Microsoft lộ bằng chế nghe như phim viễn tưởng: Tận dụng sóng não của người dùng Internet để…đào tiền ảo
Mỗi khi bạn lướt web, đăng bài trên mạng xã hội hay xem một đoạn quảng cáo, hệ thống tiền ảo của Microsoft sẽ ‘thưởng’ cho bạn một đồng coin.
Theo tờ Independent, Microsoft đã đề xuất một phương pháp đặc biệt để tạo ra tiền ảo bằng cách theo dõi hoạt động não và dữ liệu sinh trắc học của chính người dùng Internet. Đây là thông tin vừa được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới công bố vào tháng cuối tháng 3, sau khi Microsoft đệ trình một bằng sáng chế mới lên tổ chức này.
Có tên gọi là “Hệ thống tiền ảo sử dụng dữ liệu từ hoạt động của cơ thể người”, bằng sáng chế này của Microsoft mô tả việc một người dùng Internet sẽ gắn các cảm biến lên cơ thể mình để ‘đào tiền ảo’.
Microsoft muốn tạo ra tiền ảo bằng cách theo dõi hoạt động não và dữ liệu sinh trắc học của người dùng Internet
Hiểu một cách đơn giản nhất, việc ‘đào coin’ của một số đồng tiền ảo thông thường như Bitcoin có thể coi là quá trình giải những phương trình toán học phức tạp. Khi người dùng giải xong, họ sẽ nhận được ‘phần thưởng’ sẽ là những đồng coin. Tuy nhiên, quá trình này cũng đòi hỏi người dùng phải sở hữu hệ thống phần cứng đặc biệt, với năng lực điện toán mạnh mẽ để có thể ‘giải mã’.
Video đang HOT
Trong khi đó, cách thức ‘đào tiền ảo’ theo như bằng sáng chế của Microsoft lại hoàn toàn khác. Khi bạn thực hiện một việc bất kỳ trên Internet, các cảm biến sinh trắc học sẽ ghi lại những thay đổi sinh học trong cơ thể bạn.
Chính những dữ liệu này sẽ được sử dụng để ‘đào coin’. Nói cách khác, mỗi khi bạn lướt web, đăng bài trên mạng xã hội hay xem một đoạn quảng cáo, hệ thống tiền ảo của Microsoft sẽ ‘thưởng’ cho bạn một đồng coin.
Một hệ thống đào tiền ảo với năng lực điện toán khổng lồ từ nghìn card đồ họa kết hợp lại
“ Sóng não hoặc thân nhiệt tỏa ra từ người dùng thực hiện các tác vụ được cung cấp bởi nhà mạng, chẳng hạn như xem quảng cáo hay sử dụng một dịch vụ Internet nhất định, có thể được tận dụng để phục vụ cho quá trình đào coin’, bằng sáng chế của Microsoft giả thích.
“ Thay vì sử dụng những hệ thống có năng lực điện toán khổng lồ để đào tiền ảo, dữ liệu tạo ra từ hoạt động trong cơ thể của người dùng có thể trở thành thuật toán đồng thuận (proof-of-work)“.
Được biết, hệ thống tiền ảo của Microsoft sẽ sử dụng một thiết bị kết nối trực tiếp với các cảm biến gắn trên cơ thể người, bao gồm máy quét MRI, máy ảnh nhiệt, cảm biến nhịp tim và cảm biến hồng ngoại. Bên cạnh sóng não và thân nhiệt, một số ‘chỉ số’ khác cũng sẽ được các cảm biến đo đạc bao gồm ‘hoạt động và chuyển động của các cơ quan nội tạng” cũng như ’sự luân chuyển của dịch trong cơ thể’.
Vẫn chưa rõ hệ thống của Microsoft sẽ được sử dụng để ‘đào’ loại tiền điện tử nào, cũng như cách thức hoạt động chi tiết của hệ thống này sẽ ra sao. Nhiều khả năng, một đồng tiền ảo hoàn toàn mới sẽ được ra mắt, kèm theo mạng blockchain đặc biệt được thiết kế riêng cho hệ thống của Microsoft.
Theo tờ Independent, Microsoft đã từ chối bình luận khi được hỏi về bằng sáng chế vừa lộ.
80.000 máy tính Windows nhiễm mã độc đào tiền ảo
Mã độc Dexphot, bắt đầu lây lan trên các máy tính Windows từ tháng 10/2018, âm thầm khai thác tiền điện tử và gửi về cho kẻ tấn công.
Theo các kỹ sư bảo mật của Microsoft, Dexphot là chủng phần mềm độc hại mới, đạt đỉnh điểm tấn công từ giữa tháng 6 với gần 80.000 máy bị ảnh hưởng.
Dexphot đạt đỉnh điểm lây nhiễm vào tháng 6/2019. Ảnh: Microsoft.
Sau khi xâm nhập thành công vào máy tính, Dexphot sử dụng một kỹ thuật gọi là "thực thi không tên" (fileless execution) để hoạt động ngầm trên máy tính và không bị các phần mềm diệt virus phát hiện.
Dexphot còn sử dụng một kỹ thuật khác gọi là "sống ngoài luồng" (LOLbins) để thực thi mã độc thông qua việc lợi dụng các tiến trình Windows một cách hợp pháp. Microsoft cho biết, Dexphot thường lạm dụng msiexec.exe, unzip.exe, rundll32.exe, scht task.exe và powershell.exe để chạy thay vì tự kích hoạt chính nó, khiến hệ thống không thể phân biệt mã độc này với các ứng dụng nội bộ khác sử dụng tiện ích của hệ điều hành Windows.
Những năm gần đây, các phần mềm diệt virus có thêm tính năng cập nhật chủng mã độc mới dựa trên đám mây theo thời gian thực, trong đó liệt các mã độc dùng LOLbins vào danh mục quản lý nghiêm ngặt. Tuy nhiên, Dexphot lại sử dụng một kỹ thuật khác "cao tay" hơn là Đa hình (polymorphism), tức liên tục thay đổi các thành phần của nó. Theo Microsoft, mã độc này cứ 20-30 phút lại đổi tệp và liên kết (URL). Có nghĩa, khi phần mềm diệt virus vừa cập nhật liên kết nhiễm độc cũ, Dexphot đã có cách lây nhiễm mới, luôn đi trước các ứng dụng bảo mật.
Hazel Kim, nhà phân tích phần mềm độc hại của nhóm nghiên cứu bảo mật ATP (thuộc Microsoft Defender), đánh giá Dexphot là botnet phức tạp nhưng lại làm nhiệm vụ "tầm thường" là khai thác tiền điện tử thay vì đánh cắp dữ liệu quan trọng của người dùng. "Dexphot không dùng kiểu tấn công tạo ra sự chú ý như mã độc chính thống. Nó chỉ làm nhiệm vụ tương tự mã độc bình thường khác phổ biến trong giới tội phạm mạng, đó là âm thầm cài đặt lên máy tính mục tiêu và tận dụng để tạo doanh thu cho kẻ tấn công", Kim giải thích.
Tuy nhiên, ông cũng lưu ý Dexphot là "sự minh họa cho mức độ phức tạp và tốc độ tiến hóa của các mối đe dọa trực tuyến hàng ngày, các biện pháp trốn tránh của hacker ở tầm cao mới thúc đẩy bởi lợi nhuận". Microsoft tuyên bố đã triển khai các biện pháp đối phó để cải thiện việc phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công gây ra bởi Dexphot.
Theo vnexpress
Đây là lí do bạn nên tạm ngừng sử dụng Internet Explorer ngay lập tức Một lỗ hổng bảo mật đã bị phát hiện trong trình duyệt Internet Explorer song Microsoft chưa tung ra một bản vá lỗi. Microsoft mới đây xác nhận một lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng tới người dùng Internet Explorer đang bị tận dụng bởi các hacker song hãng chưa có kế hoạch khắc phục nó trong thời gian ngắn trước mắt. Microsoft...