Microsoft chi 1,2 tỷ USD thôn tính mạng xã hội
Hôm qua (25/6), Microsoft đã công bố việc mua lại mạng xã hội Yammer với giá 1,2 tỷ USD, nhằm mang lại các tính năng chia sẻ giống như Facebook cho các ứng dụng văn phòng Office đang được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Yammer chuyên tạo ra các mạng xã hội cá nhân để các nhân viên trong cùng một văn phòng có thể giữ các tab mà đồng nghiệp đang làm việc trên đó. Tính năng này tương tự với cách mạng xã hội Facebook, cho phép bạn bè và người thân theo dõi những gì đang xảy ra trong cuộc sống cá nhân của nhau.
Yammer có khoảng 5 triệu người đăng ký sử dụng tại hơn 200 nghìn công ty trên toàn cầu. Dịch vụ này chủ yếu cho phép các nhân viên sử dụng các công cụ miễn phí để thiết lập mạng riêng trong công ty của họ. Khi mạng được sử dụng rộng rãi, Yammer cố gắng bán các tính năng tinh vi hơn cho các công ty đó.
Thương vụ này được công bố vào hôm qua (25/6), sau gần hai tuần đàm phán với Yammer, thể hiện nỗ lực mới nhất của Microsoft để thích nghi với thay đổi lớn trong ngành công nghiệp công nghệ, thúc đẩy nhu cầu các dịch vụ kết nối Internet và các công cụ mạng xã hội nhiều hơn.
Video đang HOT
Những thay đổi lớn trong ngành công nghiệp đang đe dọa loại nhà sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới – Microsoft ra khỏi nhịp điệu phát triển và cuối cùng làm giảm lợi nhuận từ việc bán hệ điều hành và một loạt các ứng dụng được thiết kế chủ yếu dành cho các máy tính cá nhân.
Bằng chứng cho sự chuyển biển này phải kể tới việc, năm ngoái Microsoft đã chi 8,5 tỷ USD dành cho dịch vụ chat video trên Internet – Skype trong một thương vụ mua lại lớn nhất trong lịch sử.
Tuần trước, Microsoft đã tiết lộ máy tính bảng mang thương hiệu của hãng – Surface để cạnh tranh với iPad của Apple. Microsoft đã thiết kế Surface chạy trên hệ điều hành Windows 8, đây được coi là thay đổi lớn nhất đối với hệ điều hành của hãng này trong gần hai thập kỷ qua.
Giám đốc điều hành của Microsoft – Steve Ballmer đang tính tới việc các công cụ chia sẻ của Yammer sẽ giúp ứng dụng của Microsoft được người dùng ưa chuộng hơn, gồm các chương trình bảng tính (excel) và word. Điều này sẽ giúp hãng cạnh tranh với Google vì gã khổng lồ tìm kiếm đã cung cấp các chương trình tương tự miễn phí chạy trên Internet, đây chính là mối đe dọa lớn nhất gây hại cho “con bò đẻ trứng vàng” của Microsoft.
Ballmer cho rằng: “Hãy nghĩ Yammer như một phần cơ bản của ứng dụng Office”. Tuy nhiên, Microsoft chưa cho biết bao giờ thương vụ này hoàn tất.
Theo vietbao
Nhiều cơ quan chính phủ châu Á sử dụng Microsoft Lync
Giải pháp truyền thông hợp nhất Lync của Microsoft được đón nhận nồng nhiệt tại châu Á và được sử dụng trong cả các cơ quan chính phủ của một số quốc gia, như Bộ Quốc phòng Campuchia hay Ngân hàng Thái Lan.
Lync là giải pháp được Microsoft cung cấp từ năm 2009, có khả năng tích hợp tin nhắn, hỗ trợ âm thanh hình ảnh trong những cuộc họp trực tuyến, kết nối những ứng dụng hiện tại của các cơ quan, văn phòng như Microsoft Office, Sharepoint và Exchange với một giao diện thân thiện.
Trong xu thế hiện đại với những cạnh tranh ngày càng gia tăng, dù là công ty mới thành lập hay các tập đoàn đa quốc gia, hay ngay cả các bộ, ban ngành thuộc chính phủ, cũng đang tìm mọi cách để giảm thiểu chi phí đi lại, cộng tác, các cuộc gọi đường dài tốn kém, đặc biệt là chi phí điều hành hệ thống CNTT. Song song đó, các tổ chức vẫn mong muốn tìm được giải pháp đáp ứng luôn cả mục tiêu gia tăng năng suất.
"Các doanh nghiệp trên toàn châu Á đang dần lựa chọn Microsoft làm nhà cung cấp nền tảng truyền thông hợp nhất bởi họ nhận ra lợi ích rõ ràng của một giải pháp tích hợp so với việc vất vả kết hợp nhiều công nghệ khác nhau", ông Andrew Pickup, Tổng giám đốc điều hành Tiếp thị, Microsoft Châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ.
"Microsoft Lync cho phép các doanh nghiệp hợp nhất cơ sở hạ tầng truyền thông của họ và giảm thiểu tổng chi phí dành cho thông tin liên lạc, đồng thời mang lại một mạng lưới truyền thông đáng tin cậy và có chất lượng cao cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng", ông Pickup nhấn mạnh. Nghiên cứu được Forrester Consulting tiến hành vào năm 2010 về "Các tác động kinh tế" cho thấy, với một tổ chức phức tạp, Microsoft Lync2010 mang lại tỉ suất lợi nhuận (ROI) sau khi điều chỉnh rủi ro lên tới 337%, với 6,35 triệu đô la Mỹ chi phí được tiết kiệm trong vòng 3 năm, và thời gian hoàn vốn là 12 tháng (Theo Các tác động kinh tế của Microsoft Lync Server 2010 - nghiên cứu của Forrester Consulting, tháng 11 năm 2010)
Nhận ra các lợi ích hữu hình về tiết kiệm chi phí và thời gian ngay thời điểm triển khai, rất nhiều tổ chức lớn nhỏ trên toàn châu Á - Thái Bình Dương đã tín nhiệm và sử dụng Microsoft Lync và lượng triển khai tăng lên gần 3 lần kể từ năm 2011.
Tại Thái Lan, những bất ổn về chính trị vào năm 2010 đã khiến việc đưa ra các chính sách phục hồi sau khủng hoảng và duy trì hoạt động kinh doanh trở nên vô cùng cấp bách đối với rất nhiều tổ chức. Đặc biệt, Ngân hàng Thái Lan, với vai trò là ngân hàng trung ương, cần đưa ra các quyết định và hợp tác với các tổ chức tài chính khác. Tuy nhiên ngân hàng này đã phải đối mặt với rất nhiều hạn chế và rào cản do các phương tiện liên lạc mà họ được trang bị chỉ bao gồm điện thoại và máy fax.
"Chúng tôi đã làm việc với tất cả các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác để đánh giá hệ thống liên lạc của họ và quyết định triển khai Microsoft Lync làm nền tảng chung để liên lạc với ngân hàng trung ương trên nhiều mạng lưới, thông qua thiết bị đa dạng", ông Permsuk Sutthinoon, Giám đốc phụ trách bộ phận CNTT, ngân hàng Thái Lan cho biết.
Tại Hàn Quốc, Hyundai Oilbank, một hãng dầu khí toàn cầu chuyên lọc và cung cấp 390.000 thùng dầu thô cho thị trường nội địa và nước ngoài, đã triển khai nền tảng Truyền thông hợp nhất của Microsoft vào tháng 5 năm nay, nhằm hỗ trợ nhân viên liên lạc hiệu quả hơn. "Trước đây chỉ có 20-30% người dùng truy cập vào hệ thống tin nhắn, tuy nhiên hiện tại con số đó là 100%." ông Byeonggwon Kim, Giám đốc Hyundai Oilbank, chia sẻ. "Hơn 77% lượng phản hồi trong một khảo sát hài lòng với hệ thống mới và chúng tôi hi vọng con số này sẽ tăng lên sau khi hoàn tất việc tích hợp Truyền thông hợp nhất với các hệ thống tin nhắn khác như Yahoo và MSN cho những ai đòi hỏi các hệ thống tin nhắn khác phù hợp với công việc của họ."
Giải pháp của Microsoft còn được đón chào tại Bộ Quốc Phòng Campuchia, khả năng tích hợp Microsoft Lync với các thiết bị sẵn có, trong khi vẫn duy trì bảo mật liên lạc nhờ giao thức mã hóa cao được cài đặt sẵn là điều kiện thiết yếu để Bộ Quốc phòng Campuchia quyết định triển khai Microsoft Lync.
"Nếu tiến hành liên lạc quân sự một cách truyền thống thì có thể dùng radio, tuy nhiên thiết bị này chỉ giới hạn trong một khu vực nhất định. Vị tướng chỉ huy lại có thể đang ở lãnh thổ khác. Nhưng nhờ Microsoft Lync, có thể sử dụng chiếc smartphone của mình để liên lạc với kênh radio kể cả đang trong trận chiến," Ông Sampath Perera, Tổng giám đốc Techenture Consulting, công ty triển khai hệ thống phát biểu. "Lợi ích chính là khách hàng sẽ không phải đầu tư các phương tiện khác nhau cho các kênh liên lạc khác nhau như điện thoại cố định, máy fax, hệ thống email, trò chuyện và tin nhắn riêng, bạn có thể tích hợp tất cả các thiết bị, giúp tiết kiệm chi phí và hơn thế tiền bạc vào việc kiểm soát IP."
Theo vietbao
AutoCAD LT 2013: Thiết kế 2D hiệu quả Phần mềm phác thảo và vẽ chi tiết AutoCAD LT® 2013 nâng cao hiệu quả làm việc với những tính năng được cải tiến và công nghệ DWG mới nhất, mở rộng môi trường làm việc với dịch vụ đám mây Autodesk 360 và kết nối, cộng tác mọi nơi. Đây cũng là phần mềm mang đến những công cụ thiết kế hiệu...