Microsoft tự tin rằng sự phát triển mạnh mẽ của Amazon là cơ hội cho họ
Microsoft thấy một cơ hội để đánh chiếm lấy một mảng kinh doanh từ ông lớn ngành bán lẻ.
Khi Amazon bén mảng vào những lĩnh vực kinh doanh mới, Microsoft nhận thấy rằng đây là một cơ hội tốt để “cướp” khách hàng trong mảng đám mây.
Trong một cuộc họp tại Hội nghị Công nghệ Toàn cầu của Citi ở New York vào hôm thứ năm, phó chủ tịch điều hành của nhóm kinh doanh thương mại toàn cầu của Microsoft, ông Judson Althoff đã chỉ ra rằng có một lí do để tin vào điều này, đó là đám mây công cộng của Microsoft đang phát triển nhanh hơn của Amazon.
Althoff chia sẻ: “Amazon thực sự đang tấn công vào rất nhiều ngành công nghiệp vào lúc này, và họ rất là táo bạo và cởi mở về điều đó. Ý tôi là, Jeff [Bezos] sẽ nói rằng, “Hãy nhìn xem, lợi nhuận của bạn là cơ hội của chúng tôi,” và có những bằng chứng rất lớn của điều đó trong mảng bán lẻ, đương nhiên rồi, nhưng còn cả trong các dịch vụ tài chính và chăm sóc sức khoẻ.”
Tham vọng của Amazon trong mảng bán lẻ trở nên rõ rệt hơn sau khi họ mua lại Whole Foods và giới thiệu hàng loạt các cửa hàng tiện lợi không thu ngân Amazon Go. Sự mở rộng đó đã bắt đầu đem lại lợi ích cho Microsoft. Trong tháng 7, Microsoft đã công bố một hợp đồng 5 năm về đám mây với Walmart. Các khách hàng đám mây khác của Microsoft còn có Costco và Kroger, hai chuỗi cửa hàng lớn của Mỹ.
Video đang HOT
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, Amazon Web Services cũng có những khách hàng riêng của mình trong mảng bán lẻ, bao gồm chuỗi cửa hàng Brooks Brothers và Under Armour.
Tham vọng của công ty trong mảng dịch vụ tài chính thì không được rõ ràng bằng. Amazon đã giới thiệu một số sản phẩm dịch vụ tài chính trong quá khứ, bao gồm Amazon Cash, Amazon Lending và Amazon Pay. Nhưng có vẻ như công ty sẽ không cho ra mắt một dịch vụ ngân hàng toàn diện, theo các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết hồi đầu năm nay.
Nếu Amazon thực sự tiến sâu hơn vào mảng kinh doanh tài chính, Microsoft cũng vẫn có thể thu hút khách hàng đám mây tại đó. JPMorgan Chase là khách hàng của Amazon Web Service, cũng như các tổ chức dịch vụ tài chính như Carlyle Group, Coinbase, Ellie Mae và Robinhood. Danh sách khách hàng của Microsoft bao gồm Bank of America, HSHC, MetLife và UBS. TD Bank sử dụng các tài nguyên đám mây của cả Amazon và Microsoft.
Trong mảng chăm sóc sức khoẻ, kế hoạch của Amazon không được công bố công khai cho lắm, tuy nhiên cho đến nay, nhiều lĩnh vực đã được họ khám phá. Họ đang xây những trạm y tế riêng cho nhân viên và phát triển Alexa để phù hợp cho các cơ sở chăm sóc sức khoẻ. Công ty cũng đã mua tiệm thuốc trực tuyến PillPack vào tháng 6 và đang hợp tác với Berkshire Hathaway và JPMorgan Chase cho một sáng kiến chăm sóc sức khoẻ.
Khách hàng của Amazon Web Services trong lĩnh vực y tế bao gồm các hệ thống sức khoẻ như Cleverland Clinic và các công ty dược phẩm như Bristol-Myers Squibb, Celgene và Merck.
Bán lẻ, dịch vụ tài chính và chăm sóc sức khoẻ là 3 trong số 6 ngành công nghiệp mà nhân viên sale của Microsoft đặc biệt chú trọng vào sau khi công ty có một cuộc tổ chức lại vào giữ năm 2017.
Althoff tin rằng khách hàng đám mây sẽ không muốn sử dụng sản phẩm của một công ty mà đang nhăm nhe đánh chiếm mảng kinh doanh của họ, trong trường hợp này là Amazon. Ở đây, theo ông, có đòi hỏi yếu tố tin cậy của doanh nghiệp.
Theo CNBC
Google sắp có công cụ tìm kiếm ở Trung Quốc chỉ là tin đồn, ngày đó còn xa lắm
Truyền thông Trung Quốc đồng loạt phủ nhận thông tin Google sắp có công cụ tìm kiếm ở đất nước này. Kể cả một công cụ tìm kiếm dưới sự kiểm duyệt của Chính phủ Trung Quốc cũng là chuyện còn lâu mới xảy ra.
Thông tin Google sắp có công cụ tìm kiếm ở Trung Quốc được tung ra trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn biến căng thẳng. Sau nhiều bài viết được báo chí quốc tế đăng tải, truyền thông Trung Quốc đã đồng loạt phủ nhận thông tin.
Tờ China Securities Daily cho biết Chính phủ Trung Quốc không hề có kế hoạch cho phép Google khai thác thị trường đông dân nhất thế giới của mình. China Securities Daily còn nhấn mạnh rằng họ đã kiểm chứng thông tin với các cơ quan nhà nước Trung Quốc.
Các doanh nghiệp công nghệ Mỹ như Google không được chào đón ở Trung Quốc.
Tin đồn trước đó thì lại nói rằng Google đang thiết kế một công cụ tìm kiếm mà nội dung hoàn toàn do Chính phủ Trung Quốc kiểm duyệt. Dự án này được đặt tên mật danh là Dragonfly (Chuồn chuồn) và nó sẽ là một ứng dụng trên hệ điều hành Android.
Trong quá khứ, Google đã từng rút lui khỏi thị trường Trung Quốc do không muốn bị Chính phủ Trung Quốc kiểm duyệt. Vì vậy, rất nhiều nhân viên của Google đã tỏ ra tức giận sau khi nghe được tin đồn về dự án Chuồn chuồn.
Tất nhiên, không chỉ có những nhân viên của Google mà cả thế giới đều căm ghét chính sách ngoại bất nhập của Trung Quốc. Đã có nhiều doanh nghiệp công nghệ Mỹ từng nhượng bộ Chính phủ Trung Quốc và đã bị cộng đồng phản đối.
Theo dkn
Google đang đàm phán với Tencent để tìm đường trở lại Trung Quốc Gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm toàn cầu đang nỗ lực đàm phán với các công ty Trung Quốc, trong đó có Tencent, nhằm cung cấp dịch vụ đám mây ở đất nước hơn 1 tỷ dân. Theo các nguồn tin, Google đang đàm phán với Tencent Holdings Ltd., Inspur Group và các công ty Trung Quốc khác để đưa dịch...