Microsoft muốn điện thoại chạy được Windows
Hãng sẽ tiến hành hợp nhất hai nền tảng Windows và Windows Phone. Thông tin từ blogger nổi tiếng người Nga Eldar Murtazin cho hay, Microsoft đã bắt đầu lên kế hoạch ra mắt hai hệ điều hành Windows và Windows Phone trong năm 2015 với ý định h ợp nhất hai hệ điều hành này làm một.
Hiện tại, gã khổng lồ xứ Redmond đã thành lập một nhóm lập trình viên để đánh giá lại giao diện Metro UI đang bị chỉ trích của mình nhằm xây dựng lại một nền giao diện mới và tiện dụng hơn. Vẫn chưa rõ tên gọi chính thức cua nền tảng hợp nhất này là gì.
Eldar còn cho hay, phiên bản hệ điều hành hợp nhất này sẽ được xây dựng lại từ đầu. Toàn bộ hệ điều hành mới sẽ được xây dựng từ đầu giống như phiên bản Windows Phone 8 được phát triển sau Windows Phone 7. Tuy nhiên có thể khả năng không tương thích sẽ lại tiếp diễn. Đây có thể là lời giải thích hợp lí nhất vì sao Microsoft lại tăng thời gian hỗ trợ cho Windows Phone 8 lên đến 36 tháng thay vì 18 tháng như ban đầu. Bản phác họa thiết kế sẽ được trình diễn trước nội bộ của công ty vào mùa thu năm nay và dự kiến chính thức trình làng trong năm 2015 tới đây.
Việc đánh giá lại giao diện của người dùng trên phiên bản hệ điều hành tiếp theo có lẽ là một ý tưởng hay bởi nó sẽ làm mới cái nhìn của người dùng đối với nền tảng này khi mọi thứ đang trở nên nhàm chán. Tuy nhiên, vấn đề đang làm đau đầu các lập trình viên là rắc rối tương thích chắc chắn sẽ xảy ra, khiến Windows Phone tụt lại phía sau.
Một bài học xương máu trước đây mà người dùng đã chứng kiến khi Microsoft chuyển đổi từ Windows Mobile sang Windows Phone khiến doanh số bán ra các thiết bị dùng hệ điều hành di động của Microsoft đã giảm từ 4 triệu/quý xuống còn 0,5 triệu/quý và ngay cả với bước chuyển từ Windows Phone 7 qua Windows Phone 8, mức độ quan tâm của lập trình viên cũng giảm đi ít nhiều gây nên sự trì trệ về số lượng ứng dụng trong Windows Phone Store.
Theo VNE
Các dấu mốc quan trọng trong hành trình "tiến hóa" của iOS
Chúng ta hãy cùng nhìn lại chặng đường phát triển của nền tảng iOS từ phiên bản sơ khai 1.0 tới iOS 7 vừa ra mắt.
Ngay từ khi ra mắt lần đầu tiên vào năm 2007 cho đến nay, iPhone của Apple vẫn chứng tỏ được sức hút cực kỳ mãnh liệt đối với các tín đồ công nghệ trên toàn thế giới. Làm nên thành công đó không đơn thuần chỉ dựa vào thiết kế sang trọng bên ngoài mà phần lớn phụ thuộc vào một hệ sinh thái iOS giàu tính năng và kho ứng dụng chất lượng.
Đã 6 năm trôi qua, nền tảng iOS đang được sử dụng trên 600 triệu thiết bị khác nhau và con số này hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng lên khi Apple vừa giới thiệu phiên bản hệ điều hành mới nhất, iOS 7. Đây có thể coi là sản phẩm mang tính bước ngoặt, đột phá nhất từ trước đến nay nhưng không thể phủ nhận rằng chặng đường để đi từ phiên bản 1.0 lên tới 7.0 của iOS không hề có sự bằng phẳng như những gì chúng ta thấy trên giao diện của iOS 7.
Video đang HOT
Cách đây 6 năm, Steve Jobs và các đồng sự của ông đã phải suy nghĩ, sáng tạo rất nhiều khi giới thiệu chiếc iPhone thế hệ đầu tiên chạy hệ điều hành iOS 1.0. Ông đã mô tả đó là sự kết hợp của 3 sản phẩm mang tính cách mạng: "một chiếc iPod màn hình lớn, một sản phẩm điện thoại chưa từng có từ trước đến nay và một thiết bị hỗ trợ mạng internet mang tính đột phá".
iOS 1.0: Cảm ứng, giải trí và internet
Chính iOS 1.0 đã giúp iPhone trở nên khác biệt so với phần còn lại khi đó là Symbian hay Windows Mobile. Giao diện người dùng của iOS được thiết kế để phục vụ tốt nhất cho các tương tác chạm cảm ứng, khiến nó trở nên trực quan và tiện lợi hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, iOS 1.0 cũng hỗ trợ khai thác internet mạnh mẽ hơn và đưa cả Google Maps trở thành một phần quan trọng của nền tảng này.
Tất nhiên, so với những sản phẩm mới gần đây, điện thoại iPhone thế hệ đầu có nhiều khiếm khuyết như thiếu 3G, đồng bộ iTunes không dây... nhưng kết quả là chiếc smartphone đầu tiên của Apple vẫn nhận được giải thưởng "Editors' Choice" với số điểm đánh giá 4,5/5.
iOS 2.0: Ứng dụng và nhiều ứng dụng hơn
Hệ điều hành iPhone 2.0 ra mắt hơn 1 năm sau đó và tháng 7/2008 trên chiếc điện thoại iPhone 3G. Đây cũng là phiên bản iOS đầu tiên cho phép người dùng truy cập kho ứng dụng App Store thể hiện cái nhìn đúng đắn đầy táo bạo của Apple và tạo nên lợi thế cực lớn so với các đối thủ như Windows Mobile hay Symbian. Tính đến WWDC 2013, App Store đã đạt mốc 50 tỷ lượt tải với gần 1 triệu ứng dụng khác nhau, mang về cho các nhà phát triển 10 tỷ USD.
iOS 3.0: Nhiều tùy chỉnh nâng cấp nhỏ
iOS 3.0 được coi là một bản nâng cấp từ iOS 2.0 khi bổ sung thêm những tính năng mới giúp tăng trải nghiệm người dùng như hỗ trợ Cut/Copy/Paste, thông báo Push Notification cho ứng dụng của bên thứ ba, tính năng tìm kiếm SpotLight Search, cho phép mua bán ảo ngay trong ứng dụng hay điều khiển bằng giọng nói Voice Control. Ngoài ra, người dùng còn có thể mua phim, các chương trình truyền hình hay sách trực tiếp từ iTunes bằng chiếc iPhone hay iPod Touch của mình.
iOS 3.2: iPad "xuất trận"
iOS 3.2 là một bản cập nhật dành cho iOS 3.0 nhằm phục vụ cho một thế hệ sản phẩm mới xuất hiện. Đó chính là máy tính bảng iPad. Đây là thiết bị đánh dấu sự phân mảnh lần đầu tiên trên nền tảng iOS nhưng ngay sau đó iPad đã trở thành một sản phẩm cực kỳ thành công của Apple, gần như thống trị phân khúc tablet trong một thời gian dài. iOS 3.2 đem đến những đổi mới về thiết kế giao diện, ứng dụng để phù hợp với màn hình lớn và độ phân giải cao hơn của iPad.
iOS 4.0: Đa nhiệm, FaceTime và thư mục
Cùng với màn ra mắt ấn tượng của iPhone 4 (chiếc iPhone đầu tiên sử dụng màn hình Retina), iOS 4.0 đã khoe "hơn 100 tính năng mới". Hệ điều hành của Apple lúc đó được nhận xét là đẹp, hiện đại, mới mẻ và quyến rũ hơn cả.
Mặc dù cách thực hiện đa nhiệm của Apple không giống như Google đã làm với Android nhưng phần nào vẫn cho thấy bước đi đúng đắn của hãng khi quyết định loại bỏ trình đơn nhiệm của iOS 3.2 trở về trước. Một trong những tính năng đáng chú ý của iOS 4.0 là FaceTime cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi video hay thư mục để sắp xếp các ứng dụng một cách ngăn nắp cũng như khoa học hơn.
iOS 4.0.1 tới 4.3: Khắc phục scandal "bắt sóng yếu", bổ sung Game Center và AirPlay
Chỉ 1 tháng sau khi phát hành iOS 4.0, Apple phải tiếp tục tung ra bản cập nhật iOS 4.0.1 để giải quyết vấn đề bắt sóng yếu do ăng-ten gây ra. Trong vòng vài tháng tiếp theo, "táo khuyết" đã cung cấp thêm 4 bản cập nhật mới: iOS 4.1 giới thiệu Game Center , AirPlay xuất hiện ở bản 4.2.1, hỗ trợ Verizon trong bản 4.2.5. Và cuối cùng phiên bản iOS 4.3 cho phép chia sẻ 3G qua hotspots, AirPlay hỗ trợ ứng dụng của bên thứ ba và mang đến iTunes Home Sharing.
iOS 5.0: Siri, đồng bộ không dây và iCloud
Thời điểm năm 2011, Android đã bắt đầu cất cánh và đem đến nhiều mối lo ngại thường trực cho Apple. Do đó, iOS 5.0 và iPhone 4S được coi là trọng tâm chiến lược nhằm đè bẹp Android của công ty có trụ sở tại Cupertino . Dấu ấn đặc biệt và gây nhiều chú ý nhất là tính năng điều khiển bằng giọng nói có tên Siri. Ngoài ra, thanh thông báo Notification cũng lần đầu tiên xuất hiện trên iOS 5. Bên cạnh đó, phiên bản hệ điều hành mới cũng được tích hợp ứng dụng iMessage, đồng bộ iTunes qua Wi-Fi, cho phép cập nhật bằng giao thức OTA và trình làng cùng dịch vụ lưu trữ đám mây iCloud.
iOS 6.0: Apple Maps, Passbook và Facebook
Một năm sau tại WWDC 2012, Apple đã công bố iOS 6 với hi vọng chiếm lại cảm tình của người dùng sau sự nổi bật iOS 4 nhưng bất ngờ mờ nhạt của iOS 5. iOS 6.0 cũng mang lại nhiều cải tiến tích cực cho Siri và Notification Center, tích hợp mạng xã hội Facebook, và chập chững với những bước đi đầu tiên với dịch vụ thanh toán di động qua ứng dụng Passbook.
Tuy nhiên, những thay đổi nhỏ không thể cứu vãn một quyết định đã gây tranh cãi rất nhiều sau đó, Apple đã loại bỏ Google Maps, YouTube, những ứng dụng phổ biến xuất hiện ngay từ bản iOS đầu tiên. Thay vào đó, hãng giới thiệu ứng dụng bản đồ "cây nhà lá vườn" Apple Maps dính vô số lỗi lùm sùm khi mới ra mắt đến nỗi CEO Tim Cook đã phải "muối mặt" đăng lời xin lỗi các khách hàng của mình.
iOS 7.0: Giao diện phẳng, thêm tính năng mới
Dưới bàn tay nhào nặn của Jony Ive, iOS 7 là sự thay đổi lớn nhất mà Apple từng thực hiện trên iOS. Hệ điều hành mới của Apple chuyển từ phong cách đồ họa mô phỏng thực tế cầu kỳ sang phong cách phẳng, đơn giản và trẻ trung hơn.
Đi kèm với đó là các tính năng mới hứa hẹn đem đến trải nghiệm tốt và tiện dụng hơn cho người dùng. Đó là Control Center (hệ thống tùy chỉnh nhanh khá giống của Android), hỗ trợ đa nhiệm trực quan hơn, nâng cấp Safari, chia sẻ nội dung qua AirDrop, nâng cấp ứng dụng camera bằng việc tích hợp thêm các bộ lọc, ứng dụng Photos mới cho phép sắp xếp ảnh theo địa điểm/thời gian, tự động cập nhật ứng dụng... Bên cạnh đó, Apple cũng chính thức giới thiệu dịch vụ khám phá và chia sẻ âm nhạc mới iTunes Radio. iOS 7 sẽ hỗ trợ tốt cho iPhone 4, 4S, 5, iPad từ đời 2 trở lên cùng với iPod Touch Gen 5.
Tại sao thiết kế phẳng lại trở thành xu hướng? Thiết kế phẳng sẽ có nhiệm vụ thay thế Skeuomorphic đã lỗi thời như một quy luật tất yếu của sự tiến hóa.
Vẫn còn quá sớm để có thể đánh giá iOS 7 là một sản phẩm thành công hay thất bại bởi người dùng phổ thông sẽ phải chờ tới mùa thu để được nâng cấp chính thức. Nhưng chúng ta vẫn hoan nghênh sự thay đổi của Apple vì đây có thể trở thành khởi đầu cho một cuộc cách mạng sâu sắc trên nền tảng iOS nhằm cạnh tranh với các thế lực đến từ Android như Samsung, HTC hay sự trỗi dậy của Nokia với Windows Phone 8.
Theo genK
Sự biến đổi của iOS qua 7 phiên bản iOS 7 vừa ra mắt tại WWDC 2013 mang tới sự thay đổi lớn nhất từ trước đến nay của Apple dành cho hệ điều hành iOS, sau khi trải qua 6 phiên bản khác nhau. Không như các hãng điện thoại khác, Apple lại sản xuất cả phần cứng và phát triển phần mềm đồng thời, để tạo ra những chiếc smartphone...