Microsoft cam kết trở thành công ty không chất thải vào năm 2030
Không lâu sau khi tuyên bố cam kết trung tính carbon vào năm 2030, Microsoft tiếp tục mở rộng nỗ lực chống biến đổi khí hậu bằng kế hoạch không rác thải trong năm 2030.
Microsoft tiếp tục mở rộng cam kết đối với chống biến đổi khí hậu
Theo Neowin, Microsoft tuyên bố tất cả hoạt động, sản phẩm và bao bì trực tiếp của Microsoft sẽ không lãng phí vào năm 2030. Để làm điều này, công ty sẽ giảm “gần như tất cả chất thải” khi tạo ra và tái sử dụng hoặc tái chế chất thải từ các hoạt động và sản phẩm của mình. Mục tiêu là đến năm 2030, việc sản xuất các thiết bị và hộp đựng Surface đều dựa trên vật liệu có thể tái chế, cùng việc loại bỏ 90% chất thải có nguồn gốc từ các cơ sở và trung tâm dữ liệu của công ty.
Cam kết này đòi hỏi một loạt bước, bắt đầu bằng việc giới thiệu các trung tâm hình tròn, đặt bên cạnh các cơ sở và khu vực trung tâm dữ liệu. Khi ngừng hoạt động một máy chủ, các trung tâm hình tròn sẽ cho phép Microsoft xác định tại chỗ bộ phận nào có thể được tái chế, tái sử dụng hoặc bán.
Microsoft đã thí điểm khái niệm này tại trung tâm máy chủ ở Amsterdam (Hà Lan) và cho biết họ đã giảm thời gian ngừng hoạt động của máy chủ, tăng tính khả dụng của các bộ phận mạng và các đối tác, giảm chi phí vận chuyển máy chủ mới đến địa điểm này. Khi mở rộng khái niệm, Microsoft cho biết các trung tâm hình tròn có thể tăng khả năng tái sử dụng các máy chủ và linh kiện lên 90% vào năm 2025.
Video đang HOT
Microsoft cũng tuyên bố họ sẽ loại bỏ nhựa sử dụng một lần khỏi bao bì của các sản phẩm chính từ doanh nghiệp cũng như trong các trung tâm dữ liệu công ty vào năm 2025. Công ty cũng tài trợ khoản tiền trị giá 30 triệu USD vào quỹ Closed Loop Partners để thúc đẩy phát triển các sản phẩm giúp giảm chất thải trong các ngành công nghiệp khác nhau.
CCleaner bị Microsoft cảnh báo không nên cài
CCleaner bị cảnh báo vì lén lút cài các ứng dụng cùng công ty Piriform trên máy tính người dùng.
CCleaner - ứng dụng dọn dẹp và tối ưu hóa máy tính Windows phổ biến nhất hiện nay với hơn 2,5 tỷ lượt tải xuống đã bị Microsoft Defender gắn thẻ là "phần mềm không mong muốn, tiềm ẩn rủi ro" (potentially unwanted software).
Theo giải thích của Microsoft, "phần mềm không mong muốn, tiềm ẩn rủi ro" đề cập đến các ứng dụng không chứa mã độc nhưng có thể làm nhiều thứ mà người dùng không muốn, ví dụ như lén lút cài thêm phần mềm khác.
Hàng loạt ứng dụng sẽ được cài thêm trong quá trình cài đặt CCleaner phiên bản miễn phí hoặc dùng thử 14 ngày.
Được đổi tên từ Windows Defender, Microsoft Defender là phần mềm bảo mật có sẵn trên Windows.
Theo Microsoft, CCleaner bị xem là phần mềm không mong muốn bởi bản miễn phí của ứng dụng này tự cài đặt các ứng dụng thuộc Piriform.
Dù các phần mềm cài theo không chứa mã độc, chúng có thể chiếm dung lượng ổ cứng, ảnh hưởng đến hiệu năng máy, khiến người dùng khó chịu.
Nhà phát triển CCleaner, Piriform được hãng phần mềm Avast mua lại năm 2017. Từ đó, CCleaner bị phàn nàn vì cài thêm quá nhiều thứ, chủ yếu là các phần mềm cũng do Avast sở hữu.
Piriform từng bị chỉ trích vì không cho người dùng tắt tính năng thu thập dữ liệu, tự cập nhật CCleaner khi chưa được cho phép.
Năm 2019, Microsoft đã tạm thời cấm đăng nội dung liên quan đến CCleaner trên trang cộng đồng chính thức.
Phần mềm dọn dẹp máy tính phổ biến trên Windows bị Microsoft đưa vào danh sách phần mềm không mong muốn tiềm ẩn.
Theo TechRadar, một số ứng dụng được cài thêm khi cài CCleaner như Google Chrome, Google Toolbar, Avast Free Antivirus và AVG Antivirus Free. Đáng chú ý khi Piriform thuộc sở hữu của Avast, và Avast cũng sở hữu AVG.
Microsoft nhấn mạnh những phần mềm cài theo CCleaner hoàn toàn không độc hại, tuy nhiên cách mà chúng được cài lên máy khá âm thầm. Tuy trình cài đặt có tùy chọn không cài thêm ứng dụng, một số người vẫn vô tình để CCleaner cài đặt chúng.
Trả lời TechRadar, đại diện CCleaner cho biết đang làm việc với Microsoft để tìm hiểu lý do đưa CCleaner vào danh sách phần mềm không mong muốn. Người này khẳng định lý do mà Microsoft đưa ra đã được khắc phục.
Apple mua 20 công ty AI trong 10 năm Apple đã mua lại 20 công ty khởi nghiệp liên quan đến AI để phục vụ cho các dự án của mình giai đoạn 2010 - 2019. Theo số liệu của CB Insights, có 635 thương vụ mua lại các công ty khởi nghiệp AI trong gần 10 năm qua của các công ty công nghệ. Trong số đó, các năm 2017, 2018...