Microsoft: Tấn công đòi tiền chuộc tại Việt Nam đứng đầu khu vực
Mặc dù có giảm so với năm trước nhưng Việt Nam vẫn đứng đầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương về số vụ tấn công ransomware.
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm mã độc tống tiền (ransomware) cao nhất trong khu vực, theo báo cáo Security Endpoint Threat Report 2019 của Microsoft trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Mặc dù có giảm nhưng số vụ tấn công ransomware tại Việt Nam vẫn đứng đầu khu vực.
Video đang HOT
Theo báo cáo, dù đã giảm 26% so với năm trước nhưng tỷ lệ xảy ra các cuộc tấn công bằng ransomware tại Việt Nam vẫn đứng đầu khu vực, ở mức 0,17% năm 2019, cao gấp 3, 4 lần mức trung bình.
Tương tự, các cuộc tấn công bằng malware giảm 29% so với năm trước nhưng Việt Nam cũng nằm trong top 3 bị tấn công, ở mức 8,77%.
Theo báo cáo, Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục có tỷ lệ xảy ra các cuộc tấn công bằng malware và ransomware cao hơn mức trung bình – lần lượt là 1,6 và 1,7 lần so với thế giới.
Bà Mary Jo Schrade, Giám đốc Bộ phận Tội phạm Công nghệ cao, Microsoft Châu Á, cho rằng tỷ lệ nhiễm malware cao có liên quan tới tỷ lệ vi phạm bản quyền và ý thức cá nhân về an toàn mạng – bao gồm việc vá và cập nhật phần mềm thường xuyên.
Microsoft đưa ra những kết quả này thông qua phân tích nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, bao gồm 8.000 tỷ tín hiệu về các mối đe dọa được tiếp nhận và phân tích mỗi ngày, trong khoảng thời gian 12 tháng, từ tháng 1 đến tháng 12/2019.
Ngoài ra, Microsoft cũng cho biết tỷ lệ xảy ra các cuộc tấn công bằng mã độc khai thác tiền điện tử ở Việt Nam đạt mức 0,10% trong năm 2019, đứng thứ ba toàn khu vực. Dù đã giảm 71% so với năm 2018, tỷ lệ này vẫn cao gấp 2 lần mức trung bình trong khu vực và trên toàn cầu.
Trong các cuộc tấn công, tội phạm cài đặt mã độc lên máy tính nạn nhân, lợi dụng sức mạnh tính toán của máy tính của nạn nhân để khai thác tiền điện tử mà họ không hề hay biết.
Nóng: Honda bị hacker tấn công đòi tiền chuộc, sản phẩm đình trệ tại nhiều nhà máy
Ở thời điểm hiện tại, Honda cho biết một phần hoạt động sản xuất đã được khôi phục lại trạng thái bình thường.
Vận hành của Honda trên toàn cầu đã bị ransomware tấn công và hãng xe Nhật Bản vẫn đang nỗ lực để có thể đưa mọi thứ hoạt động trở lại. Honda theo đó nói rằng hãng này đang tạm đóng cửa một số cơ sở sản xuất và hoạt động vận hành khách hàng cũng như dịch vụ tài chính của nó thì được đóng cửa hoàn toàn.
"Hiện chưa có bằng chứng về việc thất thoát thông tin định danh," Honda nói với The Verge. "Chúng tôi đã sản xuất trở lại ở phần lớn các nhà máy và đang nỗ lực để khôi phục sản xuất ở nhà máy Ohio," người này nói thêm.
Được biết, ransomware tấn công Honda có tên gọi "Snake". Với loại tấn công này, hacker sẽ mã hoá các tệp tin của nạn nhân để đòi tiền chuộc. Honda cho biết đợt tấn công mà họ gặp phải là một "đợt tấn công ransomware lớn" trong hệ thống thông báo nội bộ. "Đội ngũ công nghệ thông tin đang nỗ lực chặn đứng đợt tấn công và khôi phục vận hành bình thường nhanh nhất có thể, tuy nhiên nhiều quy trình kinh doanh đang phụ thuộc vào hệ thống thông tin bị ảnh hưởng," Honda nói trong một thông điệp nội bộ. Ở thời điểm thực hiện bài viết, nhiều khách hàng của Honda vẫn không thể thực hiện thanh toán trực tuyến hoặc truy cập vào dịch vụ khách hàng trực tuyến.
Microsoft khuyên người dùng khi bị tấn công đòi tiền chuộc: Đừng dại đưa tiền cho hacker! Các cuộc tấn công đòi tiền chuộc (ransomware) đang dần trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Nhưng điều đáng tiếc là ngày càng có nhiều nạn nhân đồng ý trả tiền cho hacker để lấy lại quyền truy cập tài liệu hoặc máy tính. Một cuộc tấn công đòi tiền chuộc thường bắt đầu khi hacker tấn công máy tính của...