Microsoft xây dựng trung tâm điện toán đám mây ở Hy Lạp
Sự đầu tư này được kỳ vọng sẽ giúp ích cho nền kinh tế của Hy Lạp, vốn đang suy yếu bởi khủng hoảng nợ kéo dài một thập kỷ và đại dịch Covid-19.
Chủ tịch Microsoft Brad Smith trao đổi với Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis tại một sự kiện vào hôm 5.10
Theo Reuters, Chủ tịch Microsoft Brad Smith phát biểu tại một sự kiện ở Athens rằng trung tâm mới sẽ mang đến lợi ích cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và ngân hàng, cũng như cam kết sẽ đào tạo cho hàng nghìn người.
Video đang HOT
Ông nhận định đây là khoản đầu tư lớn nhất của Microsoft ở Hy Lạp trong 28 năm hoạt động tại quốc gia này. Ông nói: “Điều này phản ánh sự lạc quan của chúng tôi vào tương lai và phục hồi kinh tế của Hy Lạp”.
Quy mô khoản đầu tư không được tiết lộ, nhưng phát ngôn viên chính phủ Stelios Petsas nói nó sẽ liên quan đến cơ sở hạ tầng mới với chi phí khoảng 500 triệu euro, và mức chi hằng năm là 50 triệu euro trong những năm tới.
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cho biết trung tâm dữ liệu sẽ đem về lợi ích tài chính lâu dài trị giá 1 tỉ euro (1,17 tỉ USD) cho Hy Lạp, và nâng cấp đất nước thành một điểm đến đầu tư. Ông chia sẻ dự án sẽ bao gồm một chương trình đào tạo về kỹ năng số cho khoảng 100.000 người.
Thử nghiệm dìm trung tâm dữ liệu xuống biển của Microsoft đã cho kết quả bất ngờ
Hóa ra, đánh chìm các trung tâm dữ liệu không phải là một ý tưởng viển vông, mà ngược lại khá tuyệt vời.
Năm 2018, Microsoft đã đánh chìm toàn bộ một trung tâm dữ liệu của mình xuống đáy biển Scotland, khiến 864 máy chủ và 27,6 petabyte dung lượng được lưu trữ sâu 35 mét dưới đáy đại dương.
Và giờ đây, công ty đã báo cáo rằng thử nghiệm của họ đã thành công, tiết lộ những phát hiện cho thấy ý tưởng về một trung tâm dữ liệu dưới nước thực sự là một ý tưởng khá tốt.
Nhìn bề ngoài, việc ném cả một trung tâm dữ liệu xuống đáy đại dương có vẻ kỳ lạ, nhưng nhóm Project Natick của Microsoft đã đưa ra giả thuyết rằng việc đánh chìm này sẽ tạo ra các trung tâm dữ liệu đáng tin cậy và tiết kiệm năng lượng hơn.
Bởi trên đất liền, các trung tâm dữ liệu gặp phải nhiều vấn đề như ăn mòn do oxy và độ ẩm, hay khó kiểm soát sự thay đổi nhiệt độ. Nhưng trong môi trường kín nước với việc kiểm soát nhiệt độ chặt chẽ, ít vấn đề xảy ra hơn nhiều. Ý tưởng là những loại máy chủ này có thể dễ dàng được triển khai ở các quy mô lớn và nhỏ gần bờ biển của các khu vực cần tới chúng, mang lại khả năng truy cập cục bộ tốt hơn vào các tài nguyên dựa trên đám mây ở nhiều nơi hơn.
Microsoft cho biết trung tâm dữ liệu dưới nước có tỷ lệ hỏng hóc hay sự cố chỉ bằng 1/8 so với trung tâm dữ liệu trên cạn, một sự cải thiện đáng kể. Tỷ lệ hỏng hóc thấp hơn là rất quan trọng, do việc bảo trì một máy chủ bị hỏng sẽ khó hơn nhiều khi nó nằm trong một thùng chứa kín khí ở dưới đáy đại dương.
Công ty đã khám phá ra ý tưởng về các máy chủ chìm từ khá lâu. Vào năm 2015, Microsoft đã đánh chìm một trung tâm dữ liệu ở ngoài khơi bờ biển California trong vài tháng để thử nghiệm xem liệu các máy tính có sống sót sau chuyến đi dưới đáy biển hay không. Tuy nhiên, vòng thử nghiệm kéo dài 2 năm qua đã chứng minh rằng công ty có thể hoàn thành nhiệm vụ này trên quy mô thực tế.
Và điểm cộng cuối cùng của dự án này mà nhóm Project Natick của Microsoft cho thấy, đó là việc các máy chủ có thể dễ dàng được gỡ bỏ và tái chế khi chúng đến cuối vòng đời.
Huawei giành giải thưởng điện toán biên tốt nhất tại Hội nghị thượng đỉnh Thế giới 5G Giải pháp 5G MEC là chìa khóa của 5GDN, tận dụng phần cứng điện toán không đồng nhất hiệu suất cực cao để thiết lập các kết nối thông minh, để đáp ứng các yêu cầu khác biệt và xác định của các ngành, lĩnh vực khác nhau Tại Hội nghị thượng đỉnh Thế giới 5G 2020 do Informal Tech tổ chức, Giải...