Microsoft thiết lập vùng ‘ranh giới dữ liệu’ cho khách hàng EU
Ngày 15/12, Tập đoàn phần mềm Microsoft thông báo, từ ngày 1/1/2023, các khách hàng sử dụng nền tảng đám mây ở Liên minh châu Âu (EU) sẽ có thể xử lý và lưu trữ một phần dữ liệu trong khu vực này.
Logo của Microsoft tại tòa nhà ở New York City, Mỹ. Ảnh tư liệu: REUTERS/TTXVN
Kế hoạch “ Ranh giới dữ liệu EU” sẽ được triển khai theo giai đoạn, áp dụng cho tất cả các dịch vụ điện toán đám mây chủ lực của Microsoft gồm Azure, Microsoft 365, Dynamics 365 và Power BI.
Người đứng đầu bộ phận bảo mật của Microsoft, bà Julie Brill, cho biết Microsoft sẽ hoàn tất chuyển các dữ liệu của khách hàng vào vùng “ranh giới dữ liệu” của EU vào năm 2024. Microsoft có hơn 10 trung tâm dữ liệu trên khắp châu Âu, trong đó có Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Thụy sĩ.
Hiện phần lớn dữ liệu của châu Âu đang được lưu trữ bên ngoài lục địa, hoặc nếu được lưu trữ ở khu vực thì cũng là trên các máy chủ thuộc về các công ty ngoài châu Âu. Điều này làm dấy lên lo ngại về nguy cơ rò rỉ dữ liệu bởi theo Đạo luật điện toán đám mây do chính quyền Mỹ công bố hồi năm 2018, giới chức tình báo nước này được phép tiếp cận dữ liệu đang được các công ty Mỹ lưu trữ dù cho máy chủ đang đặt tại bất cứ nước nào.
Ủy ban châu Âu (EC) đang nỗ lực thúc đẩy các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư trên không gian mạng. Năm 2018, EU ban hành Quy định chung về bảo vệ dữ liệu ( GDPR) nhằm bảo vệ thông tin riêng tư của người dùng khỏi hành vi sử dụng dữ liệu cá nhân trái phép của các công ty hoạt động trong khối. GDPR áp dụng cho các tổ chức trong EU, cũng như các công ty đặt bên ngoài EU.
Video đang HOT
Microsoft Technology Summit 2022 Sự kiện công nghệ lớn nhất trong năm
Hôm nay, Hội thảo Microsoft Technology Summit 2022 - Sự kiện công nghệ lớn nhất trong năm do Microsoft Việt Nam và các đối tác công nghệ đồng tổ chức đã diễn ra tại Vinpearl Landmark 81, TPHCM.
Hội thảo Microsoft Technology Summit 2022
Đây là sự kiện công nghệ thường niên được mong chờ nhất của Microsoft, cập nhật những công nghệ và giải pháp mới nhất của Microsoft nhằm giúp các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam tăng tốc trên hành trình chuyển đổi số.
Với thông điệp "Do More With Less" (đạt được kết quả tốt hơn với nguồn lực ít hơn), hội thảo Microsoft Technology Summit được kỳ vọng sẽ trao quyền cho các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam trở nên hiệu quả hơn, linh hoạt hơn, bứt phá nhanh hơn với ít nguồn lực hơn, ít thời gian hơn, và ít chi phí hơn.
Một số công nghệ và giải pháp của Microsoft đã được ra mắt và cập nhật mới trong năm nay bao gồm:
- Giải pháp đám mây Azure Arc với khả năng chạy trên mọi môi trường on-premise, edge và multi-cloud;
- Nền tảng Microsoft Intelligent Data Platform với Azure Synapse Analytics, Microsoft Purview và Microsoft AI cho một cơ sở dữ liệu hợp nhất để xây dựng các ứng dụng cloud-native;
- Microsoft Power Platform đem lại những công cụ low-code và no-code giúp doanh nghiệp biến ý tưởng thành sự đổi mới;
- Dynamics 365 với nền tảng mới ra mắt là Microsoft Supply Chain Platform giúp quản lý và dự đoán nguồn cung - cầu bất kể dữ liệu đến từ các nhà cung cấp khác nhau;
- Microsoft Viva mang đến khả năng nắm bắt hiệu quả công việc của từng nhân viên và đội nhóm;
- Microsoft Purview và Microsoft Priva giúp bảo vệ danh tính và quản lý quyền riêng tư cho doanh nghiệp...
"Trong những năm qua, chúng ta nói rất nhiều về chuyển đổi số. Đại dịch đã thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và ngành nghề trên thế giới áp dụng công nghệ để có thể duy trì vận hành và phục hồi kinh doanh. Và lúc này là thời điểm các doanh nghiệp cần phải tập trung tăng tốc để có thể đạt được nhiều kết quả tốt hơn với nguồn lực ít hơn," bà Nguyễn Quỳnh Trâm, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam nhận định.
"Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần cân nhắc 6 điều kiện thiết yếu sau đây: dịch chuyển lên nền tảng đám mây; thống nhất dữ liệu và ứng dụng AI làm nền tảng; trao quyền cho các bộ phận; tái tạo năng lượng cho nhân viên; triển khai các quy trình kinh doanh cộng tác; và đặt bảo mật làm ưu tiên hàng đầu," bà Trâm cho biết.
Dịch chuyển lên đám mây: Không đơn thuần là di chuyển dữ liệu và các ứng dụng hiện có lên đám mây, mà doanh nghiệp cần có khả năng xây dựng cho mình những ứng dụng trên nền tảng đám mây đó, gọi là cloud-native. Nghiên cứu cho thấy khoảng 95% các ứng dụng sẽ là cloud-native vào năm 2025 và doanh nghiệp nào không dịch chuyển lên đám mây sẽ trở nên lạc hậu và bị bỏ lại phía sau.
Thống nhất dữ liệu và ứng dụng AI làm nền tảng: Đến năm 2025, khoảng 10% dữ liệu sẽ được tạo ra bởi các AI có khả năng sản sinh dữ liệu (generative AI). Do đó, doanh nghiệp nào xây dựng được các mô hình trí tuệ nhân tạo sẽ tạo cho mình những lợi thế cạnh tranh.
Trao quyền cho các bộ phận: 70% ứng dụng trong năm 2025 sẽ là các ứng dụng được xây dựng từ công cụ low-code và no-code. Do đó, các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng mọi bộ phận trong tổ chức đều có thể tiếp cận và sử dụng các công cụ này như một nhà phát triển, góp phần cùng các đội ngũ công nghệ thông tin nâng cao hiệu suất công việc và thúc đẩy kinh doanh trong thời đại công nghệ số.
Triển khai các quy trình kinh doanh cộng tác: Trong thời đại công nghệ số, mọi ứng dụng kinh doanh, dù là chuỗi cung ứng, quản lý khách hàng hay các kênh phân phối, đều có thể được kết nối, cộng tác với nhau, đều có thể được hỗ trợ bởi AI và chúng sẽ kết nối thế giới vật lý với thế giới ảo.
Ưu tiên bảo mật: Đến năm 2025, tội phạm mạng ước tính sẽ gây thiệt hại khoảng 10 nghìn tỷ USD trên toàn thế giới. Do đó, bảo mật luôn cần được ưu tiên hàng đầu trong mọi chiến lược phát triển và chuyển đổi của tổ chức. Các doanh nghiệp cần triển khai phương pháp xác thực đa yếu tố và xây dựng kiến trúc Zero-trust trong mọi sản phẩm và giải pháp để có thể bảo vệ tổ chức trước những thách thức này.
Microsoft Technology Summit năm nay đã tập trung vào 4 chủ đề chính để giúp các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam làm được nhiều hơn với nguồn lực ít hơn: Thúc đẩy đổi mới cùng nền tảng đám mây Microsoft Azure; Phát triển ứng dụng cùng giải pháp đám mây thông minh; Microsoft Security - giải pháp bảo mật cho mọi tổ chức; và Định hình môi trường làm việc của tương lai.
Meta bị phạt 277 triệu USD do làm lọt dữ liệu nửa tỷ người dùng Công ty mẹ của Facebook bị phạt 265 triệu EUR (277 triệu USD) sau một vụ xâm phạm khiến hơn 533 triệu người dùng bị lộ dữ liệu trên mạng. Meta bị phạt gần 1 tỷ EUR tại châu Âu. (Ảnh: The Verge) Ủy ban Bảo vệ dữ liệu (DPC) châu Âu cho biết Meta vi phạm hai điều khoản trong luật bảo...