Mì Quảng trộn thịt,tôm khô
Mì Quảng, món ăn dân dã của quê hương xứ Quảng từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, ngoài mì Quảng còn một món cũng được chế biến từ những lá mì, được gọi là mì Quảng trộn. Thực ra mà nói, mì trộn thì vùng nào, nước nào cũng có, nhưng mì Quảng trộn ở xứ Quảng mang hương vị riêng, không lẫn vào đâu được và cũng không giống với bất kỳ món mì trộn nào.
Ở quê tôi, mì Quảng trộn thường dùng trong những ngày nhà giỗ chạp. Thực phẩm dùng kèm theo để làm mì trộn là tôm, thịt. Tôm phải là tôm khô, nếu không có tôm khô có thể thay thế bằng tôm nước lợ. Thịt ba rọi luộc chín, xắt nhỏ như hạt lựu. Tôm sau khi lột vỏ trộn chung với thịt và hành tím rồi băm nhuyễn, cho các loại gia vị như tiêu, bột ngọt, nước mắm vào, trộn đều lên. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu vào phi hành tỏi cho thơm rồi trút tôm thịt vào đảo qua đảo lại vài lần cho thấm. Khi nghe mùi thơm theo làn hơi bốc lên lan tỏa cả gian bếp thì tắt lửa, đợi chảo bớt nóng, cho mì Quảng xắt sợi, đậu phộng rang, một ít nước mắm ớt tỏi vào trộn đều. Để món ăn thêm ngon, khi cho ra đĩa nhớ rải lên bề mặt một ít ngò thơm và hành lá xắt nhỏ.
Mì Quảng trộn ăn với bánh tráng mới “đúng bài”. Hương vị béo ngọt của tôm thịt, mùi thơm của hành, âm thanh rôm rốp của bánh tráng nướng giòn, tất cả làm nên một món ăn đậm đà hương vị.
Theo Thanhnien
Giải nhiệt bằng ngó khoai rau ngổ rau dền
Giữa ngày hè nóng nực, được ăn bát canh ngó khoai nấu mẻ mát mát, chua chua quả thật là một điều rất thú vị.
Nguyên liệu:
Rau ngổ có tác dụng làm bát canh ngó khoai thơm hơn và hấp dẫn hơn
Video đang HOT
Bát canh ngó khoai sẽ bớt ngon nếu thiếu rau dền cơm
Ngó khoai (có nơi còn gọi là ngỏ khoai, dãi khoai..)
Cách tước ngó khoai
Rau ngổ tăng thêm hương vị cho món canh
- Ngó khoai 5 lạng
- Rau dền cơm
- 1 ít tôm khô (tôm khô có tác dụng làm ngọt canh hơn)
- Cà chua 3 quả
- Mẻ
-Tỏi băm nhỏ
- Gia vị
- Tía tô, rau ngổ
Cách làm:
- Ngó khoai tước vỏ rửa sạch, cắt khúc khoảng 5cm, đảo qua nước sôi. Khi tước ngó khoai không nên tước bằng dao mà tước bằng móng tay (bởi theo quan niệm dân gian tước bằng dao món ăn sẽ ngứa rất khó ăn)
- Tôm khô ngâm nước sau đó rửa sạch
- Cà chua thái bổ cau
- Rau dền cơm, rau ngổ, tía tô rửa sạch, thái nhỏ
- Mẻ lọc lấy nước.
Ngó khoai hay có nơi còn gọi là ngỏ khoai, dãi khoai, bồng khoai...là phần mọc ra từ rễ của cây khoai ngứa. Cây khoai ngứa có nhiều ở các vùng quê, đặc biệt là vùng quê bắc bộ. Người dân thường lấy phần tàu và lá khoai nấu cám cho lợn. Chỉ riêng phần ngó của cây khoai là ít ngứa nhất được lựa chọn làm nguyên liệu nấu canh.
Ngó khoai sau khi đã đảo qua nước sôi cho vào nồi, xếp cà chua lên trên, cho tôm khô vào, đổ một lượng nước vừa ăn, nêm gia vị vừa đủ và đun sôi.
Sau đó cho nước mẻ đã lọc sẵn vào nồi. Tiếp tục đun sôi đến khi ngó khoai đã nhừ.
Cuối cùng cho rau dền cơm, rau ngổ, lá tía tô vào rồi bắc khỏi bếp. Làm như vậy chúng ta đã có được một nồi canh ngó khoai nấu mẻ hoàn chỉnh.
Mách nhỏ:
Theo kinh nghiệm dân gian, khi bắt đầu cho ngó khoai vào nồi đến khi bắc khỏi bếp, không được dùng đũa, nếu dùng đũa ngó khoai sẽ ngứa rất khó ăn.
Theo vietbao
[Chế biến] - Làm bánh đúc kiểu miền Nam cực hấp dẫn Khác với món bánh đúc khá "thanh tịnh" của miền Bắc, món này có đặc trưng là vị béo cùa nước cốt dừa và sữa kết hợp cùng nhân tôm khô và mỡ hành được chấm với chút nước mắm chua ngọt, rất ngon và dễ ăn. Nguyên liệu: 200g bột gạo 200g dừa nạo 100ml sữa tươi 30g tôm khô 20g củ...