Microsoft, Tiktok, Netflix… cùng các nhà cung cấp nước ngoài nộp ngân sách hàng nghìn tỷ đồng
Những kết quả bước đầu sau khi khai trương Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài đã thu về cho Ngân sách hàng nghìn tỷ đồng.
Báo cáo kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á của Google dự báo, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam sẽ đạt khoảng 29 tỷ USD vào năm 2025, ghi danh là một trong những nước có thị trường TMĐT phát triển nhanh nhất toàn cầu.
Sự phát triển của TMĐT mang đến cơ hội kinh doanh cho mọi chủ thể, nhưng lại mở ra một thách thức rất lớn cho các cơ quan quản lý trong việc xử lý bài toán thuế đối với lĩnh vực kinh doanh không có sự hiện diện trực tiếp này.
Với tính chất đặc thù như quy mô hoạt động rộng trên môi trường internet không bị giới hạn về mặt địa lý, dễ dàng thay đổi, che giấu hoặc xóa dữ liệu giao dịch… của TMĐT khiến vấn đề quản lý thu thuế gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các giao dịch TMĐT xuyên biên giới.
Đối với nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là NCCNN) có phát sinh thu nhập tại Việt Nam, tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 (quy định tại 4 Điều 42) quy định trách nhiệm quản lý của cơ quan thuế, nghĩa vụ của doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa nền tảng số và các dịch vụ khác không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có nghĩa vụ trực tiếp đăng ký, kê khai và nộp thuế tại Cổng thông tin điện tử cho NCCNN.
Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định rõ các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của NCCNN không có cơ sở thường trú tại Việt Nam bao gồm các đối tượng sau:
Thứ nhất, NCCNN không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam.
Video đang HOT
Thứ hai, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mua hàng hóa, dịch vụ của NCCNN.
Thứ ba, đại lý thuế hoạt động theo pháp luật Việt Nam được NCCNN ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam.
Thứ tư, ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của NCCNN.
Tổng cục Thuế là cơ quan thuế quản lý thuế trực tiếp đối với NCCNN, có trách nhiệm cấp mã số thuế cho NCCNN theo quy định, tiếp nhận tờ khai thuế và thực hiện các công việc có liên quan đến việc khai thuế, nộp thuế của NCCNN. Ngày 21/03/2022, Bộ Tài chính đã chính thức khai trương Cổng thông tin điện tử dành cho NCCNN.
Sau một thời gian triển khai Cổng thông tin điện tử bước đầu thu được nhiều kết quả đáng chú ý.
Vào tháng 5, trên trang chính thức của mình, Meta (Facebook) đã thông báo bắt đầu từ ngày 1/6/2022, quảng cáo trên nền tảng Facebook tại Việt Nam sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) là 5%. Điều này ảnh hưởng đến các nhà quảng cáo đã đặt Việt Nam làm quốc gia mục tiêu trên địa chỉ doanh nghiệp hoặc địa chỉ cá nhân.
Kể từ khi Cổng thông tin được khai trương, đã có nhiều NCCNN lớn đăng ký nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng trực tiếp qua Cổng. Điển hình như: Facebook (Meta), Microsoft, TikTok, Netflix.
Số thuế đã được kê khai, nộp trực tiếp trên Cổng tại kỳ kê khai Quý I/2022: Microsoft đã nộp 0,5 triệu USD, TikTok đã nộp 34,5 tỷ VND, Netflix đã nộp 7,8 tỷ VND và Facebook sẽ nộp thuế trên toàn bộ doanh thu (từ tổ chức và cá nhân) vào quý II/2022 – số liệu được đăng tải trên tạp chí Thuế nhà nước ngày 30/06.
” Như vậy, Việt Nam đã trở thành một trong bốn nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á thành công trong việc khẳng định quyền quản lý thuế của quốc gia đối với DN nước ngoài kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam“, Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh nhận định trong hội thảo quốc tế “Thuế với TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới: kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn” tổ chức hồi tháng 7.
Với các chính sách và quản lý thuế hiện đại, từ năm 2018 đến nay số thu thuế từ hoạt động TMĐT thông qua các tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay thuế nhà thầu đạt 5.458 tỷ đồng (lũy kế đến 14/7/2022), bình quân đạt 130%, số thu trung bình đạt khoảng 1.200 tỷ đồng/năm. Một số NCCNN được khai thuế, nộp thuế thay với số thu lớn như: Facebook (2.076 tỷ đồng), Google (2.040 tỷ đồng), Microsoft (699 tỷ đồng).
Chuyển đổi IPv6 cho Cổng thông tin điện tử, dịch vụ công để phục vụ người dân, doanh nghiệp
Bộ TT&TT đề nghị các bộ, ngành chuyển đổi sang địa chỉ IPv6 cho Cổng thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 để phục vụ cho người dân, doanh nghiệp truy cập, sử dụng dịch vụ của cơ quan nhà nước.
Với mục tiêu thực hiện toàn diện công tác chuyển đổi sang địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6) trên mạng Internet Việt Nam, đảm bảo việc chuyển đổi IPv6 đồng bộ cho mạng CNTT của các bộ, ngành, địa phương trong phát triển Chính phủ số, Bộ TT&TT đã đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quan tâm, chỉ đạo triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi IPv6 trên hệ thống mạng, dịch vụ CNTT của đơn vị.
Trong đó, ưu tiên thực hiện 2 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022, bao gồm việc ban hành và triển khai Kế hoạch chuyển đổi IPv6 cho hệ thống mạng, dịch vụ CNTT của bộ, ngành bám sát Chương trình thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi IPv6 cho cơ quan nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình IPv6 for Gov) và đồng bộ với kế hoạch phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Cùng với đó, các bộ, ngành cần tập trung thực hiện chuyển đổi hoạt động IPv6 cho Cổng thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của bộ, ngành mình để phục vụ cho người dân, doanh nghiệp truy cập, sử dụng dịch vụ cơ quan nhà nước qua IPv6.
Đối với các cơ quan đã ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6, Bộ TT&TT đề nghị quyết liệt triển khai các nội dung theo Kế hoạch, đảm bảo mục tiêu chuyển đổi toàn diện mạng Internet Việt Nam sang ứng dụng địa chỉ IPv6.
Trung tâm Internet Việt Nam - VNNIC là cơ quan được Bộ TT&TT giao làm đầu mối, chủ trì thực hiện Chương trình IPv6 for Gov và các hoạt động đào tạo, tư vấn, hỗ trợ các cơ quan nhà nước trong quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi IPv6.
Tính đến hết năm 2021, Việt Nam có tỷ lệ sử dụng IPv6 đạt 47,54%, đứng thứ 8 toàn thế giới, gấp 2,3 lần bình quân khu vực ASEAN (Ảnh minh họa: Internet)
Bộ TT&TT cho biết, do nguồn tài nguyên địa chỉ Internet IPv4 đã hoàn toàn cạn kiệt và trước yêu cầu công nghệ của các dịch vụ mới, chất lượng cao như Internet vạn vật (IoT), 4G LTE/5G, mạng Internet toàn cầu chuyển sang thế hệ mới, sử dụng giao thức và địa chỉ IPv6.
Hiện nay, 3/5 khu vực gồm Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Mỹ La tinh đã hoàn toàn cạn kiệt IPv4, chỉ cấp mới IPv6. Tại châu Á -Thái Bình Dương, Tổ chức quản lý IP khu vực - APNIC đã thông báo vùng IPv4 cuối cùng sẽ sử dụng hết trong 1 - 2 năm tới, khi đó khu vực sẽ chuyển sang cấp mới hoàn toàn IPv6.
Trước yêu cầu quan trọng của việc chuyển đổi IPv6 để đảm bảo hoạt động của mạng Internet, phát triển hạ tầng số, Internet vạn vật (IoT), nhiều quốc gia đã ban hành và thực hiện kế hoạch chuyển đổi IPv6. Tại kỳ họp tháng 3/2022 của Liên minh Viễn thông quốc tế - ITU, trên cơ sở đề xuất của 3 khu vực là châu Á, châu Âu, châu Mỹ, ITU đã phê duyệt sửa đổi Nghị quyết số 64 về chuyển đổi sử dụng IPv6 để thúc đẩy hơn nữa các quốc gia trên toàn cầu chuyển đổi Internet sang sử dụng IPv6.
Tại Việt Nam, Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định rõ nhiệm vụ chuyển đổi toàn bộ mạng Internet Việt Nam sang ứng dụng địa chỉ IPv6.
Với các hoạt động thúc đẩy chuyển đổi IPv6 sớm và đúng hướng của Bộ TT&TT, tính đến hết năm 2021, Việt Nam có tỷ lệ sử dụng IPv6 đạt 47,54%, đứng thứ 8 toàn thế giới, gấp 2,3 lần bình quân khu vực ASEAN, gấp 1,7 lần bình quân toàn cầu. Các doanh nghiệp đã triển khai cung cấp dịch vụ IPv6 rộng rãi để người dùng có thể truy cập Internet IPv6 qua mobile, FTTH.
Để định hướng, thúc đẩy, hỗ trợ cơ quan nhà nước và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về chuyển đổi IPv6, Bộ TT&TT đã ban hành chương trình thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi IPv6 cho cơ quan nhà nước đến năm 2025 và triển khai nhiều hoạt động đào tạo, tập huấn, tư vấn, hỗ trợ chuyển đổi IPv6 cho các cơ quan nhà nước.
Đến nay, đã có 56/63 tỉnh, thành phố và 14/30 bộ, ngành đã ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6; 24 bộ, ngành, địa phương chuyển đổi thành công IPv6 cho Cổng thông tin điện tử, dịch vụ công.
Tuy vậy, Bộ TT&TT cho rằng tốc độ triển khai thực tế việc chuyển đổi IPv6 trên mạng lưới, dịch vụ CNTT của các bộ, ngành, địa phương vẫn cần xúc tiến mạnh hơn nữa, đặc biệt là với 2 nội dung trọng tâm của Giai đoạn 1 Chương trình IPv6 For Gov: Ban hành và triển khai Kế hoạch chuyển đổi IPv6; Chuyển đổi IPv6 cho cổng thông tin điện tử, dịch vụ công.
Hạng mục "Sản phẩm, giải pháp phần mềm mới" của Sao Khuê 2022 gọi tên Meey Land Cổng thông tin Bất động sản 4.0 do Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land nghiên cứu và phát triển đã xuất sắc giành giải thưởng ở hạng mục "Sản phẩm, giải pháp phần mềm mới" của Sao Khuê 2022. Ban Tổ chức Giải thưởng Sao Khuê năm 2022 đã vinh danh 174 giải thưởng cho các nhóm, lĩnh vực như như...