Microsoft trên hành trình phần cứng cùng Surface: Đã lớn, nhưng vẫn chưa trưởng thành
Khi doanh thu Surface tiệm cận mức 2 tỷ USD, Microsoft đã thực sự trở thành một thế lực trong lĩnh vực phần cứng PC. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng Surface đã trở thành một thương hiệu đáng tin cậy.
Kết thúc quý 2, Microsoft đã đi ngược chiều suy thoái của thị trường công nghệ khi ghi nhận lợi nhuận lên tới 11,6 tỷ USD. Surface, mảng kinh doanh từng được coi là “phụ” của Microsoft, hiện tại đã có doanh thu lên tới 1,9 tỷ USD.
Với kết quả này, Microsoft đã thực sự trở thành một thế lực trong ngành phần cứng PC: khoản doanh thu 1,9 tỷ USD của Microsoft đã không còn thua quá xa doanh thu cùng kỳ của ASUS hay Acer. Vị thế của Surface ngày nay cũng là đặc biệt đáng ghi nhận khi Microsoft đã khởi đầu bằng… thất bại tỷ đô (Surface RT).
Nhưng đáng buồn thay, Surface dù đã trở thành một mảng kinh doanh lớn của Microsoft nhưng vẫn chưa đạt độ “chín” về chất lượng.
Những chiếc máy mới nhất
Surface Laptop 3: Nạn nhân của một lỗi phần cứng cực kỳ nghiêm trọng khiến màn hình dễ vỡ.
Minh chứng: cả 2 mẫu Surface mới nhất là Pro 7 và Laptop 3 trong quý vừa rồi đã gặp phải vấn đề đột ngột shutdown không rõ nguyên nhân. Lỗi này được người dùng thông báo từ tháng 4, nhưng phải đến tận đầu tháng 7 mới có bản vá. Nói cách khác, trong nhiều tháng trời, người dùng những chiếc Surface mới nhất, đắt đỏ nhất đều phải chấp nhận một lỗi cực kỳ khó chịu do khâu quản lý chất lượng kém cỏi của Microsoft.
Lỗi này sau đó lại gây ra một hệ quả khác: cả Surface Pro 7 và Surface Laptop 3 đều không được cập nhật lên Windows 10 mới nhất (May 2020). Lý do chờ đợi có lẽ là để Microsoft tích hợp bản vá dành cho lỗi shutdown nói trên vào bản cập nhật lớn. Một nghịch lý “dở khóc dở cười” khác lại xảy ra: người dùng PC của chính Microsoft lại phải chờ cập nhật trong khi người dùng PC hãng khác lại được tận hưởng Windows 10 May 2020 sớm hơn.
Đây không phải là vấn đề đầu tiên của Surface Pro 7 và Surface Laptop 3. Vào tháng 2, nhiều người dùng đã lên tiếng về việc Surface Pro 7 bị mất khả năng nhận diện chính xác lực nhấn từ bút S Pen, chỉ ghi nhận được khoảng 5 – 20 mức cảm ứng thay vì 4096 mức như thiết kế của Microsoft. Vấn đề này chỉ xuất hiện khi người dùng… chạm tay lên màn hình, một hành động cực kỳ phổ biến và tự nhiên khi người dùng sử dụng tablet ở chế độ cảm ứng.
Cũng cùng một khoảng thời gian, Laptop 3 thậm chí còn gặp lỗi trầm trọng hơn. Nhiều người lên tiếng cho biết màn hình Surface Laptop của họ đột ngột có vết nứt vỡ mà không rõ nguyên nhân. Chỉ ít lâu sau, Microsoft buộc phải thừa nhận rằng Laptop 3 có thể để lọt “hạt cứng” rơi vào trong thân máy tạo ra vết nứt trên màn hình.
Video đang HOT
Lịch sử đầy lỗi
Lịch sử Surface tràn ngập những lỗi nhỏ nhặt như màn hình xanh….
Cho đến thảm họa Flickergate.
Với những người dùng Surface trong quá khứ, câu chuyện về Surface Pro 7 và Surface Laptop 3 dường như là chuyện… hết sức bình thường. 3 thế hệ Surface đầu tiên bị lỗi sạc buộc Microsoft phải tiến hành thu hồi. Surface Pro 3 gặp lỗi nhận sai dung lượng pin khiến cho máy ngừng sạc khi pin chưa đầy. Surface Book, chiếc laptop tiên phong cho thiết kế đặt GPU NVIDIA vào bàn phím rời, có tỷ lệ đổi trả rất cao khi thường xuyên gặp lỗi màn hình xanh và treo driver. Surface Book 2 gặp lỗi GPU rời… biến mất khỏi Device Manager. Bên cạnh những lỗi lớn, còn có thể kể đến các lỗi “tự nhiên” xuất hiện sau khi cập nhật phần mềm: Studio bị mất kết nối với chuột và phím, Surface Pro 5 và Pro 6 đột nhiên “đốt pin”, Surface Pro 2017 treo cứng…
Và dĩ nhiên, đáng nhớ nhất vẫn là thảm họa Surface Pro 4. Sau khi nhận bản cập nhật vào mùa hè năm 2018, dòng tablet đầu bảng của Microsoft bắt đầu gặp hiện tượng nhấp nháy màn hình. Lỗi này sau đó lan tỏa ra một lượng lớn người dùng, tạo ra “Flickergate”, một trong những scandal lớn nhất của ngành công nghiệp hi-tech trong thập kỷ vừa qua.
Sau thảm họa này, tổ chức phi lợi nhuận Consumer Reports thậm chí còn loại bỏ xếp hạng “Nên mua” với tất cả các sản phẩm Surface. Theo thống kê của tổ chức này, 25% các thiết bị Microsoft được khảo sát sẽ gặp vấn đề trong vòng 2 năm sau khi mua.
Bao giờ mới trưởng thành?
Đến 2020, Microsoft đã có 8 năm kinh nghiệm phát triển phần cứng.
Thực tế, Microsoft không phải là hãng phần cứng duy nhất gặp vấn đề chất lượng. Cũng cần phải khen ngợi gã khổng lồ xứ Redmond khi hãng này gần như luôn lên tiếng thừa nhận và có biện pháp đền bù thỏa đáng cho người dùng (ví dụ, Laptop 3 nứt màn hình được đổi trả miễn phí). Nhưng điều đặc biệt về phần cứng Microsoft là ở chỗ, chẳng có dòng sản phẩm nào gặp lỗi trầm trọng một cách dày đặc như Surface cả.
Không chỉ dày đặc mà các lỗi của Surface còn khá… vô lý! Surface Pro 7 và Surface Laptop chẳng hạn, cả 2 đều sử dụng các thiết kế cũ từ các sản phẩm đi trước. Ấy thế mà dù không thay đổi thiết kế, những chiếc Surface vẫn có thể gặp các lỗi mới, không thấy trên người tiền nhiệm. Các hãng phần cứng khác luôn biết cách sửa sai – Apple thay đổi thiết kế để iPhone 6s không dễ vỡ như iPhone 6 hay Samsung tăng đồ dày để tránh lặp lại lỗi pin, chỉ có riêng Microsoft là không thay đổi gì nhưng lại… gặp nhiều lỗi mới!!!
Các vấn đề phần mềm cũng khó hiểu không kém. Xét cho cùng, Microsoft vẫn là ông chủ Windows, là kẻ kiểm soát Windows một cách tuyệt đối. Vậy tại sao các thiết bị phần cứng của Microsoft khi cập nhật phần mềm của Microsoft lại có thể gặp nhiều lỗi đến vậy?
Bao giờ mới hết lỗi đây???
Năm 2020, Surface đã có 8 năm tuổi đời. Microsoft đã không còn là “tay mơ” trong lĩnh vực phần cứng. Từ chỗ ra mắt trong thảm họa (Surface RT), nay Surface đã dần hoàn thiện vai trò là dòng sản phẩm “chuẩn mực” của Windows, là khuôn mẫu mà các ông lớn phần cứng khác phải học hỏi. Nhưng để thực sự hoàn thành được tâm nguyện ấy, ít nhất Microsoft phải tìm cách để tránh được những lỗi ngớ ngẩn mà Lenovo, HP, Dell, ASUS đều không gặp phải. Đã 8 năm trôi qua, tại sao Surface vẫn lắm lỗi thế này???
Cựu giám đốc Apple: "Sau Mac sẽ đến lượt máy tính Windows cao cấp cũng chuyển sang chip ARM"
Microsoft Surface ARM là một nỗ lực nửa vời. Nhưng khi Apple đã nhảy vào cuộc, Microsoft buộc phải hoàn thiện nỗ lực này của mình.
Cựu giám đốc bộ phận máy tính Mac của Apple, ông Jean-Louis Gassée khẳng định rằng, quyết định của Apple chuyển sang sử dụng chip xử lý ARM trong máy tính Mac, sẽ khiến cho những chiếc máy tính Windows cao cấp cũng sẽ làm điều tương tự.
Điều này sẽ khiến Intel phải thay đổi, sản xuất những con chip xử lý ARM của riêng mình để đáp ứng nhu cầu của thị trường, cũng như bắt kịp các đối thủ khác.
Ông Gassée mặc dù đã rời Apple từ năm 1990, nhưng là người đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển tương lai của những chiếc máy tính Mac. Chính ông là người bác bỏ đề xuất cấp phép hệ điều hành macOS cho các nhà sản xuất khác, kể từ đó macOS chỉ độc quyền của mỗi Apple.
"Theo thử nghiệm của Geekbench, hiệu suất của chip xử lý A12Z ngang bằng và thậm chí vượt qua cả chiếc MacBook Pro tôi đang sử dụng. Apple không tiết lộ công suất thiết kế nhiệt của con chip A12Z trong máy tính Mac. Nhưng chúng ta có thể tính toán gián tiếp thông qua iPad Pro và nguồn điện 18W. Gợi ý rằng những con chip xử lý ARM của máy tính Mac trong tương lai sẽ tỏa ra rất ít nhiệt lượng, tiết kiệm năng lượng và không làm giảm sức mạnh xử lý", ông Gassée cho biết.
Cựu giám đốc bộ phận máy tính Mac của Apple, ông Jean-Louis Gassée.
Microsoft và cả các nhà sản xuất máy tính sẽ không thể ngồi yên để nhìn Apple tạo ra những chiếc máy tính mạnh hơn, tiết kiệm điện hơn và gọn nhẹ hơn. Cựu giám đốc Apple tiếp tục chia sẻ:
"Microsoft sẽ chỉ có hai sự lựa chọn. Hoặc là bỏ quên Windows trên nền tảng ARM và nhường lại kỷ nguyên máy tính tương lai cho Apple. Hoặc là tiến về phía trước, khắc phục những vấn đề hiện tại của máy tính Windows trên nền tảng ARM, phát triển các ứng dụng tương thích hơn.
Dell, HP, Asus và các nhà sản xuất máy tính khác sẽ làm gì? Khi thấy Apple ra mắt những chiếc máy tính xách tay và máy tính để bàn tốt hơn. Microsoft thì tiếp tục cải thiện Windows cho các thiết bị Surface ARM. Để cạnh tranh, các nhà sản xuất này cũng sẽ làm điều tương tự. Cuối cùng, Apple và Microsoft sẽ khiến cho kiến trúc X86 trở thành một thứ gì đó hết thời".
Microsoft Surface ARM là một nỗ lực nửa vời.
Microsoft đã thực hiện một nỗ lực nửa vời, khi tạo ra những chiếc Surface chạy bằng chip xử lý ARM. Vì không có bất kỳ sự thúc đẩy và cạnh tranh nào, nên nỗ lực đó đã không đi đến đâu. Nhưng khi Apple đã nhảy vào cuộc, Microsoft buộc phải hoàn thiện nỗ lực này của mình.
"Tất cả những điều này sẽ khiến Intel chỉ có một sự lựa chọn. Nếu bạn không thể đánh bại họ, hãy gia nhập cùng họ. Intel sẽ phải xin lại cấp phép sử dụng kiến trúc ARM, và sản xuất những con chip xử lý ARM của riêng mình", ông Gassée cho biết.
Ban đầu, ông Gassée cho rằng Apple sẽ không thể chuyển đổi toàn bộ những chiếc máy tính Mac sang sử dụng chip ARM, đặc biệt là những chiếc máy tính đòi hỏi hiệu năng xử lý cực kỳ cao. Nhưng vào tháng 3 năm ngoái, TSMC đã chứng minh rằng ông đã sai.
"Ampere đã thiết kế và bán những con chip ARM hiệu năng cực cao, cạnh tranh với cả các bộ vi xử lý Xeon được sử dụng trong máy chủ đám mây. Các con chip này được sản xuất bởi TSMC, cũng là nhà sản xuất chip cho Apple hiện nay. Do đó, Apple hoàn toàn có đủ khả năng để tạo ra những con chip ARM có hiệu năng cao, trang bị trong những chiếc máy tính Mac đắt tiền nhất", ông Gassée cho biết.
Microsoft chặn bản cập nhật tháng 5.2020 của Windows 10 trên nhiều thiết bị Microsoft đang ngăn một số lượng lớn thiết bị lên bản cập nhật tháng 5.2020 của Windows 10 sau khi công ty lặng lẽ thừa nhận có một số vấn đề ngăn cản cập nhật. Nhiều thiết bị Windows 10 bị chặn nâng cấp lên bản cập nhật tháng 5.2020 Theo Theverge, Microsoft có một danh sách gồm 10 vấn đề mà công...