Microsoft thâu tóm thành công Skype
Cuối cùng thì Liên minh Châu Âu cũng đã chính thức thông qua thương vụ Microsoft thâu tóm Skype.
Với giá 8,5 tỉ USD, theo tờ Financial Times, Microsoft đã chính thức có trong tay Skype như một cánh tay hữu dụng cho những toan tính sắp tới.
Việc Microsoft mua lại Skype là nhằm đưa dịch vụ này vào các ứng dụng khác của Microsoft như Outlook, Xbox Live và sẽ được tích hợp trong Windows 8, cũng như máy tính bảng và điện thoại chạy hệ điều hành của Microsoft, hứa hẹn giúp phần mềm này phổ biến hơn bao giờ hết.
Thương vụ của Microsoft và Skype đã chính thức được thông quan – ảnh: Slashgear
Mặc dù trước đó, Ủy ban Thương mại Mỹ đã phê chuẩn thương vụ của Microsoft và Skype không có dấu hiệu của gian lận thương mại nhưng EU vẫn lo ngại và mới đây mới chính thức thông qua.
“Skype là một hiện tượng trên Internet và được hàng triệu người yêu quý. Chúng tôi sẽ tạo ra tương lai của giao tiếp thời gian thực, nơi mọi người dễ dàng kết nối với gia đình, bạn bè, khách hàng và đồng nghiệp trên khắp thế giới”, Steve Ballmer, Tổng giám đốc Microsoft cho biết.
Video đang HOT
Skype, thành lập năm 2003 và có trụ sở tại Luxembourg, hiện thu hút tới 663 triệu người sử dụng toàn cầu (trong khi Facebook là 550 triệu thành viên).
Năm 2006, sàn đấu giá trực tuyến eBay đã bỏ ra 2,6 tỷ USD để mua Skype trước khi bán đi 70% cổ phần công ty vào năm 2009 với giá 2 tỷ USD cho một số nhà đầu tư.
Từ ngày 10/5, Skype thuộc về tập đoàn Microsoft.
Theo VTC
Google được gì và mất gì nếu thâu tóm Twitter?
Google đã nhiều lần tham vọng muốn thôn tính Twitter nhằm bành trướng trong thị phần mạng xã hội và thị phần công cụ tìm kiếm của mình.
2.5 tỷ USD rồi lên 4 tỷ USD và nay là 10 tỷ USD là những khoản tiền khổng lồ được đồn đại rằng Google sẵn sàng bạo tay để mua lại Twitter trong vài năm gần đây. Google trước khi ra cho ra đời đứa con cưng Google của mình, thì vẫn luôn khao khát sẽ mua lại được Twitter. Dĩ nhiên là Twitter thì vẫn chờ được giá, hoặc một nguyên nhân nào đó nên mà chưa chịu gật đầu.
Tuy nhiên, ngay cả khi Google đã dành được chút ít thành công, các chuyên gia vẫn cho rằng Google nên mua lại Twitter như là một nhân tố giúp họ tiến sâu vào thị trường mạng xã hội.
Nếu mua lại Twitter, Google và Google được gì?
25 triệu thành viên chỉ sau hơn 1 tháng được tung ra thị trường, đấy là một con số ấn tượng, những bước chạy đà thần kỳ của Google . Nhưng nếu đưa ra so sánh với 300 triệu thành viên hiện nay của Twitter, thì mạng xã hội non trẻ này quả thực còn chưa thấm tháp gì. Đấy là chưa kể số lượng thành viên thực dùng của Google cũng đang giảm sút một cách nhanh chóng trong thời gian gần đây. Mua lại được Twitter đồng nghĩa với việc Google sẽ tin tự tin hơn để cạnh tranh với Facebook, tránh được sự nhòm ngó Twitter của đối thủ Microsoft. Trong tương lai cùng với số lượng thành viên khổng lồ này, Google cũng sẽ thu được một khoản tiền lớn từ quảng cáo.
Một lý do quan trọng khác là một khi sở hữu "tiểu blog" Twitter, Google sẽ như "hổ mọc thêm cánh" trong thị trường tìm kiếm của mình. Hơn ai hết ông lớn này hiểu rằng mạng xã hội cũng là một trong những nguyên nhân chính làm giảm bớt lợi nhuận trong thời gian gần đây. Ngày nay, khi muốn tìm kiếm thông tin sản phẩm hay tư vấn mua sắm... người dùng ưa thích tìm kiếm trên mạng xã hội hơn là chọn lọc giữa một núi thông tin được trả về từ công cụ tìm kiếm. Bởi vậy, một mũi tên trúng nhiều đích khi Google vừa có thể bành trướng trong thị trường công cụ tìm kiếm, lại vừa có thể cạnh tranh ngôi vị thống trị với Facebook.
Twitter được lợi như thế nào?
Có thể thấy rằng Twitter hiện đang đứng ở vị trí thứ 2 về thị phần mạng xã hội và vẫn luôn khát khao lật đổ ngôi vị thống trị của Facebook. Một khi được mua lại bởi Google, Twitter sẽ tận dụng được nguồn tài chính dồi dào và hạ tầng sẵn có của gã khổng lồ này để phát triển. Rồi sẽ cùng giống như Google , Twitter sẽ phổ biến hơn nhờ được tích hợp các công cụ nổi tiếng của Google như Gmail, Gtalk để tiến gần hơn đến người dùng.
Tất nhiên không chỉ với một khả năng tài chính tốt, Google còn sở hữu nhiều chuyên gia hàng đầu. Điều này sẽ giúp Twitter có thể quản lý và giải quyết các vấn đề tốt hơn. Tránh được những sai lầm không đáng có như việc cho ra đời thanh quảng cáo QuickBar cách đây không lâu.
Những nguy cơ?
Điều đáng buồn là từ trước đến nay, Google hình như không mấy có duyên với việc mua lại các mạng xã hội. Gã khổng lồ này đã từng thâu tóm dịch vụ Q&A của Aardvark, rồi dịch vụ định vị Dodgeball, tiểu blog Jaiku, để rồi chết dần chết mòn dưới tay của họ. Đấy là chưa kể nếu tích hợp không khéo các tính năng khác của Google với Twitter, "tiểu blog" sẽ mất đi những điểm đặc trưng, được yêu thích của nó. Những lạ lẫm khi tiếp quản lại một công ty mới, Google sẽ ưu ái cho "đứa con đẻ" Google của mình hơn là Twitter. Liệu Twitter có đi vào những vết xe đổ của Q&A hay Dodgeball hay không? Chưa ai có thể khẳng định được.
Đó mới chỉ là những khó khăn mang tính chủ quan, Google có thể khắc phục được theo thời gian. Nhưng những nguyên nhân khách quan như luật chống độc quyền hay từ các đối thủ khác mới là điều khiến Google phải đau đầu. Facebook tất nhiên sẽ không chịu ngồi yên khi Google đang bá chủ trong lĩnh vực tìm kiếm, lại tiếp tục mua lại Twitter để tranh giành miếng bánh với mình. Không chỉ là Facebook mà Microsoft cũng sẽ chạy đua để có được Twitter, khi họ cũng để ý đến mạng xã hội này từ lâu.
Nhưng nói cho cùng, nếu phải chi đến 10 tỷ USD để nhận được cái gật đầu từ Twitter cũng là một cái giá khá chát, nhất là khi doanh thu của Google đang giảm trong thời gian gần đây. Nên chăng nếu đại gia tìm kiếm gác lại ý định thôn tính, mà nên chỉ mua quyền truy cập nội dung của Twitter? Giống như việc Microsoft cũng bắt tay với Twitter để hỗ trợ tìm kiếm cho Bing, Apple cũng tích hợp Twitter trong iOS 5, Amazon bắt tay với Twitter để người dùng Kindle có thể bình phẩm về các đầu sách của họ nhờ Tweet.
Theo Bưu Điện VN
Những vụ thâu tóm "hụt" trong lịch sử Apple Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là chuyện thường thấy trên thương trường ngày nay. Song những vụ M&A mà Apple theo đuổi, dù thành hay không (mà thường là không), đều gây ngạc nhiên. Không muốn liên tưởng tới câu chuyện "Tái ông thất mã", nhưng thật khó mà hình dung được Apple hay nền công nghệ thế giới sẽ thế...