Microsoft trình làng DirectX 12 Ultimate chứng chỉ “chống lỗi thời” dành cho card đồ hoạ
Hay còn gọi là “future-proof” đó các bạn.
Sắp tới sẽ có một huy hiệu (badge) DirectX mới xuất hiện trên các card đồ họa. Nó được gọi là DirectX 12 Ultimate và theo Microsoft thì những card nào gắn huy hiệu này tức là nó sẽ hỗ trợ tất cả tính năng của phần cứng đồ họa thế hệ tiếp theo.
Nó là một tập hợp các API, và cho đến thời điểm hiện tại thì DirectX 12 là phiên bản mới nhất, được hỗ trợ trên Windows 10. Còn đối với DirectX 12 Ultimate thì đây không phải là một phiên bản API mới hoàn toàn, mà chính xác thì nó là các công nghệ tiên tiến nhất được gói gọn lại làm một, chẳng hạn như DirectX Raytracing (DXR), variable rate shading (VRS), và mesh shaders.
Một trong những lý do là bởi vì Microsoft muốn hợp nhất trải nghiệm trên PC và hệ máy console Xbox Series X sắp ra mắt vào ngày 26/11/2020 (Lễ Tạ ơn). Lợi ích lớn nhất dành cho game thủ là biết được card màn hình mình sắp mua có hỗ trợ tất cả những công nghệ mới nhất hay không chỉ bằng cách nhìn thấy huy hiệu đó. Microsoft cũng quảng bá DirectX 12 Ultimate như là một cách giúp card màn hình trở nên “future-proof”. Tất nhiên chẳng có gì gọi là “future-proof” cả, nhưng DirectX 12 Ultimate vẫn có thể là một thứ gì đó được đề cập chí ít là trong vài năm sắp tới.
Các tựa game cũng có thể được dán nhãn DirectX 12 Ultimate, và nó hoàn toàn tương thích với phần cứng DirectX 12 như bình thường, chỉ là bạn sẽ không có cơ hội để trải nghiệm các tính năng mới mà thôi. Và nước đi này của Microsoft sẽ giúp nhiều game thủ có thể tiếp cận công nghệ ray-tracing theo thời gian thực một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Hiện tại thì card màn hình PC lẫn Xbox Series X và PlayStation 5 đều hỗ trợ công nghệ này. Và đến cuối năm nay, khi AMD ra mắt dòng Radeon mới, thì số lượng card hỗ trợ sẽ còn tăng lên nữa.
Về mặt phần mềm, DirectX 12 Ultimate sẽ được tung ra cho Windows 10 trong bản cập nhật lớn sắp tới Ngoài ra thì NVIDIA cũng đã thông báo là sẽ hỗ trợ API này.
Nvidia kêu gọi hàng triệu game thủ PC cho các nhà khoa học 'mượn' máy tính để nghiên cứu thuốc chữa COVID-19
Trong bối cảnh COVID-19 đang lây lan nhanh trên toàn cầu, bạn có thể hỗ trợ một phần cho quá trình nghiên cứu thuốc chữa nếu đang sở hữu một chiếc PC có cấu hình cao
Hãng sản xuất card đồ họa nổi tiếng Nvidia mới đây đã kêu gọi game thủ PC trên toàn cầu cho các nhà khoa học 'mượn' tài nguyên máy tình của mình, giúp sức trong việc nghiên cứu và tìm hiểu về loại virus SARS-CoV-2 đang lây lan trên toàn cầu, từ đó đẩy nhanh quá trình phát triển thuốc chữa.
Theo TechRadar, lời kêu gọi của Nvidia được đưa ra nhằm hỗ trợ Folding@home - một trong những dự án tính toán phân bố lớn nhất trên thế giới.
Lời kêu gọi của Nvidia gửi tới game thủ PC
Được khởi xướng bởi đại học danh tiếng Stanford (Mỹ) từ năm 2001, Folding@home là dự án sử dụng công nghệ để nghiên cứu sự xoắn lại và hình thành các dạng protein, qua đó tìm ra các trường hợp xoắn lại không chính xác của chúng và các bệnh có liên quan, bao gồm cả ung thư.
Thông thường, các nhà nghiên cứu sẽ cần một siêu máy tính để thực hiện mô phỏng và tính toán hoạt động của các protein. Tuy nhiên, chi phí để mua và vận hành một siêu máy tính là rất lớn. Do đó, Folding@home quyết định kết hợp sức mạnh của nhiều máy tính kết nối qua internet (hay còn gọi là xử lý song song) dưới dạng hệ thống phân tán. Nói cách khác, Folding@home cho phép mọi người dùng mọi người dùng máy tính đều có thể tham gia vào hệ thống này để góp sức cho quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học.
Giao diện phần mềm FAH do các nhà khoa học thuộc dự án Folding@home tạo ra
Theo đó, nếu đang sở hữu một chiếc PC có cấu hình cao, bạn có thể tải phần mềm có tên gọi FAH do các nhà khoa học thuộc dự án Folding@home tạo ra. Các đoạn dữ liệu sẽ được chia nhỏ và gửi qua Internet đến máy tính người tham gia dự án thông qua phần mềm này,
Sau đó, dữ liệu sẽ được phân tích, xử lý trên chính máy tính của người dùng và kết quả sẽ được gửi trả ngược lại tới cơ sở dữ liệu của Folding@home. Theo tuyên bố của Folding@home, càng nhiều người tham gia, sức mạnh tính toán của hệ thống mạng phân tán này càng thêm mạnh mẽ, giúp đẩy nhanh quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về virus SARS-CoV-2.
Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên Folding@home kêu gọi sự giúp sức từ cộng đồng game thủ. Vào năm 2007, Sony đã đề nghị giúp đỡ Folding@home bằng cách tung ra một phần mềm add-on tích hợp cho hệ máy PlayStation 3, cho phép dự án mượn sức mạnh của chip xử lý CELL trang bị trên mẫu console này. Theo tính toán của Folding@home, hệ thống kết hợp sức mạnh 10.000 máy PS3 có thể thực hiện tới 1 triệu tỉ phép tính trong 1 giây, ngang với tốc độ của những siêu máy tính hiện đại nhất thời điểm cách đây hơn chục năm.
Sự giúp đỡ của Sony và cộng đồng game thủ PS3 đã kết thúc vào ngày 6/11/2012. Trong quãng thời gian hơn 5 năm, đã có tổng cộng 15 triệu game thủ PS3 tham gia vào dự án, đóng góp 100 triệu giờ tính toán cho dự án Folding@home.
Theo GenK
AMD ra mắt card đồ họa RX 590 GME, giảm giá và giảm cả hiệu năng so với RX 590 Vào cuối năm 2018, AMD ra mắt dòng card Radeon RX 590 sử dụng GPU Polaris 20 dựa trên tiến trình 12nm có mức xung nhịp nhanh hơn tiến trình 14nm trên dòng RX 580 rất nhiều. Mới đây, AMD vừa công bố sẽ ra mắt dòng card màn hình mới vẫn sử dụng die 14nm Polaris 20 nhưng mạnh hơn RX 580....