Microsoft đưa internet về vùng nông thôn Mỹ
Microsoft vừa hợp tác với Native Network nhằm đưa internet băng thông rộng đến 73.500 người sống trong các cộng đồng nông thôn ở các tiểu bang Washington và Montana của Mỹ.
Nhiều người dân tại các vùng nông thôn của Mỹ sẽ sớm được truy cập internet băng thông rộng
Theo Neowin, đây là hướng đi tiếp theo sau khi Microsoft đề xuất một chương trình trị giá 10 tỉ USD mang tên Rural Airband Initiative (RAI) vào năm ngoái nhằm hướng tới việc cung cấp internet tốc độ cao cho những người sống ở các cộng đồng nông thôn trên toàn nước Mỹ.
Sau đó vào tháng 7.2018, Microsoft hợp tác với RADWIN để thúc đẩy mục tiêu của mình, trong khi các thỏa thuận với Agile Networks và Network Business Systems diễn ra vào những tháng sau đó cho cùng mục đích.
Dữ liệu của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) cho thấy hiện tại, 10% người dân sống ở vùng nông thôn Washington và 40% người dân sống ở vùng nông thôn Montana không có quyền truy cập internet tốc độ cao. Báo cáo cũng đề cập rằng 35% người Mỹ sống trong các khu vực bộ tộc nhỏ phải đối mặt với mối quan tâm tương tự. Chính vì vậy, Native Network dự kiến sẽ triển khai các mạng internet không dây ở nhiều vùng đất bộ lạc khác nhau trên khắp các bang nói trên, bao gồm cả Flathead Reservation ở Montana. Hơn nữa, Lummi Nation và Swinomish Tribe ở Washington cũng sẽ được phục vụ.
Video đang HOT
Chủ tịch Microsoft Brad Smith, thống đốc bang Washington Jay Inslee, thống đốc bang Montana Steve Bullock và CEO Native Network Jenny Rickel đều bày tỏ niềm vui về những lợi ích tiềm năng của kết nối không dây mà thỏa thuận này mang lại cho những người sống ở cả hai bang.
Các công nghệ khác nhau sẽ được sử dụng trong việc cung cấp truy cập băng thông rộng, bao gồm cả TV White Spaces – công nghệ mà Microsoft rất sành sỏi. TV White Spaces được Microsoft triển khai lần đầu tiên ở châu Phi vào năm 2015.
Với thỏa thuận mới này, Microsoft hy vọng rằng công ty đã tạo ra một bước tiến quan trọng hướng tới mục tiêu cung cấp truy cập internet băng thông rộng cho 2 triệu người dùng trên khắp vùng nông thôn Mỹ trong vòng 4 năm tới.
Theo Báo Mới
Bản đồ 420 đường cáp Internet, trải dài 1,1 triệu kilomet dưới đáy biển trên khắp thế giới
Hiện nay, 99% kêt nôi Internet toan câu do hệ thống cáp ngầm dưới đáy biển chịu trách nhiệm. Dưới đây là bản đồ cap Internet toan câu kèm theo đó là những thông tin ấn tượng về băng thông và các khu vực bảo dưỡng do Ben Pollock tạo ra.
Lich sư phat triên cua cap biển
Năm 1858, cáp biển xuyên lục địa đầu tiên, chay tư Ireland đên Newfoundland được lắp đặt. Nhờ đó mà người ta có thể truyền thông điện báo giữa Anh và Canada, mặc dù chỉ giới hạn vai tư môi giơ và rất tốn kém nhưng đây vẫn là cach truyên thông co tôc đô nhanh nhât ma loai ngươi tưng co tại thời điểm đó.
Bản đồ các đường cáp dưới đáy biển.
Việc có thể giao tiếp một cách tức thì giữa hai đia điêm cach xa nhau là một điều kỳ diệu và nó đã khiến cáp ngầm phát triển bùng nổ. Đến năm 1900, dưới đáy đại dương đã có hơn 200.000 km cap đươc lăp đăt.
Đến năm 1956, những đương cap điên thoai xuyên Đai Tây Dương đầu tiên đã được đưa vào sử dụng. Và đường cáp quang đầu tiên kết nối châu Âu va châu My cũng xuất hiện vào năm 1988.
Với công nghệ cáp quang, thông tin được truyền tải với một lượng lớn, tốc độ nhanh và tiết kiệm. Theo thời gian, tốc độ truyền tải liên tục được tăng cao và hiện tại cap quang co thê truyên 160 terabit môi giây.
Hiện tại, dưới đáy các đại dương trên toàn thế giới có khoảng hơn 420 đương cap ngâm đang hoat đông, trai dai 1,1 triệu km kết nối mọi nơi trên thế giới dù là Vòng Bắc Cực hay các hòn đảo xa xôi ở Thái Bình Dương. Nơi tập trung nhiều đường cáp nhất là các khu vực có nền kinh tế thông tin phát triển như New York va Singapore.
Câu tao cua môt sơi cap quang.
Ai la ngươi sơ hưu cap biên dươi đay đai dương?
Thông thương, những đường cáp sẽ thuộc sở hữu của các công ty tư nhân hoăc cac liên doanh đươc thanh lâp bơi nhưng nha mang. Nhưng hiện nay ngày càng có nhiều đường cáp mới được xây dựng bởi cac nha cung câp nôi dung như Google va Microsoft bởi nhu cầu lớn của điện toán đám mây.
Hiện nay, một số phương thức cung cấp kết nối Ineternet khác cũng đang được các hãng công nghệ lớn đầu từ như vê tinh găn trên khinh khi câu hoăc may bay không ngươi lai
Theo Quan Tri Mang
Chuyển đổi số sẽ có tác động thế nào tới châu Á - Thái Bình Dương? Thực hiện chuyển đổi số là một đòi hỏi cấp thiết đối với các nhà sản xuất, trong đó có khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo các số liệu mới được Microsoft công bố, GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt thêm 387 tỉ USD vào năm 2021 và tăng thêm 1%...