Microsoft tố 4 công ty Nhà nước Trung Quốc dùng phần mềm lậu
Hãng phần mềm Microsoft vừa có hành động tố cáo 4 cơ quan Nhà nước của Trung Quốc vì cho rằng các cơ quan này sử dụng các phần mềm của họ mà không mua bản quyền. Thông tin được đăng tải trên Bloomberg News.
4 cơ quan của Trung Quốc bị cáo buộc bao gồm công ty xây dựng đường sắt Trung Quốc, công ty TravelSky Technology, Tập đoàn bưu chính Trung Quốc (China Post Group), Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Trung Quốc (CNPC). Đơn khiếu nại đã được Microsoft gửi tới một ban giám sát chính phủ do Phó Thủ tướng Trung Quốc Wang Qishan quản lý.
Microsoft không bình luận về các thông tin được Bloomberg News đăng tải nhưng cho biết công ty đang “có nhiều cuộc thương thảo” với Trung Quốc về bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Một trong các cơ quan của Trung Quốc bị tố dùng “lậu” phần mềm của Microsoft.
Theo tờ Tân Hoa Xã, Phó Thủ tướng Wang trong một cuộc gặp với CEO Steve Ballmer của Microsoft hồi tháng 5, hứa hẹn sẽ “mạnh tay” trong việc xử lý các vi phạm bản quyền phần mềm. Wang cũng cho biết các cơ quan trung ương của Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng phần mềm có bản quyền kể từ năm ngoái.
Trong cáo buộc của mình, Microsoft cho rằng 84% số đơn vị phần mềm Office mà công ty Xây dựng đường sắt Trung Quốc sử dụng là không có bản quyền. Con số này với HĐH Windows là 97%. Tập đoàn dầu mỏ CNPC thì bị cáo buộc sử dụng lậu tới 40% các sản phẩm Office và Windows. Microsoft cũng tố cáo gần như toàn bộ công cụ văn phòng Office mà cơ quan Travelsky của Trung Quốc sử dụng là không có bản quyền. Tập đoàn bưu chính Trung Quốc cũng bị tố dùng lậu tới 93% số sản phẩm Office. TravelSky và CNPC không bình luận gì về các cáo buộc này.
Video đang HOT
Bloomberg cho biết một lãnh đạo của China Post phát biểu rằng cáo buộc của Microsoft là không chính xác. Đại diện PR của công ty Xây dựng đường sắt Trung Quốc cũng cho rằng con số dự đoán của Microsoft là “thổi phồng”.
Trung Quốc là thị trường mà tình trạng dùng phần mềm không có bản quyền diễn ra phổ biến, và phần mềm của Microsoft cũng không nằm ngoài tầm “bẻ khóa” tại đây. Tuy nhiên, một vài năm gần đây, Microsoft cũng đã bắt đầu có các hành động để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Đầu năm nay, công ty phần mềm Mỹ đã kiện hãng Gome Electrical Appliances Holding – một trong những nhà phân phối đồ điện tử lớn nhất Trung Quốc, và một trung tâm điện tử ở Bắc Kinh, vì sử dụng các phần mềm của họ mà không mua bản quyền.
Theo Genk
Tương lai của Microsoft: trở thành nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ
Xbox, Zune, Windows Phone - trong 10 năm nữa, 3 sản phẩm này sẽ là hình mẫu phát triển của Microsoft. Công ty phần mềm khổng lồ 1 thời sẽ phát triển thành 1 nhà cung cấp phần cứng và dịch vụ. Ít nhất, đó chính là tương lai mà vị CEO hiện tại, Steve Ballmer, vẽ ra cho gã khổng lồ xứ Redmond, hé lộ trong cuộc phỏng vấn với tờ Seattle Times vừa diễn ra.
Năm lịch sử của Microsoft
Chưa bao giờ trong lịch sử công ty, Microsoft lại có một năm quan trọng như 2012. Gã khổng lồ phần mềm đang chuẩn bị cho ra mắt 1 loạt sản phẩm mang tính quyết định tới vận mệnh của mình: Windows 8, Windows Phone 8, Office, Surface...cũng như tiếp tục update phần mềm mà nền tảng game Xbox của họ đang sử dụng. Tuy nhiên, trong kih Ballmer gọi đây là một năm "hoành tráng" của hãng (với hàng loạt sản phẩm mới), Microsoft có vẻ sẵn sàng sáp nhập các sản phẩm vào nhau vào một làn sóng thiết bị mới mà ở đó, Microsoft có thể phát triển các nền tảng.
"Tôi cho rằng khi bạn nhìn về tương lai, bạn sẽ thấy hạt nhân của Microsoft vẫn sẽ là phần mềm. Tuy nhiên, có thể Microsoft trong mắt người dùng, sẽ thiên về dạng công ty thiết bị và dịch vụ. Có một số điểm khác biệt ở đây. Phần mềm của Microsoft không chỉ để kiểm soát phần cứng, các dịch vụ đám mây, mà sẽ kiểm soát theo một cách khác với truyền thống".
Điều này không có nghĩa Microsoft sẽ sản xuất thiết bị phần cứng. Chúng tôi có các đối tác sản xuất thiết bị dùng phần mềm và dịch vụ của chúng tôi. Microsoft muốn là leader (người lãnh đạo) cho việc sản xuất đó.
Hướng đi mới của Microsoft
Thật khó tưởng tượng Microsoft sẽ từ bỏ các sản phẩm phần mềm vốn mang lại lợi nhuận chủ yếu của họ: Windows, Office, các sản phẩm cho doanh nghiệp như Windows Server, SharePoint...Nhưng rất có thể trong tương lai, Microsoft sẽ chuyển dịch sang mô hình các dịch vụ đám mây. 200 dịch vụ trực tuyến tới hơn 1 tỷ khách hàng, cung cấp sản phẩm cho 20 triệu doanh nghiệp tại hơn 76 thị trường trên toàn thế giới - là những con số cho thấy sự tồn tại của bước chuyển dịch này.
Tất nhiên, PC chưa bao giờ được đánh giá là sẽ đi vào quá khứ. Những chiếc máy tính chạy Windows vẫn là không thể thiếu cho nhu cầu công việc. Nhưng còn các dịch vụ văn phòng thì khác. Đối thủ Google đang cạnh tranh gay gắt với Office bằng dịch vụ nền web tương tự nhưng hoàn toàn miễn phí và thu lại lợi nhuận từ quảng cáo. Microsoft nhận thấy cũng đã đến lúc mình phải đi theo con đường này.
Ballmer cho biết Microsoft đang muốn hướng tới mô hình "một nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ", và cho rằng điều này "không có nghĩa Microsoft sẽ sản xuất thiết bị phần cứng. Chúng tôi có các đối tác sản xuất thiết bị dùng phần mềm và dịch vụ của chúng tôi". Điều đó cho thấy Microsoft đang muốn lặp lại những gì họ làm với Xbox trên các sản phẩm khác: mua lại phần cứng từ các OEM, tối ưu hóa sản phẩm và bán trực tiếp tới khách hàng. Và với suy nghĩ đó, trong tương lai không xa, Nokia - đối tác sản xuất điện thoại WP thân cận của Microsoft, sẽ bị chính hãng thâu tóm nhằm tối ưu sản phẩm trước khi bán ra cho người dùng.
Về mức giá cho Surface
Surface - chiếc tablet lai (laptop) là sản phẩm phần cứng mới nhất mà Microsoft có ý định sản xuất. Microsoft sẽ thiết kế 2 phiên bản Surface là Surface RT (dùng chip ARM giống iPad và tablet Android) chạy Windows 8 RT và Surface Pro (dùng chip Intel) dùng Windows 8 Pro.
Surface gây nhiều chú ý khi ra mắt bởi nó được thiết kế với mục đích xóa nhòa ranh giới giữa tablet và laptop: một thiết bị phục vụ cho cả 2 nhu cầu sử dụng là công việc (với laptop) và giải trí (tablet). Tuy nhiên, một điểm quan trọng là giá của sản phẩm này sẽ ở mức nào thì chưa được Microsoft nhắc tới khi ra mắt. Giới chuyên gia nhận định rằng Suface sẽ không có giá rẻ mà có thể sẽ lên tới 1000 USD cho 1 model cấu hình cao nhưng cũng có ý kiến cho rằng Microsoft sẽ bán Surface với giá rẻ đi kèm hợp đồng sử dụng dịch vụ của họ trong 1 khoảng thời gian nhất định.
Tuy không trả lời trực tiếp câu hỏi về giá của Surface và liệu sản phẩm này có cạnh tranh trực tiếp với iPad hay không, nhưng Ballmer ám chỉ rằng các thiết bị rẻ tiền thường không được trang bị những tính năng tiên tiến. "Nếu bạn hỏi ai đó rằng liệu họ có sử dụng 1 chiếc tablet 7 inch, như Kindle Fire, để làm việc hay không, câu trả lời chắc chắn là không. Về cơ bản đó là 1 sản phẩm chưa đủ tốt. Nếu nhìn vào giá bán PC, Surface có thể có giá bán từ 300 USD đến khoảng 700 - 800 USD. Đó là một mức giá hợp lý" - Ballmer cho biết. Như vậy, có thể thấy CEO của Microsoft ám chỉ Surface RT sẽ có giá bán 300 USD, trong khi các model cao cấp dùng chip Intel sẽ có giá từ 700 đến 800 USD.
Theo Genk
Apple cập nhật Moutain Lion 10.8.2, Office for Mac 2011 hỗ trợ màn hình Retina Hôm nay là một ngày có thể nói là "bận rộn" với "Táo khuyết". Sau khi tung ra bản cập nhật iOS cho các thiết bị cầm tay, bản cập nhật Moutain Lion 10.8.2 đã được Apple chính thức cho tải về thông qua Mac App Store. Bản cập nhật Moutain Lion 10.8.2 đã chính thức tích hợp vào hệ thống, giúp người...