lún do 'xe quá tải và nắng nóng'
Nhiều đoạn quốc lộ 1 qua huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) bị lún sâu, tạo sóng nhấp nhô kéo dài hàng km được chủ đầu tư lý giải "do xe quá tải và nắng nóng".
Dự án cải tạo nền, mặt đường quốc lộ 1 đoạn từ Phan Thiết (Bình Thuận) đến huyện Trảng Bom (Đồng Nai) dài hơn 114 km có tổng vốn hơn 2.000 tỷ đồng, do Tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng) làm chủ đầu tư, theo hình thức BOT (đầu tư, khai thác, chuyển giao), khởi công tháng 4/2014 và hoàn thành tháng 1/2015. Mới đưa vào hoạt động hơn năm nhưng tuyến đường đã xuống cấp, bị lún nặng, gây mất an toàn giao thông.
Bánh xe tải bị hỏng chân khi qua đoạn đường lún dễ dẫn tới việc nổ lốp. Ảnh:Phước Tuấn
Từ thị xã Long Khánh đến thị trấn Gia Ray (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) chưa đầy 30 km nhưng có đến gần 10 điểm mặt đường xuống cấp, bề mặt nham nhở, tạo vết lún bánh xe hàng km. Nhiều đoạn qua đèn tín hiệu xuất hiện rãnh sâu như luống khoai, sóng nhấp nhô kéo dài.
Ngã ba Núi Le thuộc khu phố 7, thị trấn Gia Ray được xem là vị trí bị hư hỏng nặng nhất. Theo người dân, dự án hoàn thành được vài tháng thì bắt đầu xảy ra tình trạng lún. "Nhiều lần thấy công nhân đến dùng máy ủi phẳng, đổ lớp nhựa mới nhưng chỉ một thời gian thì hiện tượng lún lại xuất hiện như cũ", ông Thành, người dân ở bên quốc lộ 1, nói.
Người dân cho biết đã có nhiều xe chạy qua đoạn đường lún sâu bị nổ bánh, lật nhào. "Xe tải nhỏ bị nổ bánh, xe máy thì loạng choạng té ngã rất nhiều nhưng vẫn chưa thấy đơn vị nào khắc phục triệt để chuyện lún này", ông Vũ Trí Thức, ở thị trấn Gia Ray, bức xúc.
Ngoài đoạn đường trên, khu vực quốc lộ 1 qua thị trấn Gia Ray, xã Xuân Phú, Bảo Hòa... của huyện Xuân Lộc này cũng có nhiều vệt lún kéo dài tạo thành đường kẻ chỉ, một số đoạn vạch ngang dành cho người đi bộ cũng bị lún nham nhở.
Nhiều xe máy chạy qua đoạn đường lún dễ bị té ngã. Ảnh: Phước Tuấn
Trao đổi với Vnexpress, ông Trần Xuân Bình (Phó giám đốc chi nhánh BOT Sông Phan - thuộc Tổng công ty 319 - đơn vị quản lý, khai thác dự án) cho biết, công ty đã ghi nhận một số vị trí trên tuyến đường bị hằn lún sâu và nhiều đoạn tạo thành vệt nhưng mức độ ít nghiêm trọng.
Theo ông Bình, nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên là do nhiệt độ nắng nóng kéo dài cộng với xe quá trọng tải thường xuyên đi qua. "Theo tiêu chuẩn hiện nay nhiệt độ hóa mềm của nhựa đường là 46 độ, nhưng thực tế hiện nay nhiệt độ mặt đường cao điểm lên đến 70 độ. Việc nhiệt độ tăng cao bất thường cộng với con đường thường xuyên chịu nhiều xe quá trọng tải đã tạo thành vệt lún", ông Bình lý giải.
Ngoài ra, theo lãnh đạo này, việc các xe thường có xu hướng đi theo một vệt ở làn phía trong ôtô cũng là nguyên nhân khiến tuyến đường bị lún.
Ông Bình cho rằng tại đoạn đường gần đèn tín hiệu sẽ bị lún sâu, vì các xe thường dừng đỗ kéo dài dẫn đến sự gia tăng trọng trục của xe xuống đường. "Mỗi lần xe dừng lại rồi khởi động đi tiếp đã sinh ra nhiều lực hãm phanh, đẩy trồi và đẩy trượt gây ma sát lớn, tạo vết lún", ông Bình nói.
Nhiều đoạn đường lún kéo dài cả hàng km. Ảnh: Phước Tuấn
Đại diện chủ đầu tư cũng khẳng định quá trình triển khai thiết kế, tư vấn thẩm định, thi công, giám sát đều được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu đề ra chứ không có sai sót.
Ngoài khảo sát khắc phục những điểm lún nhất thời, ông Bình cho biết về lâu dài, đơn vị sẽ đề xuất Bộ GTVT thay thế bêtông nhựa đường bằng bêtông có chứa chất phụ gia hoặc bêtông polymer tại một số đoạn đường thường xuyên bị lún sâu để giải quyết dứt điểm. "Hôm nay chúng tôi đã cho phương tiện kỹ thuật đến các vị trí hư hỏng nặng để xử lý, dự kiến 2 ngày sau sẽ khắc phục xong", ông Bình nói.
Trước việc đoạn đường mới đưa vào sử dụng bị hư hỏng, Bộ GTVT đã có văn bản phê bình nghiêm khắc các đơn vị quản lý và nhà đầu tư. Bộ GTVT yêu cầu Ban quản lý dự án 1 và 7 phối hợp với các nhà đầu tư chỉ đạo tư vấn khẩn trương nghiên cứu đưa ra biện pháp sửa chữa, khắc phục triệt để các vị trí hằn lún, hư hỏng trước ngày 20/5.
P hước Tuấn
Theo VNE
Bắc Bộ chuyển mát, miền Trung nguy cơ giông lốc Hà Nội và các tỉnh miền Bắc sẽ mát mẻ trong ba ngày tới với nền nhiệt trong ngày phổ biến dưới 31 độ C. Khối không khí lạnh nhỏ tràn xuống miền Bắc từ đêm qua kèm mưa nhỏ khiến nhiệt độ các tỉnh thành giảm đáng kể. Tại Hà Nội, trạm khí tượng ghi nhận lúc 10h sáng là 27 độ...