Microsoft cần làm gì để mang lại thành công
Khi mà ngành công nghệ đang thiệt hại nặng nề, những hãng công nghệ lại phải vật lộn tìm kiếm hướng đi để giành một vị trí vững chắc thoát khỏi sự khó khăn.
Còn nhớ, vào năm 2002, Microsoft dường như không hề thiếu thốn về tài chính so với Apple. Giá trị mỗi cổ phiếu của Apple vào thời điểm đó là khoảng 7,25 USD, trong khi của Microsoft cao hơn rất nhiều trong hầu hết các năm của thập kỉ đã qua, chỉ chạm đáy khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng vào năm 2009.
Tuy nhiên, sự thiếu sáng tạo của Microsoft so với Apple đã nhanh chóng khiến hãng sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới dần bị tụt lại phía sau.
Về cơ bản, tablet Surface được đánh giá là kém, Windows 8 không gây cảm hứng, không giúp thu hẹp khoảng cách tăng trưởng giữa PC với tablet và smartphone đang làm mưa làm gió, lượng PC lần đầu tiên giảm vào năm ngoái sau nhiều năm tăng trưởng, 2 sản phẩm thành công của hãng là Office và Xbox phải đối diện với những thách thức riêng từ các đối thủ cạnh tranh bên ngoài hiến chúng không xuất hiện trong chu kì cập nhật mới nhất. Nếu Xbox kinh doanh thấp, nó sẽ sớm được đưa vào “nhà kho” của Microsoft.
Vậy làm thế nào để Microsoft có thể ngăn chặn những điều xấu xảy ra với mình? Dưới đây là một số lựa chọn mà Microsoft cần làm lúc này để có thể vực dậy.
Hãy mang Bill Gates trở lại
Sẽ là một ý tưởng tốt nếu mang Bill trở lại. Hãy nhớ rằng, khi Steve Jobs trở lại Apple, ông đã vực dậy một công ty đang khó khăn để đi đến thành công như hiện nay, điều đó có nghĩa Bill Gates cần quay trở lại Microsoft lúc này.
Bill trở lại sẽ giúp nhận thức về thương hiệu Microsoft tốt hơn, bởi ông có lẽ không còn nhạy bén trong kinh doanh như cuối những năm 90. Vào thời điểm đó, Bill là một trong những doanh nhân đáng sợ nhất trên thế giới, một trong những nhà lãnh đạo của Microsoft trong các hoạt động liên quan đến vấn đề chống độc quyền lớn nhất với chính phủ Mỹ.
Khoảng thời gian này, bạn nhìn thấy một Bill Gates phiên bản 2.0, một nhà hảo tâm quan trọng nhất của thế giới, vị cứu tinh của châu Phi và nguồn tài trợ kinh phí cho các trường học nghèo ở Mỹ. Hồi ở Microsoft thời hoàng kim, hình ảnh ông dành cho Microsoft là công ty có những mức giá “chặt chém”, đáng sợ, còn giờ đây ông sẽ mang lại một cái nhìn mới cho công ty là một cái nhìn đầy tính vị tha và nhân văn.
Ít nhất là trong nhận thức của công chúng, ông sẽ cần phải tìm ra cách để làm cho Microsoft trở thành một chi nhánh của quỹ “Bill and Melinda Gates Foundation”. Cho dù đó chỉ là một hành động từ thiện, đóng góp tiền cho các hoạt động bảo vệ cộng đồng… thì thay đổi nhận thức đối với Microsoft sẽ là niềm hi vọng lớn và tốt nhất cho thế giới. Đó là một chiến lược tiếp thị khá mạnh mẽ, và để làm điều này thì chỉ có Bill Gates 2.0 mới có thể mang lại cho công ty.
Cần có một hướng đi vững chắc
Ngày nay, Microsoft luôn là người xếp sau dù công ty đưa ra những ý tưởng của mình rất sớm. Như ở lĩnh vực điện thoại di động, Microsoft đã từng thành công với Windows Mobile, nhưng nay công ty đã để 2 đối thủ Apple và Google thôn tính thị trường hệ điều hành di động. Còn ở lĩnh vực tablet, một vài năm trước người dùng đã bắt đầu làm quen với phiên bản Tablet PC của Windows XP, nhưng sự thực công ty cũng đang thất thế trước 2 đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Apple và Google. Và cả ngành điện toán đám mây, Microsoft cũng gia nhập nhưng đến nay sự thành công của hãng vẫn chưa cao, chỉ ở một vài phần trăm thị phần mà thôi.
Apple đã hình thành một tiêu chuẩn cho sản phẩm của mình là dễ sử dụng, từ đó công ty đưa ra các hướng đi mới cho các thị trường nhằm mang lại những giải pháp dễ dàng tiếp cận hơn. Microsoft cũng cần phải bắt đầu suy nghĩ trước với sản phẩm của mình, chẳng hạn với Kinect để có thể giúp sản phẩm cạnh tranh tốt hơn so với các đối thủ trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị tương tác.
Không nên quá phụ thuộc vào Windows
Microsoft giờ trở thành một công ty chỉ bán sản phẩm Windows. Nền tảng Windows đã thâm nhập vào quá nhiều vào các sản phẩm khác của Microsoft, giúp công ty tạo ra mối quan hệ đối tác tốt với Nokia và HTC, gần đây nhất là mở rộng đối tác với HP trong thị trường tablet lai laptop.
Báo cáo từ bộ phận kinh doanh Windows của Microsoft cho biết, công ty có những bước tăng trưởng tài chính vững chắc trong quý cuối cùng của năm ngoái nhờ vào việc phát hành Windows 8.
Video đang HOT
Tuy nhiên, là một công ty riêng biệt, Microsoft có thể tập trung vào một hệ điều hành mang tính cách mạng, nhưng lại không có sự can thiệp từ các bộ phận khác. Rõ ràng, các bộ phận khác của Microsoft cần phải đưa ra một nền tảng riêng để có thể làm việc với tất cả mọi thứ không liên quan đến Windows, làm cho chúng nhanh nhẹn hơn trong tương lai.
Rõ ràng, không phải dễ dàng gì để Microsoft rời khỏi Top 500 của Fortune, nhưng với những ý tưởng đơn giản, Microsoft khó có thể đảm bảo bản thân ở một nơi nhất định trong sự tiến bộ công nghiệp trong tương lai. Ngay từ bây giờ, công ty cần phải thay đổi.
Theo genK
Những sản phẩm thất bại của "ông tổ" Windows Phone
Hiện nay nền tảng Windows Phone đã trở nên rất phổ biến trong lĩnh vực di động. Trong tương lai, rất có thể hệ điều hành này sẽ cùng với Android và iOS tạo thành cuộc đua "tam mã" đầy gay cấn. Nhưng ít người biết rằng, giai đoạn trước khi Windows Phone 7 ra đời thì tiền thân của nó là Windows Mobile đã gặp phải không ít sóng gió.
Windows Mobile là một hệ điều hành loại thu gọn kết hợp với một bộ các ứng dụng cơ bản cho các thiết bị di động dựa trên giao diện lập trình ứng dụng Win32 của Microsoft. Các thiết bị chạy Windows Mobile bao gồm Pocket PC, Smartphone, Portable Media Center, và các máy tính lắp sẵn (on-board) cho một số loại ô tô. Ngoài ra, một số máy tính xách tay loại nhỏ (ultra-portable notebook) cũng có thể sử dụng hệ điều hành này. Windows Mobile được thiết kế để có giao diện và các tính năng tương tự với các phiên bản máy tính bàn dùng hệ điều hành của Windows. Xuất hiện lần đầu với tên hệ điều hành Pocket PC 2000, Windows Mobile đã được nâng cấp vài lần, phiên bản cuối cùng là Windows Mobile 6.
Nhìn chung, Windows Mobile được coi là một hệ điều hành thất bại toàn diện của Microsoft. Không có nhiều hãng phần cứng thực sự mặn mà với nó, trong khi giá thiết bị đầu cuối cao và thiếu ổn định khiến hệ điều hành này chỉ đến được với một số nhỏ người dùng thiết bị di động. Sau đây, chúng ta hãy cùng điểm qua một số thiết bị gây thất vọng chạy hệ điều hành Windows Mobile.
Acer M900
Acer đã tham gia thị trường di động từ khá lâu, nhưng sự hiện diện của hãng là rất nhạt nhòa. Trở lại thời điểm năm 2009, Acer đã phát hành chiếc điện thoại M900 chạy hệ điều hành Windows Mobile.
M900 khi đó sở hữu một số tính năng khá hấp dẫn như bàn phím QWERTY dạng trượt hay bộ cảm biến dấu vân tay độc đáo. Song bộ nhớ RAM quá thấp đã cản trở chiếc điện thoại này thực hiện các tác vụ cơn bản. Cụ thể là thao tác lướt web cực kỳ ì ạch làm người dùng không khỏi thất vọng.
Đánh giá điện thoại Acer M900.
GIGABYTE GSmart t600
Thoạt nhìn GIGABYTE GSmart t600 giống một chiếc máy nghe nhạc hơn là một smartphone. Máy sử dụng đèn nền neon đối với các phím bấm vật lý. Đây là smartphone đầu tiên chạy Windows Mobile cho phép người dùng xem TV kỹ thuật số (DVB-T). Tuy nhiên, thời lượng pin rất kém và âm thanh chất lượng thấp đã phá hỏng mọi trải nghiệm trên GIGABYTE GSmart t600.
HP IPAQ 500
HP IPAQ 500 là một trong những chiếc điện thoại hiếm hoi hỗ trợ kết nối Wi-Fi vào thời điểm năm 2007. Tuy nhiên, máy có chất lượng màn hình cực thấp với độ phân giải 176x220 pixel cho màu sắc tối và nhạt nhòa.
HTC Snap CDMA
HTC Snap CDMA sử dụng cách bố trí bàn phím QWERTY kết hợp ngay ở mặt trước thiết bị. Tuy vậy kết nối mạng CDMA không được nhiều người dùng sử dụng. Bên cạnh đó, thay vì sử dụng trackball điều hướng như ở bản gốc, thì bản CDMA lại lựa chọn phím điều hướng 5 chiều khiến thao tác trở nên khó khăn hơn.
Samsung OmniaPRO B7330
Samsung OmniaPRO B7330 là một thiết bị sinh ra không gặp thời. Máy cũng có thiết kế với bàn phím QWERTY như HTC Snap CDMA nhưng phải chịu sự cạnh tranh quá gay gắt từ các thiết bị BlackBerry. Vài năm trước, các smartphone BlackBerry gần như không có đối thủ trong lĩnh vực người dùng doanh nghiệp. Do đó, Samsung OmniaPRO B7330 cũng sớm "chết yểu" khi mới ra mắt.
Đánh giá điện thoại Samsung OmniaPRO B7330.
Eten DX900
Rất tự hào với tính năng hỗ trợ 2 SIM khi ra mắt nhưng Eten DX900 của Acer không được cộng đồng thế giới đón nhận. Đặc biệt, ngoài khu vực châu Á thì không mấy thị trường mặn mà với tính năng hỗ trợ 2 SIM.
Eten M600
Trở lại năm 2006, khi đó phần cứng của Eten M600 được đánh giá rất cao với bộ nhớ RAM 256 MB cùng vi xử lý 400 MHz. Tuy nhiên, chiếc điện thoại này lại có vô vàn nhược điểm đi kèm. Điển hình là âm lượng nhạc chuông quá nhỏ, chức năng đàm thoại tệ hại từ cả phần nghe và nói, âm thoại bị "bóp nghẹt" và lẫn nhiều tiếng ồn. Bên cạnh đó, các phím cứng ở phần mặt trước không có đèn nền nên sử dụng khi trời tối rất bất tiện.
Acer neoTouch S200
Acer neoTouch S200 đi kèm với thông số phần cứng hấp dẫn đến từ bộ xử lý tốc độ tới 1 GHz nhưng phần mềm của máy lại được thiết kế hời hợt, cẩu thả dẫn tới khả năng tối ưu phần cứng không đạt yêu cầu. Mặc dù được tích hợp Facebook hay YouTube nhưng trải nghiệm đều rất tệ với tốc độ chậm chạp.
GIGABYTE GSmart MS820
Là chiếc điện thoại Windows Mobile tầm trung khi ra mắt, GIGABYTE GSmart MS820 được trang bị bộ xử lý Marvel PXA270 tốc độ 520 MHz. Song chỉ sở hữu 128 MB RAM khiến hiệu suất hoạt động của thiết bị không cao. Ngoài ra, mặc dù sở hữu camera sau tới 5 MP nhưng chất lượng ảnh chụp gây thất vọng lớn ngay cả khi so sánh với những thiết bị có camera 3,2 MP.
Toshiba TG01
Bạn sẽ thắc mắc tại sao Toshiba TG01, chiếc điện thoại đầu tiên được trang bị vi xử lý Qualcomm Snapdragon tốc độ 1 GHz lại ở trong danh sách này. Nguyên nhân chủ yếu do máy có chất lượng cuộc gọi rất chán và thiết kế có phần "hơi thô".
Đánh giá điện thoại Toshiba TG01.
i-mate JAQ3
i-mate JAQ3 có thiết kế theo dạng bàn phím QWERTY cứng ở mặt trước giống các dòng điện thoại BlackBerry. Tuy nhiên, máy lại bố trí phần diện tích màn hình nhỏ trong khi diện tích chứa phím cứng khá lớn tạo nên kích thước có phần "quá khổ". Bên cạnh đó, chất lượng hiển thị của màn hình cũng tương đối kém.
Đánh giá điện thoại i-mate JAQ3.
LG Incite
LG Incite là chiếc điện thoại bị rất nhiều người than phiền. Trước tiên, máy được gia công sơ sài, nhìn rẻ tiền và không có gì nổi bật. Màn hình cảm ứng của LG Incite có độ phản hồi kém, nhiều khi bạn phải nhấn vài lần thì máy mới chịu hoạt động tiếp.
Eten M810
LG Incite vẫn chưa phải chiếc điện thoại Windows Mobile tệ nhất, danh hiệu này xứng đáng được dành cho Eten M810. Máy có thiết kế bàn phím QWERTY dạng trượt nhưng các phím bấm được làm theo kiểu "không giống ai" khiến thao tác nhập liệu trở nên cực kỳ khó khăn và thiếu chính xác. Đi kèm với đó là hiệu suất làm việc ì ạch, lướt web hay GPS đều chậm đến bực mình.
Đánh giá điện thoại Eten M810.
Theo genK
Microsoft chơi trội với chiếc "TV khổng lồ" 120 inch Tuy Microsoft không phải là một hãng sản xuất TV, nhưng điều đó không có nghĩa là người khổng lồ phần mềm không thể sở hữu chiếc TV hiện đại nhất thế giới. Đây là thiết bị Microsoft đặt tại Trung tâm Tầm nhìn Tương lai của hãng ở Seattle nhằm trình chiếu những mô phỏng về ngôi nhà của tương lai. Với...