Microsoft trở thành công ty giá trị nhất nước Mỹ với vốn hóa hơn 1.000 tỷ USD, vượt xa Apple và Amazon
Nguyên nhân chính cho điều này là sự lạc quan của các nhà đầu tư với mảng đám mây của Microsoft.
Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, Microsoft đã trở thành công ty giá trị nhất nước Mỹ. Sau khi cổ phiếu tăng mạnh trong buổi giao dịch thứ Sáu ngày 7 tháng 6 vừa qua, giá trị thị trường của công ty phần mềm này đã vượt qua mức 1.000 tỷ USD.
Hiện tại các công ty đứng thứ hai và thứ ba là Amazon và Apple đều có giá trị trong khoảng 900 tỷ USD và 880 tỷ USD. Trong khi đó, việc giá cổ phiếu của Microsoft tăng mạnh 10% suốt 4 ngày giao dịch trước đó đã đưa giá trị vốn hóa công ty lên một mức cao kỷ lục mới.
Giá cổ phiếu Microsoft dưới triều đại ông Satya Nadella.
Sự lạc quan của các nhà đầu tư về mảng kinh doanh dịch vụ đám mây của Microsoft là yếu tố chính cho đà tăng của cổ phiếu, khi CEO Satya Nadella được xem là người đem lại sự phục hưng cho công ty. Trong khi đó, bản thân ông Nadella cũng không hài lòng với cột mốc này và cho rằng nó không có ý nghĩa gì cả.
Video đang HOT
Mọi thứ không hoàn toàn êm đẹp cho người khổng lồ công nghệ này trước khi ông Nadella lên đảm nhiệm vị trí CEO vào tháng Hai năm 2014. Lúc đó Microsoft đã để lỡ mất sự bùng nổ của di động, không cạnh tranh lại cỗ máy tìm kiếm của Google và cũng bỏ qua cả mảng mạng xã hội, trong khi tương lai cho hệ điều hành Windows và bộ phần mềm Office đang trở nên không rõ ràng.
Tuy nhiên, dưới tầm nhìn và sự lãnh đạo của ông Nadella, tinh thần và hiệu suất của công ty đã được phục hồi. Ông Nadella đã tập trung sự chú ý vào mảng điện toán đám mây với các dịch vụ từ đám mây Azure để đối đầu với đối thủ Amazon Web Services.
Theo hãng nghiên cứu thị trường Canalys, hiện Microsoft có 17% thị phần dịch vụ cơ sở hạ tầng điện toán đám mây toàn cầu trong năm 2018. Trong khi đó, Amazon Web Services vẫn đang dẫn đầu với 32% thị phần.
Theo GenK
Sau 16 năm, Microsoft lại là công ty vốn hóa lớn nhất toàn cầu
Quý 4/2018 không phải là một quý tuyệt vời đối với cổ phiếu Microsoft, nhưng 'đế chế' phần mềm này vẫn đạt một thành công quan trọng là giành lại vị trí công ty đại chúng có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất của Mỹ và thế giới.
Một số nhà phân tích đã dự báo vốn hóa của Microsoft sẽ vượt ngưỡng 1 nghìn tỷ USD trong năm 2019...
CEO Satya Nadella của Microsoft - Ảnh: CNBC.
Và dù những đợt công bố sản phẩm mới của Microsoft có thể không thu hút sự chú ý lớn như của Apple, hãng này vẫn có những bước tiến lớn trong năm qua, sau nhiều nỗ lực cải tổ dưới sự lãnh đạo của Tổng giám đốc Satya Nadella - theo hãng tin CNBC.
Kể từ khi ông Nadella lên cầm quyền, Microsoft đã ưu tiên phát triển những mảng như điện toán đám mây, phần mềm mã nguồn mở, và các dịch vụ đa nền tảng, song song với việc giảm tập trung vào mảng hệ điều hành Windows.
Chiến lược này đã mang lại kết quả. Đến nay, một tháng đã trôi qua kể từ khi Microsoft giành lại ngôi vị công ty đại chúng có giá trị vốn hóa lớn nhất Mỹ từ Apple. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 2002 Microsoft kết thúc năm ở vị thế công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới.
Quý 4 vừa qua, cổ phiếu Microsoft chung cảnh bị bán tháo của toàn thị trường chứng khoán Mỹ, chốt quý với mức giảm 11%.
Tuy nhiên, mức giảm này vẫn là khá "dễ chịu" nếu so với mức giảm của các cổ phiếu công nghệ lớn khác trong quý, như cổ phiếu Amazon giảm 25%, hay cổ phiếu Apple "bốc hơi" 30%.
Tính cả năm 2018, cổ phiếu Microsoft tăng khoảng 19%, trở thành một trong 5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất thuộc chỉ số Dow Jones trong năm.
Chốt năm, giá cổ phiếu Microsoft đứng ở 101,57 USD/cổ phiếu, đưa giá trị vốn hóa thị trường của hãng đạt 779,7 tỷ USD.
Một số nhà phân tích đã dự báo vốn hóa của Microsoft sẽ vượt ngưỡng 1 nghìn tỷ USD trong năm 2019.
Theo vneconomy
Chân dung CEO Satya Nadella-người reset Microsoft Chưa đầy 5 năm sau khi ngồi ghế lãnh đạo, CEO Satya Nadella đã hàn gắn những rạn nứt tại Microsoft và tạo nên những thay đổi khiến cả thế giới phải kinh ngạc. Từ chỗ làm ăn bết bát, vị CEO gốc Ấn đã reset Microsoft, đưa nó trở thành công ty công nghệ thứ 2 có vốn hóa nghìn tỷ USD....