Microsoft mua lại công cụ phân tích giáo dục DataSense
Microsoft đã chính thức mua lại DataSense, nền tảng quản lý dữ liệu của công ty BrightBytes để tích hợp thêm các chức năng mạnh mẽ vào dịch vụ đám mây Azure.
Microsoft có mối quan tâm lớn đến các dịch vụ giáo dục – Ảnh: Microsoft
Sau thương vụ này, đội ngũ phát triển của DataSense sẽ tham gia vào bộ phận giáo dục toàn cầu của Microsoft.
Video đang HOT
Theo VentureBeat, DataSense – hiện thuộc sở hữu của công ty BrightBytes, là nền tảng chính được sử dụng bởi các trường học và các cơ quan giáo dục để sử dụng thông tin cũng như báo cáo cho nhà nước và các cơ quan khác. Nền tảng DataSense nhằm mục đích giảm bớt việc thu thập và kiểm soát dữ liệu sinh viên với các công cụ dựa trên đám mây phức tạp. DataSense hiện quản lý dữ liệu cho hàng triệu sinh viên của hàng trăm trường học.
Việc mua lại DataSense của Microsoft sẽ giúp công ty trở nên mạnh mẽ hơn ở thị trường phân tích giáo dục ngày càng sinh lợi, dự kiến trị giá đến 7,1 tỉ USD vào năm 2023.
Để đạt được điều này, vào năm 2016, Microsoft giới thiệu Teams for Education – bảng điều khiển dự án dựa trên đám mây dành cho các nhà giáo dục, một thành phần trong bộ Office 365 for Education. Gần đây, công cụ đã tích hợp thêm các tính năng tập trung cho giáo dục vào trong OneNote; các nội dung giáo dục mới từ BBC, Lego, NAS, PBS và Pearson vào các tai nghe thực tế hỗn hợp của Windows.
Vào tháng 6.2018, Microsoft đã mua lại Flipgrid, nền tảng video tập trung vào giáo dục. Ngoài ra, Microsoft đã hợp tác với JP và Lenovo để ra mắt các thiết bị Windows 10 S cho thị trường giáo dục, có mức giá từ 189 USD cùng với các công cụ học tập Office 365 mới dành cho sinh viên.
Theo thanh niên
Microsoft: Doanh thu tăng nhờ lĩnh vực điện toán đám mây
Nhờ đà tăng trưởng khởi sắc của lĩnh vực điện toán đám mây, doanh thu của tập đoàn công nghệ Microsoft Corp (Mỹ) trong quý IV/2018 đã tăng 12,3% lên 32,47 tỷ USD, so với mức dự báo trung bình 32,51 tỷ USD của các nhà phân tích.
Trụ sở công ty Microsoft tại Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Giá cổ phiếu của Microsoft, một trong những công ty công nghệ có giá trị thị trường lớn nhất nước Mỹ, đã giảm 3% trong phiên giao dịch ngoài giờ mặc dù lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của Microsoft cao hơn ước tính của giới phân tích. Trước đó, giá cổ phiếu Microsoft đã tăng 3,3% khi đóng cửa ngày giao dịch 30/1.
Azure, sản phẩm điện toán đám mây chủ lực của Microsoft, có mức tăng trưởng doanh thu 76% trong quý kết thúc vào ngày 31/12/2018, giảm từ mức tăng 98% của cùng kỳ năm trước đó. Doanh số bán Azure của Microsoft đã tăng 76% trong quý III/2018.
Theo Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella, kết quả kinh doanh tích cực trong lĩnh vực điện toán đám mây cho thấy mối quan hệ đối tác chặt chẽ và đang phát triển của Microsoft với các doanh nghiệp hàng đầu trong mọi lĩnh vực bao gồm bán lẻ, dịch vụ tài chính và y tế.
Microsoft dự đoán doanh thu quý I/2019 sẽ đạt 29,4-30,1 tỷ USD, so với mức dự báo 29,9 tỷ USD của các nhà phân tích. Theo Microsoft, đồng USD tăng giá đã "lấy đi" 0,2 điểm phần trăm mức tăng trưởng trong lĩnh vực kinh doanh điện toán đám mây thông minh, trong đó có Azure và các sản phẩm khác.
Nổi danh lâu nay với phần mềm Windows, Microsoft hiện đã chuyển hướng tập trung vào lĩnh vực dịch vụ điện toán đám mây chủ chốt và cạnh tranh với công ty thương mại điện tử Amazon.com. Trong tháng 1/2019, Microsoft thông báo đạt được các thỏa thuận hợp tác với Walgreens Boots Alliance Inc và Kroger Co, sau khi ký kết một thỏa thuận hợp tác có thời hạn 5 năm với Walmart Inc hồi mùa Hè 2018.
Theo TTXVN
Sau bộ phần mềm Office, toàn bộ icon của Windows 10 cũng sẽ được thiết kế lại Microsoft đang muốn Windows 10 có một chiếc áo mới hiện đại hơn và nổi bật hơn. Theo tin đã đưa trước đây, bộ phần mềm Office của Microsoft sẽ được thiết kế lại icon mới hiện đại hơn và nhiều màu sắc hơn. Tuy nhiên chưa dừng lại ở đó, Microsoft còn có kế hoạch đại tu toàn bộ icon của Office...